« Home « Kết quả tìm kiếm

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: Đề xuất mô hình cấu trúc đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu


Tóm tắt Xem thử

- NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤU TRÚC ĐO LƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH.
- ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BẠC LIÊU Nguyễn Thanh Sang 1* và Nguyễn Phú Son 2.
- Bạc Liêu, du lịch, mô hình cấu trúc, năng lực cạnh tranh điểm đến.
- Mục tiêu chính của nghiên cứu là đề xuất một mô hình cấu trúc để đo lường các thuộc tính về năng lực cạnh tranh (NLCT) của một điểm đến du lịch.
- Mặc dù có nhiều mô hình đo lường NLCT điểm đến được phát triển bởi các nhà nghiên cứu du lịch nhưng chưa có một thang đo phù hợp với tất cả các điểm đến cũng như có những mô hình khác nhau hoặc thiếu sự thống nhất.
- Bên cạnh đó, do tính đa dạng và phong phú của điểm đến, một mô hình áp dụng ở một điểm đến du lịch này không thể cho một kết quả thích hợp khi áp dụng cho một điểm đến du lịch khác.
- Bài viết này được thực hiện nhằm đưa một khung khái niệm thích hợp liên quan đến các chỉ số đo lường điểm đến du lịch trước khi tiến hành khảo sát thực tế.
- Mô hình cấu trúc để đo lường NLCT của điểm đến du lịch Bạc Liêu được phát triển bằng cách kế thừa tài liệu về các mô hình lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm.
- Đây là trường hợp nghiên cứu tình huống được áp dụng cho điểm đến du lịch Bạc Liêu..
- Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: Đề xuất mô hình cấu trúc đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu.
- Du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- du lịch đã trở thành ngành quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế, là nguồn thu nhập đáng kể của nhiều quốc gia.
- Vì vậy, nghiên cứu về tính cạnh tranh của.
- điểm đến du lịch đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, các công ty du lịch và cả các học giả nghiên cứu du lịch.
- Trong các tài liệu du lịch, khả năng cạnh tranh đã được xác định là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của các điểm đến du lịch (Crouch and Ritchie, 1999;.
- Các nhà nghiên cứu rất quan tâm về chủ đề này đã dẫn đến sự gia tăng các định nghĩa về năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch.
- Trong bối cảnh đó, nhiều mô hình nghiên cứu về NLCT điểm đến du lịch được phát triển và được kiểm định theo nhiều không gian và thời gian.
- Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu lập luận rằng không có phương pháp hay mô hình nào phù hợp với tất cả các điểm đến để đo lường NLCT và không có bộ chỉ số nào có thể áp dụng cho tất cả các điểm đến vào mọi thời gian (Enright and Newton, 2004.
- Rõ ràng, mỗi điểm đến đều có đặc điểm địa lý khác nhau và bối cảnh lịch sử khác nhau nên mô hình NLCT được áp dụng ở một điểm đến này có thể không áp dụng được với điểm đến khác và cũng không thể cho kết quả phù hợp (Kozak, 2002).
- Điều này có thể được dễ dàng nhận thấy khi kết quả nghiên cứu được so sánh với những kết quả được áp dụng tại cùng một nơi (Gomezelj and Mihalic, 2008)..
- Xuất phát từ thực tiễn đó, bài viết này lập luận rằng cần có một khung khái niệm thích hợp với các chỉ số liên quan chặt chẽ đến NLCT của điểm đến du lịch nghiên cứu trước khi thực hiện cuộc khảo sát thực tế.
- Nói cách khác, nghiên cứu NLCT điểm đến du lịch sẽ có được một kết quả toàn diện hơn nếu nó có thể phát triển một khung khái niệm thích hợp cho riêng nó tại thời điểm nghiên cứu.
- Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là đưa ra một mô hình lý thuyết để đo lường các thuộc tính NLCT của một điểm đến du lịch, làm cơ sở để tiến hành đánh giá thực nghiệm, tiến đến xác định một mô hình phù hợp để đánh giá NLCT của một điểm đến du lịch, cụ thể trong trường hợp này là điểm đến du lịch Bạc Liêu..
- 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NỀN TẢNG.
- triển cạnh tranh (Buhalis, 2000).
- Pearce (1997) đã mô tả NLCT của điểm đến là kỹ thuật, phương pháp và phân tích đánh giá điểm đến một cách có hệ thống để so sánh các thuộc tính cạnh tranh điểm đến trong phạm vi quy hoạch.
- Sự đánh giá và so sánh có hệ thống các thành phần du lịch giữa các đối thủ cạnh tranh để nhận thức rõ hơn về lợi thế cạnh tranh nhằm đưa ra các chính sách phát triển có hiệu quả.
- Đồng thời, mô hình NLCT điểm đến được đề xuất bởi Crouch and Ritchie (1999) cũng chỉ ra rằng cần phải hiểu được mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các lực lượng của NLCT.
- Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề xuất cần phân tích có hệ thống về lợi thế so sánh và NLCT điểm đến.
