« Home « Kết quả tìm kiếm

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TIẾNG ANH - NHẬN THỨC CỦA GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC


Tóm tắt Xem thử

- NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP.
- CHO SINH VIÊN TIẾNG ANH - NHẬN THỨC CỦA GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC.
- Tự chủ trong học tập, quan niệm, nhận thức, giáo viên tiếng Anh.
- Có rất ít nghiên cứu về nhận thức của giáo viên về tự chủ trong học tập ngoại ngữ (Borg và Al-Busaidi, 2012).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy giảng viên tiếng Anh ủng hộ quan điểm tâm lý học và xã hội về tự chủ hơn là quan điểm chính trị và kỹ thuật.
- Tự chủ trong học tập “learner autonomy” là một khái niệm được giới nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục nói chung và trong giáo dục ngôn ngữ nói riêng quan tâm nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là ở những nước phương Tây.
- Đã có nhiều thảo luận về khái niệm này từ nhiều góc độ khác nhau (xem 2.1), và cũng có nhiều nghiên cứu về phương pháp phát huy tính tự chủ trong học tập nhằm nâng cao động cơ và kết quả học tập ngôn.
- Tuy nhiên, nghiên cứu về nhận thức của giáo viên đối với việc phát triển khả năng tự chủ cho người học ngoại ngữ vẫn còn là một mảnh đất ít được khai thác..
- bối cảnh văn hóa và giáo dục Phương Đông và đặc biệt là Việt Nam hiện tại cần phải nâng cao khả năng tự chủ trong học tập cho sinh viên, hiểu theo nghĩa sinh viên chịu trách nhiệm và có khả năng kiểm soát các hoạt động học tập của mình, lại có rất ít nghiên cứu về nhận thức và cách thực hiện của giáo viên ngoại ngữ đối với việc nâng cao khả năng tự chủ trong học tập cho người học ngoại ngữ.
- 2.1 Khái niệm tự chủ trong học tập.
- Khái niệm tự chủ trong học tập ‘learner autonomy’ có nguồn gốc từ hệ tư tưởng phương Tây, phát triển từ khái niệm tự chủ ‘autonomy’.
- Little (1991) thêm xem nó là kĩ năng tự lập: Tự chủ là “năng lực tự lập, năng lực tư duy phê phán, ra quyết định và hành động độc lập” (Little, 1991, p..
- Ở một góc độ khác, Dam (1995) xem tự chủ là sự sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc học của mình để phục vụ cho nhu cầu và mục đích của mình.
- Các tác giả Benson và Voller (1997) tổng kết lại bốn nghĩa khác nhau của khái niệm này, cụ thể tự chủ trong học tập là những hoàn cảnh trong đó người học hoàn toàn tự học một mình.
- Theo đó, các tác giả này phân biệt bốn quan điểm khác nhau về tự chủ trong học tập, bao gồm:.
- Quan điểm thuần túy kỹ thuật xem tự chủ là hoạt động học ngoại ngữ bên ngoài bối cảnh trường lớp và không có sự can thiệp của giáo viên..
- Quan điểm tâm lý học xem tự chủ là năng lực cho phép người học chịu trách nhiệm về việc học của mình..
- Quan điểm chính trị xem tự chủ là điều kiện cho phép người học kiểm soát quá trình và nội.
- Quan điểm xã hội xem tự chủ là năng lực tương tác và hợp tác với người khác trong việc học..
- Từ những định nghĩa và phân loại trên, có thể thấy rằng tự chủ trong học tập được hiểu theo nhiều cách khác nhau, với những ngôn từ diễn đạt khác nhau, nhưng tựu trung khái niệm này bao gồm 3 yếu tố cơ bản:.
- Thứ nhất, tự chủ có thuộc tính năng lực, bao gồm các kỹ năng có thể học tập được hoặc bẩm sinh (Holec, 1979.
- Thứ hai, tự chủ là hoàn cảnh hay tình trạng mà trong đó người học hoàn toàn tự kiểm soát, tự chịu trách nhiệm và thực hiện các hoạt động học tập, và có thể các hoạt động này hoàn toàn không phụ thuộc vào giáo viên, hay chương trình học (Dickinson, 1993).
- Thông qua những điều kiện hoàn cảnh mà người học có thể hoặc không thể phát triển được khả năng tự chủ..
- 2.2 Tự chủ và các yếu tố liên quan.
