« Home « Kết quả tìm kiếm

Nêu cảm nghĩ bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ


Tóm tắt Xem thử

- ĐỀ BÀI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ “BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ” CỦA ĐỖ PHỦ..
- Tác giả Đỗ Phủ..
- Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường bên Trung Quốc.
- Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”..
- Phản ánh cuộc sống cơ cực của gia đình.
- Thể hiện lòng nhân ái cao cả của Đỗ Phủ trước những cảnh đời bất hạnh như mình..
- Nỗi khổ tâm của nhà thơ trước cảnh căn nhà tranh bị gió thu thổi tốc mái.
- Thời gian là cuối thu (Thu cao), gió thổi rất mạnh (gió thét già), cả mái nhà bị gió thu thổi bay (cuộn mất ba lớp tranh.
- Tâm trạng đau xót và bất lực của nhà thơ.
- Trước cảnh lũ trẻ lao vào cướp những tấm tranh lợp nhà, nhà thơ đau lòng nhưng.
- Tình cảnh khốn, khổ của gia đình nhà thơ trong đêm mưa lạnh.
- Gió gào thét, màn đêm buông xuống cùng cơn mưa rả rích suốt đêm đã đẩy vợ chồng, cha con nhà thơ vào cảnh ngộ đáng thương: Nằm co quắp trong đống chăn đệm cũ nát, lạnh ngắt, dưới trời mưa dầm dề, giá buốt..
- Nhà thơ vốn ít ngủ từ khi thời thế lâm vào cảnh binh đao, loạn lạc.
- Ước mơ cao cả xuất phát từ tấm lòng nhân ái của nhà thơ.
- Trong cảnh bị mưa dập, gió vùi, nhà thơ đau lòng nghĩ đến bao nhiêu kẻ sĩ nghèo khó cũng lâm vào cảnh ngộ khốn khổ như mình..
- Quên mình vì người, đó là lòng nhân ái cao cả của nhà thơ..
- Ấn tượng chung về bài thơ và tác giả.
- “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ..
- Nguyễn Du, nhà thơ kiệt xuất của nước ta đã tôn vinh Đỗ Phủ là “Bậc thầy muôn đời của vãn chương muôn đời”..
- Đề bài: Nêu cảm nghĩ sau khi học xong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ..
- Trong số đó không thể không kể đến Đỗ Phủ nhà thơ giàu lòng yêu nước thương dân, được tôn vinh là "thi thánh".
- Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là một trong những bài thơ như vậy..
- Bài thơ này được xem là một trong những bài thơ hay nhất trong số 100 bài tiêu biểu của Đỗ Phủ được sáng tác vào những năm cuối đời sống ở Thành Đô.
- Cùng thời gian đó loạn An Lộc Sơn vẫn chưa dứt, bài thơ lấy gốc sâu xa từ điệu dân ca cổ.
- Đã có rất nhiều nhà thơ có cách viết thế ca này: “Thu Phô ca” (Lý Bạch), “Trường hận ca” (Bạch Cư Dị)..
- Mở đầu bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” như kể lại về trận gió thu.
- Nhà thơ phải chứng kiến sự phá phách căn nhà của mình cùng với trận bão tố mà nhà thơ gọi là "đạo tặc".
- Lũ trẻ hàng xóm không ai dạy dỗ, không chỗ học hành, chúng ngang tàng kéo đến cướp tranh nhà Đỗ Phủ.
- Chúng khinh nhà thơ "già yếu", trơ tráo lạnh lùng trước tiếng kêu than “Môi khô miệng cháy” của tác giả.
- Vậy là sau thiên tai, gia đình nhà thơ lại gặp nạn "Đạo tặc".
- Trước mắt nhà thơ là lũ quần đồng, hạ lưu, kẻ cướp.
- tấm lòng nhà thơ đau đớn vô cùng, nhìn cuộc đời, con người trong xã hội mà lòng ấm sức, căm hận biết bao.
- Vậy là căn nhà bị gió phá, lũ đạo tặc phá.
- Trời mưa rả rích đêm thâu mà mái nhà bị gió thu phá nát.
- Đoạn thơ nêu lên một hiện thực đau lòng và khốn khổ của nhà thơ trong đêm mưa..
- lại phải ngồi dưới mưa, trong thâm tâm Đỗ Phủ thương mình thì ít nhưng thương cho vợ con, gia đình thì nhiều.
- Nhà thơ như thấy mưa lâu hơn, nhiều hơn, đêm như dài hơn và nỗi buồn thương không dứt..
- Tai hoạ với nhà thơ là một đêm thu trời mưa nhà dột.
- Sự cùng cực của một gia đình tàn tạ dưới thời loạn lạc, li tán..
- Trong đêm mưa rét mất ngủ ấy, nỗi lòng nhà thơ vẫn tin yêu vào cuộc sống, chất nhân văn vẫn dâng trào lo cho đời cho dân cho nước..