- Theo Crouch and Ritchie (1999), lợi thế so sánh tạo ra nguồn lực du lịch sẵn có tại điểm đến, trong khi NLCT là khả năng sử dụng nguồn lực đó có hiệu quả trong thời gian dài ở tại điểm đến.
- Những yếu tố chính hấp dẫn tại điểm đến là cần thiết để tạo ra lợi thế so sánh và NLCT..
- Những yếu tố này là nguồn lực cơ bản tạo động lực cho sự lựa chọn điểm đến của du khách, cũng như là các yếu tố mà người quy hoạch và người phát triển du lịch cần xem xét để nâng cao NLCT của điểm đến.
- Bên cạnh đó, mô hình cũng giải thích các yếu tố và nguồn lực hỗ trợ dưới dạng hiệu quả thứ cấp của NLCT điểm đến như cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận, nguồn lực thuận lợi là quan trọng cho sự thành công về kinh doanh điểm đến.
- Mối quan tâm chính của các nghiên cứu thường là xem xét tính cạnh tranh điểm đến có được duy trì và phát triển như các đối thủ cạnh tranh khác.
- Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng, di tích lịch sử… có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của điểm đến (Hassan, 2000).
- Để phát triển và quảng bá điểm đến du lịch thì cần tạo ra những nguồn lực du lịch có giá trị nhằm nâng cao NLCT của điểm đến..
- 2.2 Các mô hình xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.
- 2.2.1 Mô hình khái niệm năng lực cạnh tranh điểm đến của Ritchie và Crouch.
- Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu du lịch đã chứng minh lợi ích từ du lịch mang lại là do nâng cao NLCT điểm đến.
- Ritchie and Crouch (2000) đã thảo luận về mô hình NLCT điểm đến thông qua lý.
- thời mô hình cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến bao gồm các yếu tố vĩ mô (kinh tế thế giới, khủng bố, dịch bệnh.
- của điểm đến..
- nghiên cứu.
- kinh doanh Ý chí chính trị Hình 1: Năng lực cạnh tranh điểm đến của Ritchie và Crouch.
- (Nguồn: Ritchie and Crouch Mô hình kết hợp về năng lực cạnh tranh.
- điểm đến của Dwyer và Kim.
- Để góp phần nâng cao NLCT điểm đến, Dwyer and Kim (2003) đã kết hợp với các lý thuyết về NLCT quốc gia, đưa ra mô hình kết hợp về NLCT của điểm đến.
- Nghiên cứu đưa ra hai yếu tố: yếu tố thứ nhất của mô hình bao gồm các nguồn lực: Nguồn lực tự nhiên và các di sản được thừa hưởng.
- là các nguồn lực tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm du lịch ở các điểm đến, tạo tính hấp dẫn cho du khách tham quan, nó chính là cơ sở để tạo ra NLCT thu hút khách du lịch của điểm đến.
- Yếu tố thứ hai của mô hình là việc quản lý điểm đến, yếu tố này có liên quan đến chiến lược nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, có tính cạnh tranh cao hơn so với các điểm đến khác.
- Hình 2: Các yếu tố quyết định mô hình cạnh tranh điểm đến (Nguồn: Dwyer and Kim, 2003).
- 2.2.3 Các mô hình lý thuyết và áp dụng Ngoài Ritchie and Crouch (2000), Dwyer and Kim (2003), các mô hình lý thuyết khác đã được phát triển để giải thích NLCT của điểm đến như trong công trình của Yoon (2002), Craigwell and More (2008).
- thái độ đối với vấn đề môi trường, 3) gắn kết địa điểm tham quan, 4) ưu tiên phát triển các yếu tố phát triển du lịch, 5) hỗ trợ cho chiến lược cạnh tranh điểm đến..
- Phạm vi của nghiên cứu này là các điểm đến du lịch và cộng đồng ở Virginia, nơi có nhiều sản phẩm, địa điểm du lịch nhân tạo cũng như văn hóa tự nhiên..
- Các nguyên tắc định hướng của nghiên cứu này là NCLT điểm đến có thể được cải thiện bằng sự kết hợp phù hợp giữa các địa điểm, nguồn lực du lịch và các chiến lược nâng cao NLCT của điểm đến..
- Nghiên cứu NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ của Craigwell and More (2008) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến này (Hình 4).
- Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 45 hòn đảo nhỏ và đưa ra mô hình nghiên cứu dựa trên các chỉ số đánh giá NLCT của tổ chức.
- du lịch thế giới.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ bị ảnh hưởng bởi (1) cạnh tranh về giá cả.
- (2) Nhân lực du lịch.
- Hình 4: Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ Nguồn: Craigwell and More (2008).
- 3 KHUNG NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Thách thức về đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.
- Những cách tiếp cận khác nhau để giải thích và đo lường NLCT điểm đến du lịch có thể rất khác nhau giữa các tài liệu nghiên cứu.
- Trong nhóm này, các học giả sử dụng số liệu thứ cấp để do lường NLCT điểm đến.