- Tự chủ có liên quan thế nào đến một số đặc điểm của người học và môi trường văn hóa?.
- Mức độ khả năng tự chủ được cho là thay đổi theo độ tuổi và trình độ ngoại ngữ của người học..
- Tự chủ không phải là một khái niệm tuyệt đối theo nghĩa hoặc có hoặc không, mà ở độ tuổi khác nhau, thời điểm khác nhau và trình độ ngoại ngữ khác nhau, người học sẽ có mức độ tự chủ khác nhau (Kohonen, 2012)..
- Ngoài ra, nhiều học giả đã chỉ rõ rằng bản thân khái niệm tự chủ không phải là một khái niệm có thuộc tính văn hóa, không có nguồn gốc từ văn hóa, mà bối cảnh văn hóa xã hội có thể góp phần phát triển khả năng tự chủ, hoặc cản trở hoặc tạo thuận lợi cho khả năng tự chủ phát triển (Aoki &.
- Theo Little (1999), tự chủ là một năng lực hành vi phổ quát, bao gồm những năng lực mà cá nhân sở hữu,.
- năng tự chủ giống như là một thuộc tính tự nhiên tồn tại độc lập với bối cảnh văn hóa xã hội dù đó là văn hóa phương Đông và phương Tây (Crabbe, 1999)..
- Tự chủ trong học tập không có nghĩa là vai trò của giáo viên bị mất đi mà người giáo viên phải thay đổi vai trò của mình từ người truyền thụ kiến thức sang người tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ người học phát triển khả năng tự chủ (Crabbe, 1999).
- Nói cách khác giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tự chủ trong học tập cho học sinh sinh viên (Benson, 2009.
- Có một sự thống nhất cao về vai trò của tự chủ trong học tập, đặc biệt trong day-học ngoại ngữ, là khả năng tự chủ trong học tập giúp người học đạt được hiệu quả học tập tốt hơn (Aoki &.
- 2.3 Nghiên cứu về nhận thức của giáo viên về tự chủ trong học tập ngoại ngữ.
- Nghiên cứu về nhận thức và quan niệm của giáo viên về nhiều khía cạnh giáo dục khác nhau đã đạt được những thành tựu, nhưng có rất ít nghiên cứu về nhận thức của giáo viên về khả năng tự chủ..
- Nghiên cứu gần đây nhất của Borg và Al-busaidi (2012) đối với 63 giáo viên tiếng Anh của một trung tâm ngoại ngữ ở Oman cho thấy giáo viên có quan niệm khác nhau về tự chủ trong học tập.
- Đa số giáo viên nhìn nhận tự chủ ở góc độ tâm lý học;.
- trong khi khái niệm về tự chủ theo quan điểm chính trị đứng hàng thứ hai, và thứ ba là quan điểm xã hội.
- Kết quả là khái niệm tự chủ trong học tập vẫn còn xa lạ đối với cả người dạy và người học.
- động học tập.
- Tuy nhiên, chưa thấy có nghiên cứu về nhận thức của giảng viên đối với việc phát triển khả năng tự chủ cho sinh viên chuyên Anh Văn..
- Tóm lại, mặc dù nghiên cứu trong và ngoài nước về quan niệm của người dạy và người học ngoại ngữ về khả năng tự chủ trong học tập đã đạt được những kết quả nhất định, các nghiên cứu này được thực hiện trong những bối cảnh khác nhau đối với những đối tượng khác nhau, trong khi quan niệm và nhận thức gắn liền với bối cảnh văn hóa xã hội (Berliner, 2005.
- Trong bối cảnh các trường đại học ở Việt Nam chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, cần có nhiều nghiên cứu hơn về những vấn đề liên quan như khả năng tự chủ của người học.
- Do đó, nghiên cứu này hi vọng sẽ góp phần làm rõ thêm bức tranh về nhận thức và thực hiện nâng cao khả năng tự chủ tự chịu trách nhiệm của sinh viên về việc học.
- Nghiên cứu cũng sẽ góp phần củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn đối với việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ mà đặc biệt là việc phát huy tính tự chủ học tập của sinh viên, yếu tố cốt lõi của hệ thống đào tạo này..
- Kết quả nghiên cứu có thể làm nền tảng định hướng cho các hội thảo tập huấn về phát triển tính tự chủ trong học tập qua đó có thể giúp tăng cường khả năng tự học cho sinh viên.
