« Home « Kết quả tìm kiếm

NĂNG SUẤT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- NĂNG SUẤT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
- Nghiên cứu khoa học, năng suất, xuất bản.
- Sự khác biệt về năng suất nghiên cứu khoa học từ lâu thu hút sự quan tâm của cả nhà nghiên cứu và nhà quản lý trong các tổ chức giáo dục.
- Dựa vào những bằng chứng nghiên cứu hiện có, mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu này nhằm xây dựng các giả thuyết góp phần giải thích sự chênh lệch về năng suất của hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Cần Thơ;.
- Lê Thị Hiệp Thương và ctv, 2008), và hoạt động nghiên cứu khoa học cũng không ngoại lệ (Cole và Zuckerman, 1987.
- Đáng chú ý là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phụ nữ hầu như yếu thế hơn so với đồng nghiệp nam liên quan đến sự tham gia chủ trì đề tài, xuất bản công trình, bằng sáng chế khoa học, và kể cả giải thưởng nghiên cứu khoa học (Nakhaie, 2002.
- Cụ thể hơn, ở Pháp trong số 59 huy chương vàng về nghiên cứu khoa học được trao, chỉ có 02 nhà khoa học nữ nhận được huy chương này.
- Ở Việt Nam, tình trạng khác biệt giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học cũng không ngoại lệ so với bối cảnh của thế giới..
- Cụ thể, cho đến năm 1985 Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Quỹ giải thưởng Kovalevskaia trao thưởng cho các cá nhân nữ và tập thể nữ tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Rõ ràng rằng sự khác biệt trong hoạt động nghiên cứu khoa học giữa nam và nữ từ lâu đã được khai thác và tìm kiếm những nguyên nhân giải thích, nhưng vấn đề vẫn còn nhiều tranh luận do những bằng chứng nghiên cứu khác nhau.
- Gần đây hơn, Stack, (2004) đưa ra bằng chứng ngược lại, đó là những phụ nữ đã kết hôn và có con còn nhỏ thường ít tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học hơn.
- Điều này chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa giới tính và tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thật sự rõ ràng trong điều kiện ràng buộc các yếu tố cá nhân.
- Mục tiêu trọng tâm của bài viết này là xây dựng các giả thuyết nhằm giải thích hiện trạng tại sao tỷ lệ nữ giảng viên ít tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Cần Thơ, trên cơ sở lược khảo lý thuyết và những kết quả nghiên cứu liên quan..
- 2 SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: NHỮNG BẰNG CHỨNG NGHIÊN CỨU.
- 2.1 Năng suất hoạt động nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà khoa học, bên cạnh hoạt động giảng dạy và tư vấn chuyển giao khoa học công nghệ.
- Gần đây, nghiên cứu khoa học được hiểu như là một chuỗi bao gồm những hoạt động cụ thể như (i) thực hiện nghiên cứu khoa học, (ii) xuất bản công trình nghiên cứu, (iii) bằng sáng chế khoa học, và (iv) giải thưởng nghiên cứu khoa học (Ding, Murray và ctv., 2006.
- Khi đề cập đến sự khác biệt giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu thường xem xét yếu tố năng suất như là một chỉ tiêu để so sánh sự khác biệt giữa các cá nhân trong một thời gian nhất định.
- Điển hình như Hirsch (2005) giới thiệu chỉ số đo lường kết quả nghiên cứu khoa học – yếu tố năng suất - đối với một cá nhân dựa trên tỷ lệ được trích dẫn từ công trình khoa học được xuất bản của cá nhân đó.
- Thông thường, đa số các nhà nghiên cứu có sự thống nhất chọn số lượng công trình khoa học được xuất bản như là chỉ tiêu năng suất khoa học (như Xie và Shauman, 1998.
- Nhìn chung, mặc dù khoảng cách khác biệt giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học có thu hẹp trong những thập niên gần đây, vẫn còn tồn tại sự khác biệt lớn giữa các lĩnh vực, giữa các vùng, quốc gia, tổ chức giáo dục-nghiên cứu..
- 2.2 Một số bằng chứng nghiên cứu Sự khác biệt giữa nam và nữ trong hoạt động nghiên cứu khoa học gần đây được phát triển từ góc độ lý thuyết cho đến những bằng chứng nghiên cứu, thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau.
- (2006) đã chỉ ra sự bất lợi đối với phụ nữ trong hoạt động nghiên cứu khoa học được thể hiện ở 03 khía cạnh: năng suất nghiên cứu, bằng sáng chế, và giải thưởng..