- Tuy nhiên, số liệu thứ cấp thường có rủi ro: chưa được hệ thống, không chắc là chính xác và nhà nghiên cứu không chủ động được trong thu thập (Crouch, 2010).
- Ở hướng ngược lại, nhiều nhà nghiên cứu về NLCT điểm đến du lịch cho rằng, có hai hướng tiếp cận để đo lường NLCT điểm đến du lịch: (1) thông qua khảo sát dữ liệu từ du khách (Kozak and Rimmington, 1999.
- khảo sát các tác nhân liên quan đến ngành du lịch (Dwyer and Kim, 2003.
- 3.2 Mô hình đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu.
- Dựa trên các phát hiện của nghiên cứu thực nghiệm và xem xét kỹ lưỡng các mô hình cạnh tranh điểm đến được phát triển bởi các nhà nghiên cứu du lịch, đặc biệt là Yoon (2002), Ritchie and Crouch (2003), Dwyer and Kim (2003), Craigwell and More (2008).
- Mô hình đo lường NLCT về điểm đến của Bạc Liêu đã được đề xuất trong Hình 5 dưới đây.
- Hình 5: Đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Bạc Liêu (Nguồn: Phát họa của tác giả, 2018).
- Sự hấp dẫn điểm đến: Tính hấp dẫn của điểm du lịch chính là yếu tố thu hút sự chú ý của du khách (Ritchie and Crouch, 2003).
- Sự hấp dẫn của điểm đến có yếu tố tâm linh (Phật bà Nam Hải, Nhà thờ Tắc Sậy) được xem là địa điểm thu hút du khách nhiều nhất của tỉnh Bạc Liêu.
- Về văn hóa, nhà cổ Công Tử Bạc Liêu cũng là sức hút lớn đối với khách tham quan du lịch Bạc Liêu hay Quảng trường Hùng Vương, Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử và cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
- Bên cạnh đó, những điểm đến tham quan tự nhiên như sân chim Bạc Liêu, vườn nhãn hay công trình kinh tế xã hội như điện gió Bạc Liêu cũng là những địa điểm nổi.
- Cơ sở hạ tầng: Nhu cầu cơ bản cho mọi điểm đến bao gồm mạng lưới giao thông vận tải, phương thức tiếp cận điểm đến, các hình thức vận chuyển mặt đất, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế, dịch vụ viễn thông.
- Các yếu tố này phản ánh NLCT quan trọng để đưa đến các NLCT khác của điểm đến..
- Quản lý điểm đến: Sự kết hợp của nguồn lực và quản lý tốt nguồn lực là phương thức quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh điểm đến.
- điểm đến này mà không phải điểm khác là điều cần thiết.
- Hình ảnh điểm đến: Một yếu tố đặc biệt cho khả năng cạnh tranh điểm đến là các chuyến tham quan thực tế phụ thuộc rất lớn vào thái độ của khách du lịch đối với điểm đến đó.
- Mặc dù chỉ số này không được xác định rõ ràng trong các mô hình cạnh tranh tham khảo nhưng nó được coi là một yếu tố phụ (Hassan, 2000.
- Trong các tài liệu tham khảo, hình ảnh điểm đến được gọi là tài nguyên du lịch vô hình, nó hình thành do nhận thức chủ quan (như tốt/xấu, đắt tiền, kì lạ, thú vị, an toàn).
- Đây cũng là “lăng kính” mà thông qua đó, khách du lịch nhận thức được tất cả các đặc tính cạnh tranh của điểm đến du lịch này so với điểm đến du lịch khác..
- Các mô hình truyền thống đã được sử dụng trong nghiên cứu NLCT điểm đến và bộ chỉ số đo lường có thể phù hợp với bối cảnh và đối tượng của các nghiên cứu đó.
- Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đó lại là nền tảng khoa học để những học giả kế thừa và phát triển cho phù hợp hơn với những bối cảnh nghiên cứu cụ thể.
- Một điểm đến du lịch có khả năng cạnh tranh hay không thì phải có những chiến lược sáng tạo các phương thức cần thiết để duy trì NLCT của các điểm đến trên thị trường theo thời gian.
- Bài báo này đóng góp vào phương pháp luận về NLCT điểm đến bằng cách cung cấp một cái nhìn sâu sắc khá quan trọng về việc sửa đổi và điều chỉnh các mô hình về NLCT điểm đến du lịch của các nhà nghiên cứu trước đây thành một khuôn khổ mới theo cách kết hợp các thông tin có liên quan từ các địa điểm nghiên cứu.
- Bằng cách làm như vậy, nhà nghiên cứu có thể có được một kiến thức căn bản về nghiên cứu điểm du lịch, từ thu thập được các yếu tố chính thống và nhất quán để đưa ra một mô hình lý thyết đánh giá NLCT cho một điểm đến du lịch, làm nền tảng để tiến đến nghiên cứu thực nghiệm, xác định mô hình phù hợp cho điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu.