« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng


Tóm tắt Xem thử

- Nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự.
- Abstract: Trình bày những nội dung cơ bản về khái niệm, đặc điểm của thi hành án hình sự và các nguyên tắc của hoạt động thi hành án hình sự.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về đưa bản án hình sự vào thi hành.
- Trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu với tình hình thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng.
- Phân tích và nêu ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, thiếu sót trong việc đưa bản án hình sự vào thi hành tại thành phố Hải Phòng từ năm 2002 đến 2009.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự..
- Keywords: Luật hình sự.
- Án hình sự.
- Hải Phòng.
- Pháp luật Việt Nam Content.
- Thi hành án hình sự là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước với nội dung là thi hành chính xác, kịp thời phán quyết tại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
- Thực tế đã chỉ ra, các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử chỉ có ý nghĩa khi các bản án và các quyết định của Tòa án đã có hiệu lực được đưa vào thi hành.
- Do vậy, việc thi hành bản án hình sự chiếm vị trí rất quan trọng trong tố tụng hình sự.
- Điều 22 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó.
- của Tòa án trong việc án.
- Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành..
- Mặt khác, thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chính là thể hiện sự công bằng trong xã hội.
- Thông qua việc thi hành bản án không chỉ để giáo dục, cải tạo đối với người bị kết án, mà còn góp phần giáo dục ý thức tuân theo pháp luật chung trong nhân dân, động viên họ tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Ngoài ra việc chấp hành nghiêm chỉnh bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án còn có ý nghĩa quan trọng của việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự..
- Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, tình hình tội phạm có nhiều phức tạp, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã điều tra khám phá, xử lí số lượng không nhỏ các vụ án hình sự.
- Mỗi năm có hàng trăm bản án hình sự được đưa vào thi hành.
- Tuy nhiên, việc thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng đang phát sinh nhiều vấn đề.
- Một số bản án chưa được đưa vào thi hành một cách nghiêm túc.
- Điều này ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tư pháp nói chung và các cơ quan có trách nhiệm đưa bản án hình sự vào thi hành nói riêng.
- Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng".
- Tình hình nghiên cứu.
- Trong những năm qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thi hành án hình sự..
- Trước hết, hoạt động thi hành án hình sự được phân tích trong một số giáo trình và sách tham khảo như: Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tái bản lần thứ 5, năm 2009, của tập thể tác giả do TS.
- Sách chuyên khảo: Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, năm 2006, của tập thể tác giả do PGS.TS Võ Khánh Vinh - PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng chủ.
- chuyên ngành như: "Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự ở nước ta hiện nay", của Nguyễn Trọng Hách, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2002.
- "Thi hành án: Bất cập từ cơ quan pháp luật", của Nguyễn Khắc Bộ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7/2003;.
- "Một số vấn đề về thi hành án tử hình", của Võ Khánh Vinh, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10/2004.
- "Quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước từ góc nhìn của hoạt động thi hành án hình sự", của Phạm Văn Tỉnh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2003.
- "Về Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù", của Mai Bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2005.
- và khi xây dựng Bộ luật thi hành án, Ban soạn thảo của Bộ Tư pháp cũng có một số nghiên cứu, sơ kết tình hình thi hành bản án hình sự..
- Mặt khác, từ trước đến nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập đến tình hình thi hành bản án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Do thi hành án hình sự là một đề tài rộng, bao gồm nhiều vấn đề từ việc đưa bản án hình sự vào thi hành.
- quá trình chấp hành bản án hình sự của những người bị kết án tại các cơ sở thi hành án.
- trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức thi hành án.
- trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với người chấp hành xong hình phạt v.v… mà phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung ở việc đưa bản án hình sự đã có hiệu lực vào thi hành.
- Những vấn đề khác có liên quan đến thi hành án hình sự không được giải quyết trong luận văn này..
- Làm rõ một số nội dung cơ bản về đưa bản án hình sự vào thi hành như: khái niệm, đặc điểm của thi hành án hình sự và các nguyên tắc của hoạt động thi hành án hình sự..
- Làm rõ hơn một số vấn đề quy định của pháp luật tố tụng hình sự về đưa bản án hình sự vào thi hành.
- Trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu với tình hình thi hành bản án hình sự tại thành phố Hải Phòng..
- Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành bản án hình sự..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Để đạt được những mục đích đã đặt ra, trên cơ sở phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phân tích tài liệu, nghiên cứu lịch sử và phương pháp tổng hợp, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành bản án hình sự trong các công trình của một số nhà nghiên cứu khoa học..
- Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng tổng kết công tác xét xử và công tác thi hành án hình sự trong những năm và thông tin trên mạng Internet để phân tích, đánh giá, tổng hợp các vấn đề thực tiễn xung quanh việc thi hành bản án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng..
- Chương 1: Những quy định của pháp luật về việc đưa bản án hình sự vào thi hành..
- Chương 2: Thực trạng đưa bản án hình sự vào thi hành tại thành phố Hải Phòng từ 2002 đến 2009 và những đề xuất, kiến nghị..
- Trương Hòa Bình Hoạt động thi hành án hình sự hiện nay - Thực trạng và giải pháp", Khoa học pháp lý, (6)..
- Mai Bộ Về việc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù", Tòa án nhân dân, (8)..
- Bộ Công an - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Quốc phòng - Bộ Y tế (2006), Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT- BCA-BQP-BYT-TANDTC- VKSNDTC ngày 18/5 hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Chính phủ (2000), Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10 quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Hà Nội..
- Chính phủ (2000), Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10 quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, Hà Nội..
- Bùi Kiên Điện Điều kiện đảm bảo của thi hành án hình sự", Luật học, (6)..
- Vũ Trọng Hách Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự ở nước ta hiện nay", Nhà nước và pháp luật, (5)..
- Vũ Trọng Hách (2006), Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi.
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ V "Thi hành bản án và quyết định của Tòa án".
- Phạm Văn Lợi (Chủ biên) (2006), Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Bùi Đức Long Những trọng tâm công tác kiểm sát thi hành án hình sự năm Kiểm sát, (1)..
- Hoàng Ngọc Nhất Những vấn đề cấp bách về lý luận và thực tiễn trong thi hành án hình sự", Nhà nước và pháp luật, (1)..
- Quốc hội (2010), Luật Thi hành án hình sự, Hà Nội..
- Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về Thi hành án hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trần Quang Tiệp Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình", Nhà nước và pháp luật, (3)..
- Phạm Văn Tỉnh Quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước từ góc nhìn của hoạt động thi hành án hình sự", Nhà nước và pháp luật, (1)..
- Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng Báo cáo Tổng kết công tác ngành.
- Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng (2010), Tổng hợp thống kê án hình sự sơ thẩm toàn ngành từ năm 1998 đến tháng 3 năm 2010, Hải Phòng..
- Tòa hình sự - Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng Báo cáo phúc thẩm giai đoạn từ năm 1998 đến tháng 3 năm 2010, Hải Phòng..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Hà Nội..
- Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng Báo cáo công tác kiểm sát thi hành án từ năm 2002 đến 2009, Hải Phòng..
- Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát từ năm 2002 đến 2009, Hải Phòng..
- Võ Khánh Vinh Một số vấn đề về thi hành hình phạt tử hình", Tòa án nhân dân, (20)..
- Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (Chủ biên) (2006), Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.