« Home « Kết quả tìm kiếm

Năng suất và thành phần hóa học của dây và củ khoai lang phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc, gia cầm tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long


Tóm tắt Xem thử

- NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DÂY VÀ CỦ KHOAI LANG PHỤ PHẨM LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC, GIA CẦM TẠI HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG.
- Nghiên cứu được thực hiện tại 15 hộ trồng khoai lang thuộc xã Tân Thành và xã Thành Lợi thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và Phòng thí nghiệm Kỹ thuật chăn nuôi gia súc nhai lại, Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020.
- Giống khoai lang được nghiên cứu là khoai lang tím Nhật với diện tích khảo sát là 100 m 2 /hộ.
- Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá năng suất và thành phần hoá học của dây khoai lang và củ khoai lang phụ phẩm nhằm sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
- Đối với dây khoai lang, kết quả cho thấy năng suất chất xanh khá cao, dao động từ 2,04 đến 3,03 tấn/ha.
- Đối với củ khoai lang phụ phẩm (củ không đáp ứng tiêu chuẩn liên quan đến kích cỡ và các tiêu chuẩn khác), năng suất được ước tính chiếm đến 4,76 tấn/ha, trong khi năng suất củ khoai thương phẩm là 26,97 tấn/ha.
- Thành phần hóa học củ khoai lang phụ phẩm dao động không đáng kể.
- Củ khoai lang phụ phẩm có giá trị DM là 27,94%, CP 3,12%, ash 2,97%, ADF 7,78%, NDF 20,84% và EE là 1%..
- Năng suất và thành phần hóa học của dây và củ khoai lang phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc, gia cầm tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
- Khoai lang (Ipomoea batatas) giữ vai trò song dụng (dual-purpose) góp phần làm giảm tình trạng mất an ninh lương thực và thiếu dinh dưỡng trong hệ thống canh tác hoa màu - chăn nuôi ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
- Đa số nông hộ canh tác khoai lang theo hình thức độc canh, còn lại canh tác luân canh khoai lang với cây lúa và rau màu khác (Nguyễn Thị Hồng Lĩnh và ctv., 2016)..
- Diện tích trồng khoai lang cũng tăng dần từ 5.100 ha (năm 2009) đến 13.800 ha (năm 2019), với sản lượng củ thương phẩm 377,5 ngàn tấn (Tổng cục Thống kê, 2020).
- Bên cạnh diện tích trồng cũng như sản lượng khoai lang tăng thì nguồn phụ phẩm từ trồng khoai lang cũng phong phú như củ khoai lang phụ phẩm, dây khoai lang,… So với các giống khoai khác, khoai tím Nhật tuy có năng suất củ thấp nhưng được người dân trồng phổ biến nhất do giá bán luôn đạt ở mức cao và lợi nhuận thường cao hơn các giống khoai khác.
- Kết quả khảo sát của Phạm Đoàn Yến Bảo (2016) tại huyện Bình Tân cho thấy năng suất chất xanh của dây khoai lang sau khi thu hoạch củ khá cao, dao động từ 2,04 đến 3,03 tấn/ha.
- Phụ phẩm từ khoai lang như dây và củ khoai lang là nguồn protein chủ yếu, chiếm 15-30%.
- Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá năng suất và thành phần hoá học của dây và củ khoai lang phế phẩm để đánh giá vai trò và tiềm năng của dây khoai lang và củ khoai lang phụ phẩm làm nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm..
- Nghiên cứu được thực hiện trên giống khoai lang tím Nhật (Murasa kimasari) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020..
- Mẫu dây và củ khoai lang phụ phẩm được phân tích tại Phòng thí nghiệm Kỹ thuật chăn nuôi gia súc nhai.
- 2.2 Quy trình trồng và chăm sóc khoai lang Trồng và chăm sóc khoai lang do hộ dân thực hiện.
- Đất trồng khoai lang được xới kỹ, phơi và bón vôi trước khi trồng.
- Dây khoai lang sử dụng làm giống được chọn từ những ruộng khoai lang sạch bệnh, sinh trưởng tốt và năng suất cao, độ dài khoảng 20-25 cm.
- Mật độ dây khoai lang được trồng là 150-180 ngàn dây/ha.
- Sau khi trồng, khoai lang được tưới nước liên tục 3-5 ngày, mỗi ngày 2-3 lần..
- Sau đó, tưới khoảng 3-4 ngày/lần cho đến khi khoai lang bắt đầu hình thành củ (khoảng 30 ngày sau khi trồng) thì ngưng tưới.
- Khi thân chính của dây khoai dài khoảng 0,3- 0,4 m thì cắt ngọn để kích thích thân mọc nhiều nhánh.
- Thuốc trừ sâu được ngưng sử dụng trước khi khoai lang được thu hoạch theo khuyến cáo của nhà sản xuất được ghi trên bao bì..
- Năng suất dây và củ khoai lang phế phẩm được xác định trên diện tích 100 m 2 /hộ.
- Khi đến thời điểm thu hoạch, cắt dây khoai lang để lại phần gốc già và lá úa cách gốc khoảng 20 cm.
- Củ khoai lang được thu hoạch và tiến hành phân loại theo quy cách của thương lái.
- Củ khoai lang phụ phẩm không được thương lái thu mua là khoai có khối lượng nhỏ hơn 50 g, bị xây xát hoặc bị sâu đục (Nacoleia sp.) gây hại..
- Năng suất chất xanh và năng suất chất khô: Cân toàn bộ dây và củ khoai lang phụ phẩm được thu hoạch/diện tích thí nghiệm lúc trời nắng ráo, quy ra năng suất chất xanh/ha..
- Năng suất chất khô (tấn/ha.
- Năng suất chất xanh (tấn/ha.
- 3.1 Năng suất của dây và củ khoai lang Kết quả trình bày ở Bảng 1 cho thấy năng suất chất xanh của dây khoai lang khá lớn, trung bình là 2,54 tấn/ha (2,04-3,03tấn/ha).
- Vào giai đoạn đầu, dây khoai phát triển không mạnh do bị chi phối bởi giai đoạn thành lập củ.
- Theo Phạm Thu Thảo (1980), năng suất dây khoai lang được quyết định bởi 2 yếu tố là mật độ dây giống và phân bón, đặc biệt là phân đạm.
- nhau, chủ yếu khác nhau về mật độ trồng, dẫn đến sự khác biệt về năng suất giữa các hộ khảo sát.
- Quy trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn đến năng suất dây khoai lang, đặc biệt việc bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu là những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của dây khoai lang..
- Theo Từ Trung Kiên (2010), để bón phân có hiệu quả, phải hiểu rõ đặc tính, đặc điểm và tác dụng của từng loại phân bón đối với cây khoai lang để có chế độ bón phân phù hợp.
- Mặc dù các hộ được khảo sát sử dụng phân đạm với liều lượng và tỷ lệ khá giống nhau nhưng do kỹ thuật và thời điểm bón phân cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của dây khoai lang.
- (2016), kết quả điều tra 97 nông hộ tại 7 xã của huyện Bình Tân cho thấy 80,6% nông hộ canh tác khoai lang theo hình thức độc canh, chỉ có 19,4%.
- canh tác luân canh khoai lang với cây lúa và rau màu khác.
- Việc trồng chuyên canh hoặc luân canh cũng ảnh hưởng đến độ màu mỡ của đất, cũng như năng suất của khoai lang..
- Bảng 1: Năng suất của dây khoai lang (tấn/ha).
- Thu Thảo (1980) khi khảo sát dây khoai lang giống An Bỉnh là giống chuyên sản xuất dây để phục vụ chăn nuôi, năng suất chất xanh là 8,8 tấn/ha thu hoạch lúc 35 ngày tuổi với mật độ trồng là 185.000 dây/ha.
- Đối với giống khoai lang tím Nhật, sản phẩm chính là củ, còn dây khoai lang là nguồn phụ phẩm để tận dụng làm thức ăn cho gia súc - gia cầm..
- (2003) đã khảo sát năng suất chất xanh của 15 giống khoai được trồng trên đất thịt pha cát ở Huế (mùa mưa và mùa khô) cho thấy năng suất lá tấn/ha và năng suất thân từ 0,64-2,11 tấn/ha thấp hơn so với kết quả hiện tại.
- Mặt khác, thời gian thu hoạch cũng ảnh hưởng đến năng suất của dây khoai lang.
- Khi thu hoạch khoai lang ở thời điểm mỗi 20 ngày đến khi thu hoạch ở thời điểm 120 ngày (6 lần thu hoạch) thì năng suất lá và thân đạt giá trị cao nhất so với các cách thu hoạch khác (An et al., 2003).
- Thực tế khảo sát cho thấy khi thời điểm thu hoạch càng dài thì năng suất chất xanh của dây khoai lang càng giảm..
- Ở thời điểm thu hoạch 145 ngày, các lá trở nên già đi và một số lá bị rụng, chất dinh dưỡng được tập trung để nuôi củ nên đã làm năng suất dây khoai lang giảm đi..
- Bảng 2: Năng suất củ khoai lang (tấn/ha) Thời gian.
- Củ phụ phẩm.
- Năng suất củ khoai thương phẩm thấp nhất là 21,6 tấn/ha và cao nhất là 31,8 tấn/ha, với thời gian trồng từ 136 đến 174 ngày (Bảng 2).
- Khoai lang tím Nhật thuộc nhóm giống có dạng thân nửa đứng và năng suất trung bình.
