« Home « Kết quả tìm kiếm

Mức sẵn lòng chi trả của người dân địa phương ở xã Khánh An đối với dự án bảo tồn rừng U Minh Hạ


Tóm tắt Xem thử

- MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG Ở XÃ KHÁNH AN ĐỐI VỚI DỰ ÁN BẢO TỒN RỪNG U MINH HẠ.
- Bảo tồn đa dạng sinh học, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, hàm logit, Việt Nam.
- Nghiên cứu này đo lường được mức sẵn lòng chi trả của người dân địa phương bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) cho dự án bảo tồn rừng U Minh Hạ thông qua việc phỏng vấn 125 người dân sống xung quanh rừng (xã Khánh An).
- Kết quả cho thấy rằng đáp viên sẵn lòng đóng góp cho dự án bảo tồn với giá trị tương đương khoảng 3,77 kg gạo mỗi tháng.
- Những đáp viên có thu nhập trên 3 triệu đồng mỗi tháng hoặc biết người xung quanh đồng ý tham gia dự án thì khả năng chấp nhận dự án của họ cũng tăng.
- Tuy nhiên, những đáp viên nam hoặc đã từng đóng góp cho các quỹ từ thiện lại chưa thực sự tin tưởng vào tính khả thi của dự án nên khả năng đóng góp của họ lại thấp hơn so với những người khác..
- Mức sẵn lòng chi trả của người dân địa phương ở xã Khánh An đối với dự án bảo tồn rừng U Minh Hạ.
- Trong đó, Chính phủ đã thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 04 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và mới đây Chính phủ đã có Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Đó là công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ môi trường rừng chi trả cho những người duy trì, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái đó..
- Chính phủ ban hành chính sách chi trả bảo vệ môi trường rừng là bài toán thúc đẩy và xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng, từng bước cải thiện đời sống người dân, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng và bảo vệ môi trường.
- Do vậy, việc nghiên cứu triển khai thực hiện đánh giá mức sẵn lòng chi trả cho việc bảo vệ rừng là một yêu cầu bức thiết.
- Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu nhận thức cũng như nhu cầu của người dân địa phương về dự án bảo tồn rừng thông qua việc đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả của họ với dự án bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM).
- Từ đó, bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức và tăng khả năng chi trả của người dân cho việc bảo vệ rừng, góp phần duy trì và phát triển.
- du lịch sinh thái gắn liền với bảo tồn Vườn quốc gia UMH..
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM để xác định mức sẵn lòng chi trả của nông dân địa phương đối với dự án bảo tồn UMH.
- Phương pháp này yêu cầu trả lời câu hỏi khép kín, cụ thể là liệu đáp viên có chấp nhận trả một số tiền nhất định để có được một sự thay đổi nhất định cho hiện trạng của họ.
- Giả sử rằng đáp viên được yêu cầu xem xét sự thay đổi từ Q 0 sang Q 1 (Q 1 đề cập đến giá trị của hàng hóa không tồn tại như sản phẩm môi trường, và có lẽ sự lựa chọn sau được ưa thích hơn sự lựa chọn trước).
- Được mô tả bởi hàm hữu dụng của đáp viên như sau V = V(P, Q, M, Z, ε), với P là vector giá cho tất cả các hàng hóa thị trường hiện đang có sẵn, M là thu nhập của đáp viên, Z là vector đặc tính của đáp viên, và  là thành phần ngẫu nhiên của hàm hữu dụng.
- Sau đó nếu đáp viên được hỏi có sẵn lòng chi trả một lượng tiền t để được giá trị Q 1 hay không, câu trả lời của họ sẽ là “ có” với điều kiện sau:.
- F γ (ΔV) (2) Với F γ (ΔV) là hàm mật độ xác suất tích lũy (cdf) của mức sẵn lòng chi trả lớn nhất của đáp viên..
- Phương pháp CVM ước tính giá trị trung bình và trung vị của mức sẵn lòng chi trả dựa vào hệ số tự do của mô hình hồi quy và hệ số của biến Bid, cùng với hệ số của các biến về kiến thức, thái độ và đặc.
- Trong nghiên cứu này, mô hình Logit được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả với công thức ước lượng hệ số được trình bày như sau:.
- Với α và β là các hệ số được ước lượng và BID là mức đóng góp cho dự án bảo tồn được đề xuất trong bảng câu hỏi..
- (5) Trong trường hợp này, giá trị trung bình và trung vị của mức sẵn lòng chi trả là như nhau và được tính theo công thức:.
- 𝛽 ̂ 1 (6) Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thông qua việc lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau về thái độ và sự sẵn lòng đóng góp của hộ đối với dự án bảo tồn UMH.
- Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn phỏng vấn thử nhằm đánh giá mức độ phù hợp của bảng câu hỏi, từ đó điều chỉnh các câu hỏi và mức giá sẵn lòng trả được rõ ràng và hợp lý hơn.
- Bảng câu hỏi điều chỉnh được sử dụng trong giai đoạn thứ hai và tổng số 125 đáp viên được thu thập năm 2017..
- Kịch bản của câu hỏi CVM được bắt đầu với việc mô tả khái quát cho đáp viên hiểu về vấn đề của rừng, đặc biệt là vấn đề bảo tồn rừng hiện nay.
- Tiếp theo là giới thiệu với đáp viên về việc Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Cà Mau sẽ thành lập một quỹ cho dự án bảo tồn ở UMH với sự đóng góp của người dân.
- Dự án này sẽ kéo dài trong vòng 3 năm và sẽ đem lại lợi ích cho người dân:.
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động vật thực vật quý hiếm, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan phát triển du lịch.
- Có các biện pháp khai thác hợp lý để bảo tồn các sản phẩm khai thác từ rừng..
- Khi thực hiện dự án bảo tồn, mức nước sẽ tăng lên..
- Sau khi người dân nhận thức được lợi ích của dự án bảo tồn có thể giúp cải thiện đời sống của gia đình cũng như lợi ích của xã hội thì họ có khả năng ủng hộ và sẵn lòng đóng góp cho dự án bảo tồn và phát triển rừng này.
- Trong phần câu hỏi CVM, vấn đề đặt ra là liệu người dân có sẵn sàng đóng góp vào quỹ bảo tồn cho việc bảo tồn rừng UMH hay không? Đáp viên có thể lựa chọn câu trả lời là “có” hay “không”..
- Hình thức ủng hộ của đáp viên được đưa ra là đóng góp hoặc 5 kg gạo mỗi tháng với giả định là gạo này phổ biến ở địa phương và có giá trị tương đương với giá gạo của năm đóng góp.
- Lựa chọn gạo là phương thức chi trả và đưa ra số lượng gạo để chi trả này được xác định dựa trên điều tra sơ bộ về các ý kiến từ các cán bộ am hiểu tình hình và điều kiện sống của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
- Mỗi đáp viên được hỏi, họ có sẵn sàng chi trả một mức số kg gạo đã được xác định trong 5 mức kg gạo trên hay không? Nếu đáp viên không đồng ý sẽ hỏi đáp viên lý do và hình thức đóng góp là gì.
- Hình thức đóng góp này có thể khác so với hình thức đóng góp được hỏi.
- Hàm Logit được sử dụng để ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân địa phương đối với dự án bảo tồn có dạng:.
- P Xác suất chấp nhận đóng góp cho dự án bảo tồn của đáp viên.
- Bid Mức chi trả cho dự án bằng gạo (kg) Nhận các giá trị: 1 kg, 2 kg, 3 kg, 4 kg và 5 kg.
- Tuoi Tuổi của đáp viên Số năm.
- Giotinh Giới tính của đáp viên Nhận giá trị 1 nếu là nam, 0 nếu là nữ Thunhap 1.
- Tdhv Trình độ học vấn của đáp viên Số năm đi học của đáp viên (năm).
- Honnhan Tình trạng hôn nhân Nhận giá trị 1 nếu đáp viên có gia đình và 0 nếu đáp viên độc thân.
- Ctbt Tham gia chương trình bảo tồn rừng? 0 = không tham gia và 1 = tham gia.
- Xuhuong Xu hướng tham gia 1 = chi trả nếu người xung quanh đồng ý tham gia, 0 ngược lại.
- Giá trị BID thể hiện số lượng kg gạo đóng góp vào dự án bảo tồn với số lượng dao động từ 1 kg – 5 kg.
- Các mức đóng góp có ảnh hưởng trái chiều với khả năng sẵn lòng chi trả của đáp viên, nghĩa là mức đóng góp càng cao thì khả năng đáp viên sẵn lòng chi trả càng giảm.
- Tuổi và giới tính là biến kỳ vọng cùng chiều với mức sẵn lòng chi trả.
- Đình Đức Trường (2008) cho thấy những người có độ tuổi cao hơn thường ổn định về tài chính nên họ sẵn lòng trả nhiều hơn.
- Khi đáp viên là nam sẽ nắm bắt thông tin và kiến thức nhiều hơn nữ nên họ có thái độ tích cực hơn trong việc bảo tồn và khả năng chi trả được kỳ vọng cao hơn và những người có thu nhập càng cao thì mức sẵn lòng chi trả càng cao (Khai and Yabe, 2015.
- Nếu đáp viên tham gia các chương trình từ thiện, chương trình bảo tồn có ý thức hơn trong việc đóp góp vì môi trường.