- Giới tính: Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác biệt giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học có xu hướng thu hẹp đối với lĩnh vực khoa học xã hội.
- Có thể nhận thấy rằng hiện tượng về sự khác biệt giới tham gia nghiên cứu giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau phần nào cơ bản được giải thích gắn liền với sở thích và nhận thức.
- Gia đình: một trong những yếu tố thường thu hút sự quan tâm của nhiều nghiên cứu khi giải thích về sự khác biệt giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học là sự ảnh hưởng của gia đình – phần lớn nội trợ, chăm sóc con nhỏ, hoặc người lớn tuổi..
- Hay nói cách khác, phụ nữ được biết đến như là đối tượng có nhiều hạn chế khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nhóm phụ nữ trẻ và có gia đình (Xie và Shauman, 2003.
- Tuy nhiên, Cole và Zuckerman (1987) phát hiện bằng chứng trái ngược, nghĩa là nhà khoa học nữ đã kết hôn và có con thì có số lượng công trình nghiên cứu nhiều hơn.
- Xuất phát từ những bằng chứng trái chiều nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa thêm một số yếu tố khác vào phân tích – được xem như yếu tố kiểm soát - để kiểm định mối quan hệ giữa yếu tố gia đình và năng suất nghiên cứu khoa học (Kyvik và Teigen, 1996.
- Cụ thể, trong nghiên cứu dựa trên số liệu khảo sát hơn 1.500 nhà khoa học tại 04 trường đại học ở Na Uy, Kyvik và Teigen (1996) phát hiện rằng chăm sóc con cái và thiếu sự cộng tác nghiên cứu là hai yếu tố quan trọng giải thích sự khác biệt giới liên quan đến năng suất nghiên cứu khoa học, nhưng mối quan hệ giữa số lượng trẻ em (con của nhà nghiên cứu) và năng suất nghiên cứu thể hiện đường cong giảm dần.
- Độ tuổi: tương tự bối cảnh chung về sự khác biệt giới liên quan đến năng suất nghiên cứu khoa học, kết quả này vẫn xảy ra đối với từng nhóm tuổi.
- Tuy nhiên, mối quan hệ giữa độ tuổi và năng suất nghiên cứu khoa học (cụ thể số lượng công trình xuất bản) thể hiện dạng chữ U ngược.
- Kết quả trên cho thấy rằng độ tuổi được xem như một yếu tố quan trọng góp phần thu hẹp khoảng cách về sự khác biệt giới trong nghiên cứu khoa học..
- Tương tự như mối quan hệ với độ tuổi, năng suất nghiên cứu khoa học có tương quan chặt chẽ tích cực với số năm hoàn thành chương trình sau đại học, chủ yếu là tiến sĩ, nhưng nó thể hiện theo dạng hình chữ U ngược..
- Hay nói cách khác, năng suất nghiên cứu khoa học – như xuất bản công trình – tăng dần trong những.
- Sự cộng tác: giữa những nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu được xem như quy tắc phổ biến nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu cũng như tạo cơ hội chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
- Dựa trên nghiên cứu tiên phong về năng suất nghiên cứu khoa học của Lotka (1926) trong lĩnh vực hóa học và vật lý, nhiều nghiên cứu sau đó cũng đã khẳng định sự tác động tích cực của sự cộng tác đến năng suất nghiên cứu khoa học, trong số đó như Price và Beaver (1966), gần hơn (Kyvik và Teigen, 1996)..
- Nó được xem như là một trong những tiêu chí đánh giá sự cộng tác trong hoạt động nghiên cứu khoa học..
- Tuy nhiên, khái niệm và đo lường kết quả từ sự cộng tác trong nghiên cứu không đơn giản.
- tạo quan hệ, mạng lưới nghiên cứu tương lai (25%) và phát triển những ý tưởng mới (17%)..
- Vì vậy, việc phân bổ thời gian giữa những hoạt động trên phần nào góp phần giải thích hiện tượng “tại sao nhà khoa học này có ít công trình nghiên cứu so với các nhà khoa học khác trong cùng đơn vị”.
- Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến yếu tố này trong giải thích về sự khác biệt giới trong nghiên cứu khoa học (Bellas và Toutkoushian, 1999.
- Bên cạnh đó, McRae (2003) đưa ra giải thích về sự phân bổ thời gian giữa công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, gắn liền với yếu tố gia đình.
- Có thể kết luận rằng việc phân bổ thời gian sẽ tác động đến sự khác biệt giới trong năng suất nghiên cứu khoa học và quyết định phân bổ thời gian giữa các hoạt động phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố như quy định của tổ chức về giờ giảng dạy và giờ nghiên cứu khoa học, yếu tố gia đình, sở thích cá nhân….
- Lĩnh vực nghiên cứu: từ lâu các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự chênh lệch về năng suất nghiên cứu giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau.
- Điển hình như Fox (1983) chỉ ra rằng số lượng công trình nghiên cứu được xuất bản trong lĩnh vực khoa học xã hội thường ít hơn so với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật (gồm vật lý, hóa học, sinh học, chế tạo.
- với nhà nghiên cứu nữ.
- Kinh phí nghiên cứu và những qui định liên quan: hầu hết các hoạt động nghiên cứu khoa học được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí từ những tổ chức ở các cấp độ khác nhau: địa phương, quốc gia và quốc tế.
- Kết quả nghiên cứu gần đây của Jacob và Lefgren (2011) cũng chỉ ra rằng việc tiếp nhận được nguồn quỹ nghiên cứu (bình quân ngân sách khoảng 1,7 triệu đô la Mỹ) sẽ làm tăng thêm 1 công trình được xuất bản trong 5 năm sau đó.
- Từ những bằng chứng nghiên cứu trên, nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu có ý nghĩa tích cực đến hoạt động cũng như năng suất.
- nghiên cứu khoa học..
- Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện cũng như chất lượng công trình nghiên cứu (Lê Xuân Trường, 2014).
- Hơn nữa, tác giả cũng bổ sung rằng ở các quốc gia khác thì vấn đề kiểm soát, quản lý ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học cũng thực hiện chặt chẽ.
- Những vấn đề liên quan đến kinh phí nghiên cứu thường được các nhà khoa học đề cập đó là định mức khoán cho từng hoạt động và tiến độ giải ngân.
- Cấp kinh phí hầu như chậm hơn so với tiến độ thực hiện nghiên cứu..
- Tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học được đo lường và so sánh dựa trên chỉ tiêu, gọi là năng suất nghiên cứu khoa học.
- Chỉ tiêu năng suất thường được xác định phổ biến bằng số lượng công trình nghiên cứu và bài báo khoa học được xuất bản, ngoài ra còn các chỉ tiêu khác như số lượng bằng sáng chế, hoặc giải thưởng….
- Bảng 1: Tổng hợp khái niệm và yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nghiên cứu khoa học.
- Năng suất nghiên cứu khoa học.
- Khác biệt giới về năng suất nghiên cứu khoa học.
- lĩnh vực nghiên cứu Nam ưu thế hơn trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, nữ lợi thế trong lĩnh vực khoa học xã hội.
- Yếu tố gia đình (số lượng trẻ em) tác động làm giảm thời gian tham gia và năng suất nghiên cứu khoa học.
- Độ tuổi và số năm sau khi hoàn thành chương trình sau đại học có tương quan (phi tuyến tính, dạng chữ U ngược) với năng suất nghiên cứu khoa học.
- Cộng tác trong nghiên cứu khoa học.
- suất, chất lượng, và tiến độ nghiên cứu.
- Cụ thể là trong số các quyền cơ bản, phụ nữ có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
- Cùng với xu hướng chung của thế giới về thu hẹp sự khác biệt giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nhưng khoảng cách này vẫn còn tồn tại..
- Vì vậy, có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam gần đây tập trung làm rõ nguyên nhân của vấn đề trên nhằm tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu về cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ nữ tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học..
- trong hoạt động nghiên cứu chậm cập nhật so với điều kiện thị trường, cơ chế quy đổi giữa giờ nghiên cứu khoa học và giảng dạy chưa thật sự khuyến khích,….
- Liên quan đến chất lượng của các công trình nghiên cứu khoa học – bài báo khoa học.
- Mặc dù, những con số thống kê trên chưa phản ánh đầy đủ và toàn diện về thực trạng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên nữ trong thời gian qua, nó cũng đã cho chúng ta thấy một sự mất cân đối trong hoạt động này giữa các lĩnh vực khoa học và giảng viên nữ trong toàn trường.
- nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Cần Thơ trong thời gian qua.
- Hình 1: Khung phân tích các yếu tố tác động đến khác biệt năng suất nghiên cứu khoa học - Đề tài NCKH - Công trình xuất bản.
- Giả thuyết 1: Sự chênh lệch về năng suất hoạt động nghiên cứu khoa học – số lượng đề tài nghiên cứu và bài báo khoa học – giả định rằng gắn liền với sự khác nhau giữa các lĩnh vực nghiên cứu.