- Đôi khi gục đầu cam chịu, than thân trách phận nhưng với Đỗ Phủ thì hoàn toàn khác, ông ngồi trong đêm mưa lạnh cóng, có người sẽ nghĩ rằng ông sẽ ước có mái lều, tấm chăn, bát cơm.
- Ngôi nhà ấy không phải để che cho ông và gia đình mà “Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”.
- Có thể nói Đỗ Phủ có tình thương lớn của một nhà nho chân chính sống và ứng xử theo phương châm “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”..
- Qua bài thơ trên ta thấy Đỗ Phủ mang nặng tấm lòng nhân ái bao la của một con người trải qua nhiều bất hạnh giữa thời loạn lạc.
- Bài thơ chất chứa chất nhân văn cao cả của bậc vĩ nhân quên đi bản thân mình mà lo cho dân cho nước..
- Đỗ Phủ nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc.
- Tướng An Lộc Sơn nổi dậy chống triều đình, Đỗ Phủ tình nguyện xin nhà vua cho đi đánh dẹp nhưng không được nhà vua tín nhiệm.
- Mùa đông năm 770, nhà thơ qua đời trên một chiếc thuyền nhỏ cắm sào bên dòng sông Tương (tỉnh Hồ Nam)..
- Thời gian ở Thành Đô, Đỗ Phủ được bạn bè giúp đỡ dựng cho một căn nhà tranh bên khe Cán Hoa.
- Mới ở được mấy tháng thì căn nhà đã bị gió thu thổi mạnh làm cho tốc mái.
- Xuất xứ bài thơ là từ sự việc đó..
- “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” phản ánh cuộc sống cơ cực của gia đình nhà thơ và thể hiện lòng nhân ái, vị tha đáng quý của nhà thơ trước những cảnh đời bất hạnh như mình:.
- Bài thơ gồm có bốn phần.
- Phần một tả cảnh gió thu cuốn mất mấy lớp tranh lợp nhà.
- Phần hai là sự bất lực của nhà thơ khi lũ trẻ con hùa nhau cướp những tấm tranh.
- Phần ba tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa.
- Phần bốn là ước mơ và tấm lòng nhân ái của nhà thơ..
- Phần đầu bài thơ tả cảnh ngôi nhà đơn sơ bị gió thu tàn phá:.
- Đỗ Phủ đã dùng bút pháp miêu tả kết hợp với kế chuyện để nói lên nỗi khổ ghê gớm nhất của một đời người đó là cảnh sống không nhà hoặc phải ở trong một căn nhà chật hẹp, rách nát.
- Gió thu mạnh như thét, như gào, thổi tốc mái, cuốn những tấm tranh bay vung vãi khắp nơi.
- Nhìn mái nhà tan nát, lòng nhà thơ cũng nát tan..
- Phần hai của bài thơ tả tình thế bối rối, bất lực của vị chủ nhà đáng thương:.
- Nhà thơ kể lại diễn biến sự việc bằng giọng điệu ngậm ngùi, chua xót.
- Không làm gì được, không còn hơi sức đế kêu gào, nhà thơ đành ấm ức chống gậy quay về, đứng run rẩy ngậm ngùi trước căn nhà tốc mái tan hoang.
- Đây là phần cảm động nhất của bài thơ:.
- Nhà thơ miêu tả và kể chuyện theo trình tự thời gian.
- “Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt”, nhà thơ đã làm nổi bật được đặc điểm của mưa thu là dai dẳng và lạnh lẽo..
- Suốt đêm dài, nhà thơ thao thức, trằn trọc, chỉ mong trời mau sáng.
- Từ độ loạn lạc tới giờ, Đỗ Phủ ít ngủ.
- Đêm nay, bao nhiêu nỗi khổ dồn dập đến với nhà thơ: nhà dột, mưa ướt dầm dề, các con đói lạnh.
- “Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê” là một nét nhấn làm nổi bật nỗi khổ tinh thần của Đỗ Phủ.
- Phần bốn phản ánh ước mơ cao cả của nhà thơ.
- Trong cảnh bị mưa vùi gió dập, trái tim nhà thơ quặn thắt không phải chỉ vì chuyện lều ta rách nát mà còn vì cảnh không nhà của hàng ngàn kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ.
- Từ hiện thực đau khổ của cuộc sống cá nhân, nhà thơ đã thốt lên lời ao ước thiết tha: Có được ngôi nhà rộng rãi, vững bền để có thể che gió che mưa cho tất cả những kẻ sĩ bần hàn:.
- Lòng nhân ái của Đỗ Phủ đã đến mức xả thân.
- Ước mơ của Đỗ Phủ tuy mang màu sắc ảo tưởng song nó đẹp đẽ, cao quý, làm xúc động trái tim người đọc..