- xác định nhận thức của giảng viên tiếng Anh đối với việc nâng cao tính tự chủ trong học tập của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh.
- tìm hiểu việc thực hiện của giảng viên tham gia đào tạo chuyên ngành tiếng Anh về nâng cao tính tự chủ trong học tập cho sinh viên tiếng Anh.
- Phần 1 bao gồm 36 câu hỏi đóng thiết kế theo thang điểm 5 của Likert, khảo sát nhận thức của giảng viên về các khía cạnh quan trọng của khái niệm khả năng tự chủ trong học tập, bao gồm: tự học là gì theo các quan điểm khác nhau như quan điểm kỹ thuật (câu quan điểm tâm lý học (câu quan điểm chính trị (câu quan điểm xã hội (câu .
- vai trò của giáo viên đối với tính tự chủ trong học tập (câu .
- tuổi tác với tính tự chủ (câu 1,10,20);.
- trình độ ngoại ngữ và việc thúc đẩy tính tự chủ (câu 9,26,34).
- Phần 2 khảo sát mong muốn của giảng viên về việc tham gia quyết định về quá trình học tập, khả năng của sinh viên và tính khả thi của việc nâng cao khả năng tự chủ thông qua tham gia quyết định và phát triển các năng lực cần thiết cho việc thúc đẩy tự chủ học tập.
- 4.1 Khuynh hướng nhận thức về khái niệm tự chủ trong học tập.
- Bảng 3 cho thấy nhận thức của giảng viên tiếng Anh về khái niệm tự chủ trong học tập có khuynh hướng thuộc về quan điểm tâm lý và quan điểm xã hội rõ ràng nhất.
- Theo đó, giảng viên đồng ý rằng các yếu tố điều kiện góp phần thúc đẩy tự chủ.
- trong học tập như động cơ học tập, kỹ năng tự học và tự đánh giá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng tự chủ tự chịu trách nhiệm (M=4.05, SD=.58).
- Nhìn từ góc độ tương tác xã hội, khả năng tự chủ sẽ được phát triển thông qua các cơ hội và hoạt động tương tác, hợp tác làm việc nhóm (M=3.92, SD=.52).
- Giảng viên tiếng Anh cũng có khuynh hướng nhận thức về tự chủ theo quan điểm chính trị và thuần túy kỹ thuật (M=3.72, SD=.45;.
- và đồng thời họ ít tin tưởng hơn với việc sinh viên sẽ phát triển khả năng tự chủ trong học tập khi tham gia vào các hoạt động học tập hoàn toàn độc lập như đi thư viện hoặc trung tâm khai thác học liệu..
- Bảng 3: Nhận thức về tự chủ trong học tập theo quan điểm (N=84).
- Tự chủ là một quá trình mà người học biết mình đang đi tới đâu, mình phải làm gì, tự đánh giá được mình và có thể tự (một chút ít) thiết kế việc học (GV1).
- 4.2 Nhận thức về mối quan hệ giữa tự chủ và các yếu tố liên quan.
- Bảng 4 thể hiện rõ sự đồng thuận rất cao của giảng viên về mối quan hệ nhân quả giữa khả năng tự chủ và hiệu quả học tập (M=4.02, SD=.67).
- Tất cả những giảng viên được phỏng vấn đều cho rằng tự chủ sẽ giúp sinh viên nắm bắt kiến thức và phát triển kỹ năng tốt hơn kể cả kỹ năng mềm như tư duy độc lập, tư duy sáng tạo..
- Tự chủ giúp phát triển khả năng ngôn ngữ, khả năng tự nghiên cứu.
- Tự chủ giúp phát huy tính sáng tạo của sinh viên, tìm ra được tri thức mới, tạo ra tính độc lập trong suy nghĩ.
- Đặc biệt phát triển khả năng tự chủ trong học tập sẽ không chỉ mang lại lợi ích trong quá trình học mà còn giúp sinh viên lâu dài.
- Tính tự chủ giúp sinh viên trong quá trình học và cả sau này để đi làm.
- Ngoài ra, giảng viên tiếng Anh cũng tin rằng cả người lớn và trẻ em đều có thể phát triển khả năng tự chủ (M=3.84, SD=.61), và người học trong mọi nền văn hóa đều có thể phát triển khả năng tự chủ với giá trị trung bình M=3.86, SD= .83..
- Bảng 4: Nhận thức về mối quan hệ giữa tự chủ trong học tập và các yếu tố liên quan (N=84).