- Kiểu thân nửa đứng có khả năng cho năng suất cao hơn kiểu thân bò trải rộng vì có tiềm năng quang hợp và tạo tán che phủ tốt cho gốc cây, dinh dưỡng tích lũy về củ thuận lợi và nhiều hơn (Lê Thị Kiều Oanh và ctv., 2013).
- Kim (2010), khoai lang trồng 105-110 ngày thì năng suất củ tươi đạt 10-22 tấn/ha.
- Mật độ gieo trồng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất củ vì vậy mật độ cần phù hợp với từng giống, thời vụ, đất đai và khả năng đầu tư thâm canh (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004).
- Năng suất củ khoai phụ phẩm thấp nhất là 3,81 tấn/ha và cao nhất là 5,61 tấn/ha, đây là nguồn phụ phẩm dồi dào có thể dùng làm thức ăn cho gia súc - gia cầm.
- Theo kết quả khảo sát, năng suất khoai phụ phẩm chiếm tỉ lệ khá cao khoảng 18% năng suất và do thương lái quyết định.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng phụ phẩm từ việc trồng khoai lang là rất lớn, mở ra triển vọng sử dụng làm nguồn thức ăn cho gia súc – gia cầm tại địa phương..
- 3.2 Thành phần hóa học của dây và củ khoai lang phụ phẩm.
- Đối với dây khoai lang, DM trung bình là 13,67%, cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Ẩn (1997) khi hàm lượng DM của dây khoai lang là 11,23%.
- Hàm lượng CP trung bình là 11,01% (dao động từ 8,96 đến 14,73%) khi thu cắt dây khoai lúc 120 ngày tuổi, thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thu Thảo (1980) khi dây khoai lang giống An Bỉnh thu cắt lúc 35 ngày tuổi là 15,9%.
- Theo Nguyễn Bích Ngọc (2000), dây khoai lang thu cắt càng trễ thì hàm lượng chất dinh dưỡng càng thấp và từ hai tháng tuổi trở về sau giá trị dinh dưỡng của dây khoai lang giảm dần.
- Bên cạnh sự khác biệt về giống và thời gian thu hoạch thì điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến thành phần hoá học của khoai lang.
- Vào mùa mưa, dây khoai lang có giá trị dinh dưỡng tốt hơn mùa khô (Katongole et al., 2008).
- Hàm lượng béo thô (EE) bình quân là 3,36%, thấp hơn kết quả của Phạm Thu Thảo (1980) là 4,54% khi khoai lang được thu cắt lúc 35 ngày tuổi.
- Theo Dominquez (1992), dây khoai lang có có thành phần carbohydrate thấp nhưng CP và xơ cao vì vậy giá trị dinh dưỡng cơ bản của chúng là nguồn vitamin và protein..
- Bảng 3: Thành phần hóa học của khoai lang phụ phẩm.
- Dây khoai lang.
- Hàm lượng CP, EE và chất xơ thấp được tìm thấy ở củ khoai lang phế phẩm.
- trong củ khoai lang trung bình là 3,12%, cao nhất là 3,34% và thấp nhất là 2,95%, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim (2010) khi CP từ 2,73 đến 5,42%.
- Theo Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc (2004), sự khác biệt hàm lượng CP trong củ khoai lang có thể do sự khác biệt về mùa vụ, thời.
- Hàm lượng EE trong củ khoai lang trung bình là 1,0%, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Woolfe (1992).
- Mặc dù không được phân tích trong nghiên cứu nhưng theo Dominquez (1992) sự hiện diện của chất kháng trypsin trong củ khoai lang có thể làm giảm tỉ lệ tiêu hoá protein.
- Việc đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong dây và củ khoai lang, và các chất kháng dinh dưỡng cần được thực hiện để có khuyến cáo phù hợp trong thu hoạch, bảo quản và sử dụng ở tỉ lệ phù hợp trong khẩu phần của gia súc - gia cầm..
- Giống khoai lang ở Việt Nam, Hệ thống cây lương thực Việt Nam (Foodcrops.vn), ngày truy cập: 28/3/2020.
- http://foodcrops.blogspot.com/2010/01/giong- khoai-lang-o-viet-nam.html..
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai lang tại Thái Nguyên.
- Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của sâu đục củ khoai lang (Nacoleia sp.) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và sự tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất và trong khoai lang ở huyện Bình Tân - tỉnh Vĩnh Long.
- Đánh giá năng suất và thành phần hóa học của dây khoai lang được trồng tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
- Ảnh hưởng của việc bổ sung silic và calcium qua lá đến năng suất và chất lượng củ khoai lang tím Nhật (Ipomoea batatas (L.) Lam.
- Nhận xét về một loại khoai lang trồng làm thức ăn xanh nuôi heo.
- Diện tích khoai lang phân theo địa phương, ngày truy cập: 03/3/2020.
- Cây có củ và kỹ thuật thâm canh, Quyển 1 - Cây Khoai lang