- Giả thử không có năm dòng thơ cuối, trước mắt ta vẫn là một bài thơ hay, có giá trị biểu cảm cao bởi vì nhà thơ đã phản ánh chân thực nỗi khổ của một người nghèo trước cảnh căn nhà bị gió thu phá nát..
- Đỗ Phủ không dừng lại ở mức miêu tả nỗi thống khổ của bản thân mà thông qua đó để thế hiện sự thống khố của tất cả kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, từ đó phản ánh hiện thực ảm đạm của xã hội..
- “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.
- Bút pháp hiện thực cũng như tinh thần nhân đạo cao cả của nhà thơ đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau..
- Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc.
- Nhà thơ Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng của nước ta đã tôn vinh Đỗ Phủ là “Bậc thầy muôn đời của văn chương muôn đời”..
- Bài thơ: “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá) của Đỗ Phủ biểu hiện một tâm hồn cao đẹp ở một hoàn cảnh khá thú vị..
- Đây là bài thơ tự do, câu dài, câu ngắn phóng túng phù hợp với đề tài miêu tả một trận gió to, nhà bị tốc mái, gọi là thơ "cổ thể.
- Do trình độ hạn chế nên chúng ta chỉ đọc bản dịch thơ của nhà thơ Khương Hữu Dụng.
- Và cũng vì thế, chúng ta chủ yếu tìm hiểu bố cục, hình ảnh, chứ không đi sâu phân tích, đánh giá các từ ngữ cụ thể trong nguyên tác chữ Hán như đối với ba bài thơ trước.
- Bài thơ gồm bốn phần với những bút pháp khác nhau, khá linh hoạt.
- Thơ tả là chính, song vẫn toát ra nỗi khiếp sợ hốt hoảng của nhà thơ - miêu tả, biểu cảm..
- Hai hình ảnh đối lập được kể ra, thật đáng thương tám : Trong khi lũ trẻ thôn nam đua nhau cướp những tấm tranh, chạy đi, thì một ông già, nhà thơ Đỗ Phủ tay chống gậy, miệng thét gào thảm thiết chẳng đòi lại được, cuối cùng đành mang "lòng ấm ức" trở về nhà.
- Tám câu tiếp theo miêu tả trận mưa phũ phàng hành hạ nhà thơ.
- Hình ảnh đêm dài vừa tả thực cái đêm đen mưa gió lúc bấy giờ vừa ẩn dụ cho tình hình đất nước và cuộc đời nhà thơ vào những năm ông phải lưu lạc, li hương vì cảnh nội chiến.
- Do đó, câu thơ vừa giãi bày nỗi đắng cay của nhà thơ vừa ngầm lên án giai cấp thống trị bấy giờ quá hèn kém để xảy ra nạn binh đao khiến nhân dân không sao tránh khỏi được kiếp sống lầm than, ướt át, tối tăm.
- Như vậy, qua ba phần trên của bài thơ gồm mười tám câu thơ, tác giả bài “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” vừa tả, vừa kể về một trận gió mưa mùa thu tàn phá căn nhà của mình, vừa ẩn dụ cho bức tranh xã hội đầy li loạn thời kì Trung Đường bấy giờ.
- Từ đó, nhà thơ cất lên tiếng nói xót xa cho thân phận mình nói riêng, cho kiếp người nói chung trước thiên tai và những tai ương do con người gây ra.
- Kết bài thơ, bất ngờ thay, nhà thơ không tiếp tục thở than mà trái lại, ông bình tĩnh, suy ngẫm để rồi cất lên tiếng nói lạc quan, giãi bày niềm khát vọng lớn lao, cao đẹp.
- Đỗ Phủ "Ước được nhà rộng muôn ngàn gian" để che khắp thiên hạ, kẻ sĩ cũng như người nghèo đều được sống hạnh phúc..
- Đoạn thơ thứ tư, nhất là hai câu kết này thể hiện tấm lòng vị tha (chỉ nghĩ đến người khác, không nghĩ riêng cho mình) và tinh thần nhân đạo (thương naười, mong mọi người hạnh phúc) rất đáng quý của Đỗ Phủ.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ đã thể hiện một cách sinh động nổi khổ của bản thân do căn nhà bị gió thu phá nát.
- Điều đáng quý hơn là vượt lên trên bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã thổ lộ khát vọng cao cả : Ước sao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ..
- Đặt tên cho bài thơ của mình là "bài ca", phải chăng Đỗ Phủ muốn cất cao tiếng hát vì con người, khích lệ con người vượt trên mọi đau khổ của cuộc đời hiện tại để hướng tới một tương lai tươi sáng ? Đỗ Phủ đích thực là nhà thơ hiện thực mang tâm hồn lãng mạn cao quý, xứng đáng được người đời tồn là bậc "Thánh Thi".