- nghiên cứu và giảng dạy.
- Các nghiên cứu của Davis, 1965.
- Winslow, 2010 đã chỉ ra mối quan hệ trên, cụ thể là nam thể hiện sở thích nghiên cứu hơn giảng dạy so với nữ..
- nhưng giảng viên có thể tham gia giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở (như toán, xác suất thống kê, ngoại ngữ, khoa học chính trị) cho toàn trường cho nên họ cũng dành nhiều thời gian cho hoạt động giảng dạy hơn so với hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Vì vậy, giả thuyết này được xây dựng kỳ vọng góp phần giải thích sự khác biệt giới và lĩnh vực chuyên môn ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên tại trường đại học Cần Thơ..
- Giả thuyết 3: Sự cộng tác trong nghiên cứu là yếu tố tích cực thúc đẩy hoạt động xuất bản công trình khoa học, như đề xuất của Price và Beaver, 1966.
- Thông tin từ Bảng 4 thật sự chưa phản ánh đầy đủ thực trạng xuất bản của đội ngũ giảng viên của trường, nhưng nó được xem như một mẫu được chọn ngẫu nhiên, điển hình để lấy thông tin và xây dựng giả thuyết về mối quan hệ giữa sự cộng tác và năng suất nghiên cứu khoa học.
- Cụ thể, thông tin trên củng cố cho giả thuyết thứ 2 – sự khác biệt giới về năng suất nghiên cứu khoa học.
- Mức độ cộng tác trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật cao hơn có thể xuất phát từ số lượng đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực này nhiều hơn so với lĩnh vực khác (xem Bảng 2)..
- Giả thuyết 4: giảng viên trong thời gian học tập hoặc sau khi hoàn thành chương trình sau đại học (đặc biệt là tiến sĩ) có năng suất hoạt động nghiên cứu khoa học cao hơn những đồng nghiệp khác..
- có công trình nghiên cứu được xuất bản.
- mặc dù không phải tất cả 99 đề tài trên đều do những cán bộ vừa tốt nghiệp chương trình sau đại học, nhưng có thể dự đoán rằng tỷ lệ này sẽ cao bởi vì họ sẽ tranh thủ tiếp cận chính sách khuyến khích của trường để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Giả thuyết 5: Kinh phí và những vấn đề liên quan đến kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa.
- học thường được xem như rào cản ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và tiến độ của hoạt động nghiên cứu khoa học, không riêng trường hợp của Trường Đại học Cần Thơ, như đã trình bày ở trên..
- Vì vậy, giả thuyết này được xây dựng nhằm tìm kiếm những vấn đề liên quan đến kinh phí được xem như rào cản trong thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học đối với giảng viên nói chung và giảng viên nữ nói riêng..
- Giả thuyết 6: Chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học gồm cách tính giờ cho từng loại hoạt động nghiên cứu khoa học, cơ chế quy đổi giữa giờ nghiên cứu và giờ giảng dạy… có tác động ý nghĩa đến năng suất nghiên cứu khoa học (Nguyễn Văn Cường, 2013).
- Tuy nhiên, những tranh luận về kết quả nghiên cứu vẫn tồn tại xuất phát từ những.
- bối cảnh khác nhau, cho nên nghiên cứu về năng suất trong hoạt động nghiên cứu tiếp tục trở thành chủ đề thu hút kể cả nhà nghiên cứu và nhà quản lý.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trường đại học Cần Thơ được xem là nhiệm vụ trọng tâm trên cơ sở huy động nguồn lực đa dạng từ cấp địa phương đến quốc tế.
- Số liệu thống kê về hoạt động này trong thời gian gần đây thể hiện một sự chênh lệch năng suất nghiên cứu khoa học giữa các đơn vị thuộc những lĩnh vực khác nhau.
- Dựa vào những bằng chứng nghiên cứu đã có và thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của trường, bài viết này tập trung đề xuất 6 giả thuyết nhằm mục đích kiểm định và giải thích cho thực trạng của trường.
- mặt khác góp phần thu hẹp khoảng cách về năng suất nghiên cứu khoa học giữa các đơn vị thuộc trường trong thời gian tới..
- Phụ nữ tham gia nghiên cứu khoa học: Khó khăn từ nhiều phía, Vietinbank..
- "Bình đẳng giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.".
- "Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thủ đô.".
- Nghiên cứu văn hóa 6..
- Tạp chí nghiên cứu khoa học