- Văn hóa_Tự chủ .
- Vai trò GV_Tự chủ .
- Tuổi _ Tự chủ .
- Trình độ tiếng Anh_Tự chủ .
- Hiệu quả học_Tự chủ .
- Phương pháp dạy_Tự chủ .
- đều tin rằng sinh viên có biết đến khái niệm tự chủ trong học tập, nhưng do đã quen với phương pháp dạy học truyền thống nơi người thầy là trung tâm của quá trình dạy học, nên tính tự chủ không được khuyến khích, dẫn đến sinh viên thụ động và ỷ lại..
- Sinh viên hiểu.
- Không phải là không áp dụng được nhưng do cách giáo dục của mình thôi, thay đổi cách dạy thì sinh viên có thể nâng cao khả năng tự chủ được..
- Liên quan đến vai trò của giáo viên đối với việc nâng cao tính tự chủ trong học tập, giảng viên tiếng Anh cũng thống nhất cao (M=3.44, SD=.47).
- Cụ thể đa số (91,2%) tin rằng giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng tự chủ cho sinh viên, chỉ có khoảng 10% là không đồng ý hoặc không chắc chắn lắm.
- Đặc biệt giảng viên tiếng Anh chưa chắc chắn về mối quan hệ giữa trình độ tiếng Anh của sinh viên và khả năng tự chủ (M=2.97, SD=.56)..
- Bảng 5 mô tả về mối liên hệ giữa phương pháp dạy học và phát triển khả năng tự chủ.
- Mặc dù tỉ lệ giảng viên đồng ý tương đối cao (74,4%) rằng môi trường học tập lấy người học làm trung tâm là điều kiện lý tưởng để phát triển khả năng tự chủ, nhưng có 40,5% không đồng ý và 25% không chắc rằng việc phát triển khả năng tự chủ có đồng nghĩa với loại bỏ cách dạy truyền thống xem giáo viên là người truyền thụ kiến thức không..
- Bảng 5: Ý kiến về phương pháp dạy-học nhằm thúc đẩy tự chủ (N=84).
- ý Hoàn toàn đồng ý Tự chủ có nghĩa là loại bỏ cách dạy truyền.
- kiện tốt để phát triển khả năng tự chủ .
- 4.3 Mong muốn và tính khả thi về nâng cao khả năng tự chủ cho người học.
- Các giảng viên chia sẻ:.
- Hình 2 cho thấy tất cả giảng viên đều mong muốn sinh viên có các kỹ năng tự học và tự chịu trách nhiệm trong học tập.
- Yoshi, 2011), giảng viên tiếng Anh Việt Nam tin rằng tự chủ trong học tập giúp người học phát triển khả năng tiếng Anh quan niệm tự chủ trong học tập theo khuynh hướng tâm lý học.
- Các kỹ năng tự học.
- Tuy nhiên, điểm khác biệt là quan điểm chính trị về tự chủ của giáo viên tiếng Anh ở Oman đứng hàng thứ hai, trong khi đó, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy quan điểm xã hội được giảng viên ủng hộ đứng hàng thứ hai.
- Sự khác biệt này có lẽ là do cấu trúc xã hội chưa cho phép thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm ở đa số các trường đại học, và tại các trường, mức độ tự chủ của giảng viên liên quan đến chương trình, mục tiêu đào tạo, và tài liệu giảng dạy cũng chưa cao.
- Một giảng viên chia sẻ:.
- ...khả năng tự chủ trong học tập của sinh viên không có (chưa quan tâm), ví dụ hỏi về mục tiêu môn học nhưng sv không đóng góp.
- Giống nghiên cứu của Borg và Al-Busaidi (2012), nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự khác biệt rất lớn về sự mong muốn và tính khả thi đối với việc sinh viên được quyền tham gia quyết định quá trình học tập, và phát triển các kỹ năng tự học liên quan đến khả năng tự chủ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy giảng viên tiếng Anh tại một số trường đại học có nhận thức cao về phát triển khả năng tự chủ cho sinh viên tiếng Anh, theo hướng phát triển các kỹ năng tự học và làm việc nhóm, nhưng giảng viên ít ủng hộ việc tham gia quyết định của sinh viên vào quá trình học tập..
- Giảng viên cũng cần tin tưởng rằng những hoạt động như thế sẽ giúp sinh viên phát triển khả năng tự chủ việc học của mình.