- hôn nhân gia đình, Phạm Hồng Mạnh (2010) cho rằng những người đã kết hôn thì xác suất sẵn lòng chi trả cho quỹ môi trường thường cao hơn so với những người chưa kết hôn.
- (2014) cho kết quả là nếu đáp viên tích cực đóng góp cho dự án nhiều hơn nếu biết các hộ gia đình khác cũng tham gia..
- Bảng 2 cho thấy độ tuổi trung bình của đáp viên là 40 tuổi, đa số các đáp viên là người đã trưởng thành, là chủ của gia đình và tạo ra thu nhập cho gia đình.
- Thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình các đáp viên dao động lớn trong khoảng mức thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 40 triệu đồng (chênh lệch đến 39 triệu đồng) và thu nhập trung bình của đáp viên là 6,83 triệu đồng..
- Bảng 2: Mô tả các đặc điểm của đáp viên.
- Giá trị nhỏ nhất.
- Giá trị lớn nhất.
- Đa số các đáp viên đều biết các kiến thức về rừng UMH và ở mức độ tương đối, có 84% đáp viên biết ít nhất năm phát biểu được trình bày ở Bảng 4.
- Với phát biểu “Rừng UMH được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới”, đây là kiến thức mà nhiều đáp viên không biết đến với 42,4%.
- Ở phần kiến thức các mối đe dọa đối với rừng UMH, có hơn 90% đáp viên đều biết được nguyên nhân rừng bị nguy hại..
- Bảng 4: Kiến thức của đáp viên về rừng UMH.
- Rừng UMH được thành lập trên cơ sở sáp nhập khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng Vồ Dơi và một phần diện tích rừng tràm UMH, có tổng diện tích 8.286 ha..
- Động vật thuộc lớp thú có 32 loài gồm 13 họ, lớp chim có 79 loài trong đó có hàng chục loài chim thú quý hiếm được ghi vào sách đỏ của tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế..
- Bảng 5 cho thấy rằng đa số đáp viên đều đồng ý chi trả cho dự án này chiếm 59,2% và mối tương quan nghịch giữa số lượng gạo và mức sẵn lòng chi trả của người dân.
- Cụ thể là có 80% đáp viên sẵn.
- lòng chi trả ở số lượng gạo thấp nhất là 1 kg gạo và 36% đáp viên sẵn sàng chi trả với số lượng gạo cao nhất là 5 kg gạo.
- Kết quả này phù hợp với giả thuyết đặt ra, khi số lượng gạo càng cao, tỷ lệ chấp nhận chi trả càng thấp..
- Bảng 5: Số đáp viên sẵn lòng chi trả và không sẵn lòng chi trả cho dự án bảo tồn rừng.
- Số lượng gạo Số quan sát Sẵn lòng chi trả Không sẵn lòng chi trả Tần suất Tỷ lệ.
- Bảng 6 trình bày kết quả hồi qui Logit cho 2 mô hình, cụ thể mô hình 1 ước biến đồng ý chi trả với duy nhất một biến độc lập là số lượng gạo mà chương trình đưa ra (Bid), mô hình 2 ước tính biến đồng ý mức sẵn lòng chi trả với biến Bid và các biến độc lập khác bao gồm các đặc điểm và các biến quan trọng khác của đáp viên ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho việc bảo vệ rừng U Minh Hạ như độ tuổi (Tuoi), giới tính (Gioitinh), thu nhập nông hộ (Thunhap), trình độ học vấn (Tdhv), hôn nhân.
- Bảng 6: Kết quả mô hình hồi quy logit về mức sẵn lòng chi trả cho dự án bảo tồn rừng.
- Giá trị Log Likelihood .
- Giá trị trung bình WTP (95% CI).
- Hệ số của biến Bid mô hình 1 và mô hình 2 có tác động ngược chiều với mức sẵn lòng chi trả và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy nếu số lượng gạo nghiên cứu đưa ra càng cao thì tỷ lệ đáp viên trả lời đồng ý càng giảm ở cả 2 mô hình nên phù hợp với lý thuyết của đường cầu.
- Hệ số của biến giới tính (Gioitinh) mang dấu âm và có ý nghĩa ở mức 10%, có nghĩa nữ giới sẵn lòng chi trả số lượng gạo cho dự án bảo tồn rừng cao hơn nam giới, trái với kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu.
- Tuy nhiên, điều này có thể giải thích là nam giới tuy có nhiều kiến thức về rừng hơn, nhưng họ lại không tin tưởng nhiều vào tính khả thi của dự án bảo tồn nên mức độ đồng ý của họ thấp hơn so với nữ giới trong nghiên cứu này..
- Với giá trị dương của hệ số biến thu nhập (Thunhap) ở mức ý nghĩa 10% cho thấy đáp viên với mức thu nhập gia đình hàng tháng cao hơn 3.000.000 đồng, khả năng đồng ý sẵn lòng chi trả cho dự án bảo tồn tăng thêm khoảng 19 điểm phần trăm..
- Ngoài ra, biến xu hướng (Xuhuong) mang hệ số dương và cùng chiều với mức sẵn lòng chi trả đúng như kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu với mức ý nghĩa 5%, nghĩa là khả năng đáp viên đồng ý đóng góp tăng thêm khoảng 30 điểm phần trăm nếu mọi người xung quanh họ đều đóng góp vì họ tin rằng nhiều người cùng tham gia chứng minh dự án được nhiều người ủng hộ và tính minh bạch của dự án sẽ cao hơn.
- Hệ số của biến từ thiện (Tuthien) có giá trị âm và nghịch chiều với mức sẵn lòng chi trả, nghĩa là nếu các đáp viên tham gia chương trình từ thiện.
- thì mức sẵn lòng chi trả của họ sẽ giảm trên 22 điểm phần trăm.
- Tác động của biến Tuthien cũng trái với kỳ vọng ban đầu của dự án là mang giá trị dương..
- Điều này có thể được giải thích giống như kết quả của biến Gioitinh, là do những người tham gia nhiều vào những hoạt động tại địa phương ví dụ như hoạt động từ thiện thì họ hiểu biết nhiều hơn tính phức tạp của việc triển khai một dự án bảo tồn nên họ không tin tưởng vào tính khả thi của dự án bảo tồn mà nghiên cứu đề xuất nên họ chấp nhận dự án thấp hơn..
- Công thức (6) được sử dụng để ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình của người dân cho dự án bảo tồn rừng U Minh Hạ và kết quả ước lượng cho thấy mức sẵn lòng chi trả cho việc bảo vệ rừng cũng được trình bày ở Bảng 6.
- Điều này chứng tỏ dự án được người dân chấp nhận đúng như kỳ vọng trong bài viết nếu nguồn quỹ bảo vệ rừng được thành lập..
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM để ước lượng mức sẵn lòng trả của người dân địa phương hưởng nguồn lợi trực tiếp từ rừng đối với dự án bảo tồn rừng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả cho dự án bảo tồn rừng UMH.
- là 59,2% và số lượng gạo trung bình sẵn lòng đóng góp cho dự án khoảng 3,77 kg mỗi tháng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những đáp viên có thu nhập trên 3 triệu đồng mỗi tháng thì khả năng đóng góp vào dự án bảo tồn tăng thêm xấp xỉ 19 điểm phần trăm.
- Nghiên cứu cũng cho thấy rằng xu hướng tham gia của người xung quanh có tác động mạnh mẽ đến sự sẵn lòng chi trả cho dự án của người dân, nếu đáp viên biết càng nhiều người tham gia vào dự án thì họ có xu hướng tham gia và khả năng chấp nhận dự án tăng thêm trên 30 điểm phần trăm..
- Những đáp viên là nam hoặc đã từng đóng góp cho các quỹ từ thiện lại có xu hướng không chấp nhận dự án cao.
- Điều này có thể giải thích là vì những đáp viên này chưa thực sự tin tưởng vào tính khả thi của dự án.
- Vi vậy, chính quyền địa phương nên cung cấp thêm thông tin về thực trạng của rừng hiện nay cho người dân biết được để nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề này, và qua đó khuyến khích họ quan tâm đến việc bảo tồn các động vật bị đe dọa, quan tâm đến vấn đề bảo tồn rừng.
- Chính quyền có thể đưa ra giá trị đóng góp phù hợp cho người dân nơi đây cho dự án tương đương với số lượng gạo thấp hơn 4 kg mỗi tháng như bài nghiên cứu đã tính toán.
- Đồng thời, cần có những giải pháp tuyên truyền phù hợp để người dân tin tưởng vào dự án nhiều hơn và sự bảo đảm của chính quyền địa phương để họ tin rằng dự án này sẽ đảm bảo thực hiện tốt, bảo vệ được rừng, và cho người dân thấy lợi ích được hưởng từ rừng khi rừng được bảo vệ tốt..
- Tuy nhiên, do số quan sát của bài viết còn khá nhỏ nên cần có một nghiên cứu sâu và chi tiết với số quan sát nhiều hơn để thể hiện rõ nét thái độ cũng như xác định được tổng lợi ích của người dân địa phương hưởng nguồn lợi trực tiếp từ rừng đối với dự án bảo tồn này..
- Đề tài này được tài trợ bởi Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ VN14-P6 bằng nguồn vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản..
- Xác định mức sẵn lòng chi trả của cá hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý chất thải rắn sin hoạt ở địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội