« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHỀ THỦ CÔNG CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM: DIỆN MẠO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA


Tóm tắt Xem thử

- NGHỀ THỦ CÔNG CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM:.
- Lâm Bá Nam * Đối với các dân tộc ở Việt Nam, ngoài nông nghiệp - ngành sản xuất chính, thủ công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế, trong đời sống và văn hoá tộc người.
- Không chỉ trong quá khứ mà ngay cả hiện tại, các ngành nghề thủ công cổ truyền vẫn và đang có vị trí to lớn trong hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân.
- Chính vì vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu các nghề thủ công cổ truyền được đặt ra như một nhu cầu bức thiết với những yêu cầu mới của thực tiễn hiện nay, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, nông ng hiệp, nông dân - khu vực rộng lớn và tập trung đại bộ phận cư dân, có mức thu nhập và phát triển thấp hiện nay.
- Trong báo cáo này, chúng tôi xin trình bày vài suy nghĩ khái quát về hiện trạng các nghề thủ công cổ truyền và vai trò của nó trong đời sống các dân tộc ở Việt Nam, đồng thời nêu lên một số ý kiến về việc bảo tồn, phát huy các ngành nghề thủ công trong bối cảnh hội nhập và phát triển..
- Trước hết, cần phải khẳng định rằng, các nghề thủ công cổ truyền ở các dân tộc Việt Nam rất phong phú và đa dạng, dân tộc nào cũng đều có hoặc ít hoặc nhiều các nghề thủ công ở các trình độ và quy mô khác nhau, phản ánh một số nét về đặc điểm địa lý tự nhiên - môi trường, kỹ thuật sản xuất và trong một chừng mực nào đó là tư duy thẩm mỹ, trí thông minh sáng tạo của tộc người trong quá trình thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội..
- Tựu trung lại, các nghề thủ công cổ truyền đã tạo ra rất nhiều các loại sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày của cư dân, các loại công cụ sản xuất, vật liệu, đồ trang trí mỹ nghệ có giá trị văn hoá và hàng hoá cao, trong khuôn khổ của nền sản xuất tiền công nghiệp, gắn chặt với hoạt động nông nghiệp qua trường kỳ lịch sử.
- Có thể nói, thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc hình thành nên các t hị tứ và các đô thị thời trung đại ở Việt Nam mà Hà Nội là một ví dụ..
- Không phải ngẫu nhiên mà Thăng Long-Hà Nội được coi là “ tứ xứ, tứ trấn, tứ chiếng”, bởi lẽ sự hình thành Thăng Long chính là sự góp mặt của dân từ các xứ, mà trước hết là Đông (Hải Dương), Đoài (Sơn Tây), Nam (Sơn Nam), Bắc (Kinh Bắc) mà chủ yếu là từ các làng nghề, đã góp phần tạo dựng nên 36 phố phường (thực chất là các phường được hình thành bởi hoạt động của những người thợ thủ công..
- Trong các nghề thủ công cổ truyền đóng vai trò quan trọng hàng đầu, phải nói đến các nghề phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày của các tộc người và các cộng đồng cư dân.
- Nghề dệt có mặt ở hầu hết mọi nơi và có quá trình lịch sử phát triển rất lâu đời, trước hết phải kể ở người Việt.
- Tài liệu khảo cổ học, với các dấu vết trên đồ gốm, các hình dáng hoa văn trên đồ đồng cho ta biết, cho đến thời Hùng Vương nghề dệt đã phát triển.
- Đến thế kỷ XVIII - XIX đã hình thành các trung tâm dệt lớn với nhiều loại sản phẩm đặc sắc, một số làng xã về cơ bản đã trở thành các làng chuyên làm nghề thủ công như La Khê, Vạn Phúc, Bưởi, Nghi Tàm.
- phường hội xuất hiện, kinh tế hàng hoá bắt đầu phát triển.
- Nhiều sản phẩm dệt nổi tiếng như the, lụa, lĩnh, đũi, gấm, vóc, lượt v.v.
- Đồng bằng Bắc Bộ là một trong những trung tâm lớn nhất về các nghề thủ công, từ số lượng cho đến quy mô trong đó có nghề dệt.
- Một trong những trung tâm lớn về sản xuất và trao đổi hàng hoá đó phải kể đến Thăng Long - Hà Nội với “ Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người” 3.
- ở phía Bắc hay các tộc Chăm, Khơ-me, các dân tộc bản địa ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên.
- Cách đây khoảng vài ba thập kỷ, việc dệt vải trong nhiều tộc người thiểu số phổ biến trong mọi gia đình và sản phẩm dệt là thước đo phẩm hạnh của người phụ nữ.
- Trong các sản phẩm dệt, ngoài vải mặc, đáng chú ý là các loại thổ cẩm như mặt phà, gối, túi, khăn, cạp váy, khố.
- Có thể thấy các sản phẩm dệt của các dân tộc rất phong phú về kiểu loại, đa dạng về màu sắc, vừa sinh động, vừa mang bản sắc tộc người rõ nét, lại vừa thể hiện sự giao lưu văn hoá mạnh mẽ trong đời sống các dân tộc.
- Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã coi hoa văn trên các sản phẩm dệt là nguồn sử liệu quý nghiên cứu về lịch sử tộc người và quan hệ tộc người.
- Điều đáng lưu ý ở đây là sự phong phú về cấu tạo các loại công cụ dệt và đi liền với nó là các khâu đoạn dệt hay kỹ thuật dệt, các kinh nghiệm dân gian về nhuộm màu, hồ sợi, phân bố màu sắc và tạo hoa văn trên các loại sản phẩm.
- Các sản phẩm trên đây,.
- ngoài giá trị về tiêu dùng, rất đáng chú ý là giá trị văn hoá, chứa đựng trong đó kho tàng tri thức dân gian phong phú, trở thành niềm tự hào của mỗi dân tộc, làm nên bản sắc văn hoá dân tộc..
- Việc bảo tồn các nghề thủ công trong đó có nghề dệt cũng đồng nghĩa với việc bảo tồn văn hoá, nếu không sẽ có không ít nghịch lý.
- Đấy là chưa nói, do việc thu mua sợi lanh từ phía Trung Quốc, đồng bào đã sản xuất để bán nguyên liệu sợi lanh và mua lại sản phẩm công nghiệp.
- Bên cạnh nghề dệt là nghề làm gốm, dù ít phổ biến hơn, nhưng ở một số dân tộc ở Việt Nam có truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất gốm, nhất là người Việt với các trung tâm sản xuất như Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương,Thanh Hoá.
- Trừ một số nơi như ở người Việt, với các trung tâm sản xuất gốm, các làng chuyên gốm như Bát Tràng (Gia Lâm), Thổ Hà (Bắc Giang) Lò Chum (Thanh Hoá.
- với trình độ kỹ thuật cao, nghề gốm cổ truyền ở các dân tộc thiểu số nói chung mới chỉ là nghề phụ gia đình, chưa được chuyên môn hoá cao, trình độ sản xuất thấp, công cụ thô sơ, giản đơn, chất lượng sản phẩm hạn chế trong việc tiêu dùng, chưa nói là dùng để trao đổi.
- Tuy nhiên do các yếu tố kỹ thuật và thẩm mỹ tộc người, mỗi loại sản phẩm lại hàm chứa các sáng tạo văn hoá mang đặc trưng tộc người rõ nét.
- Gần đây ở một số tộc người đã có sự phục hồi các trung tâm sản xuất gốm với sự cải tiến kỹ thuật trên nền tảng truyền thống đã có những chuyển biến rất đáng khích lệ.
- Có thể nói, các điều kiện tự nhiên ở Việt Nam rất thuận lợi cho việc phát triển nghề này và chính nó đã tạo điều kiện căn bản trong việc trang bị một số loại công cụ và vật dụng hàng ngày với khối lượng khá lớn cho các cư dân mà nền sản xuất mới dừng lại ở giai đoạn tiền công nghiệp..
- Trong các sản phẩm của nghề đan lát và chế tác tre gỗ có không ít sản phẩm có tính mỹ thuật cao như các loại gùi, các loại đồ đựng, các loại mâm, bàn ghế bằng.
- Đấy là chưa kể đến các sản phẩm đạt trình độ thẩm mỹ và có giá trị nghệ thuật trong các công trình kiến trúc..
- Một trong những nghề thủ công đáng chú ý nữa là luyện kim và rèn đúc.
- Trên 2.000 năm trước một số cư dân ở Việt Nam đã biết đến việc luyện kim và rèn đúc để chế tạo các công cụ sản xuất, vật dụng và vũ khí..
- Về sau này do nhu cầu phát triển của xây dựng nhà ở và đình, đền, chùa kéo theo sự phát triển của hàng loạt nghề khác như làm đá, làm bia, nghề mộc và nghề đúc kim loại.
- An Nam đại tứ khí, trong đó chuông Quy điền, vạc Phổ Minh đã trở thành niềm tự hào dân tộc 4 .
- Cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nghề rèn rất phổ biến ở nông thôn người Việt, và một số dân tộc anh em khác.
- Có thể kể đến ở đây một số làng nổi tiếng ở người Việt như Đa Sĩ (Hà Tây), Đa Hội (Bắc Ninh) Nho Lâm (Nghệ An), nghề rèn của người Xơ-đăng, Cơ-ho, Ra-glai ...ở Tây Nguyên, người Hmông, Dao ở phía Bắc.....
- Không thể không nói đến ở đây về kỹ thuật và các sản phẩm rèn độc đáo của người Hmông như lưỡi cày, súng săn.
- Trong thời bao cấp, lưỡi cày bằng gang sản xuất từ đồng bằng đưa lên vùng cao được người Hmông tái chế tạo lại mới có thể sử dụng được.
- Cây súng săn với kỹ thuật khoan nòng bằng phương pháp thủ công là một trong những sáng tạo độc đáo mà người Hmông đã tạo ra..
- Bên cạnh các nghề kể trên, chúng ta còn thấy có mặt ở đây đó một số nghề thủ công khác như nghề kim hoàn, làm gạch ngói (do nhu cầu xây dựng, kiến trúc) ở người Việt, người Chăm, người Tày - Nùng.
- Ngoài ra còn phải kể đến một số nghề đòi hỏi kỹ thuật tinh vi xuất hiện ở một vài nơi như khảm trai, làm tranh, tạc tượng, trang trí trong các công trình kiến trúc, các nghi lễ...Nhiều sản phẩm truyền thống trên lĩnh vực này đã và đang góp mặt trong nhiều hoạt động của xã hội hiện đại, nhất là khi nhu cầu văn hoá và tái nhận thức về bản sắc văn hoá của cư dân được định danh lại trong tâm thức và nhu cầu bảo tồn, hưởng thụ văn hoá..
- Chỉ tính riêng làng Triều Khúc, một làng cổ ven đô Hà Nội xưa cho đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng tôi đã thống kê được trên 100 nghề thủ công khác nhau.
- Có thể nói khi nhu cầu sử dụng của con người đòi hỏi thì nghề thủ công từng bước ra đời và ngược lại các nghề thủ công xuất hiện nhằm thỏa mãn những yêu cầu của đời sống con người.
- Với một số lượng đáng kể như vậy một bộ sưu tập đầy đủ các ngành nghề thủ công cổ truyền đang là một đòi hỏi cấp bách trong nghiên cứu cũng như ứng dụng thực tiễn từ kinh tế đến văn hoá..
- Khi nói tới sự đa dạng, phong phú của nghề thủ công và sự phát triển của nó là chúng ta đặt thủ công nghiệp trong tổng thể của cơ cấu, kinh tế truyền thống ở các dân tộc mà hoạt động kinh tế chủ đạo là nghề trồng trọt - ngành hoạt động chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất và văn hoá.
- Nhưng một mặt khác, chúng ta cũng cần phải đánh giá đúng tầm quan trọng và vị trí của các nghề thủ công truyền thống trong đời sống kinh tế xã hội của các dân tộc ở nước ta và ngày nay không nên coi nó như là một ngành kinh tế phụ trong tổng thể cơ cấu kinh tế.
- Điều chúng tôi muốn đề cập ở đây là mức độ phát triển không đều của các nghề thủ công ở các dân tộc.
- Thực tế khảo sát ở một số làng nghề ở người Việt cho thấy, khi xem xét tỷ trọng giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp thì thủ công nghiêp không thua kém so với nông nghiệp.
- Quan niệm “nhất sĩ, nhì nông’’ và thang bậc: sĩ, nông, công, thương đã làm hạn chế sự phát triển của thủ công nghiệp trong các xã thôn truyền thống..
- Ở người Việt, ngoài tính phong phú, do điều kiện phát triển kinh tế xã hội mà ở một số nghề, một số vùng đã xuất hiện các làng thủ công chuyên sản xuất một số mặt hàng được coi là mặt hàng đặc sắc (có bí truyền, giấu nghề và cho đến thời cận đại đã xuất hiện các phường hội, xuất hiện thợ cả, thợ bạn), đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế, đẩy lùi nông nghiệp xuống hàng thứ yếu như một số làng dệt La Khê, Vạn Phúc (Hà Tây, nay là Hà Nội) cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hoá.
- Trong khi đó, ở các dân tộc thiểu số và phần lớn các làng Việt, quá trình ấy chưa hề diễn ra mà thủ công nghiệp chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người sản xuất và một phần được đưa ra trao đổi để phục vụ địa phương trong vùng.
- Các hoạt động sản xuất thủ công hầu hết được tiến hành trong từng gia đình, sản phẩm trở thành hàng hoá với số lượng ít, phản ánh rõ nét tính tự cung tự cấp trong đời sống kinh tế.
- Vì thế người ta quen gọi nghề thủ công là công nghệ gia đình.
- Chính đặc điểm đó đã làm cho các nghề thủ công cổ truyền khó phát triển mạnh mẽ để có thể vượt ra khỏi quỹ đạo của khuôn khổ khép kín..
- Chúng ta đã và luôn luôn khẳng định rằng, một số sản phẩm thủ công đạt đến trình độ kỹ thuật sản xuất khá cao, và hơn nữa đạt đến trình độ mỹ thuật, nghệ thuật như trên một số sản phẩm dệt, gốm, mỹ nghệ dân gian v.v.
- Chúng ta còn khẳng định những giá trị văn hoá đặc sắc trên các mặt hàng thủ công cổ truyền ở các dân tộc, những đóng góp của các dân tộc ở Việt Nam trên lĩnh vực này.
- Nhưng, trong khuôn khổ của nền sản xuất tiền công nghiệp, tiền tư bản chủ nghĩa, các nghề thủ công cổ truyền các dân tộc ở nước ta được tiến hành trong điều kiện trình độ kinh.
- tế phát triển thấp, công cụ đơn giản, hạn hẹp về không gian, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, kỹ thuật sản xuất nhìn chung là thô sơ, ít cải tiến, chậm đổi mới..
- Do sản xuất thủ công mới chỉ đóng khung trong nhu cầu tự cấp tự túc mà chúng tôi đã đề cập trên đây, thủ công nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa được kích thích của kinh tế hàng hoá mà chính yếu tố này lại là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy và tạo đà cho thủ công nghiệp phát triển.
- Một số làng thủ công nổi tiếng ở đồng bằng đã đưa các ngành nghề đó lên vị trí chủ đạo chính là nhờ sự thúc đẩy của kinh tế hàng hoá và ngược lại, nhất là khi có sự tác động của nhu cầu xã hội và những mầm mống đầu tiên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện vào quãng thế kỷ XVII, XVIII..
- Điều đáng lưu ý ở đây là các sản phẩm của nghề thủ công muốn chiếm lĩnh thị trường bao giờ cũng đòi hỏi đạt đến trình độ kỹ thuật, kỹ xảo.
- Cũng trong cùng nghề dệt, nhưng mỗi làng nổi tiếng bao giờ cũng giữ vị trí độc tôn một vài loại sản phẩm nào đó như các làng La Khê (The), Vạn Phúc (lụa Vân), Cổ Đô (lụa), lĩnh ở Trích Sài, vùng Bưởi v.v.
- Do tác động nhiều chiều và nhiều yếu tố khác nhau, các nghề thủ công cổ truyền đang mất dần đi vai trò cần thiết và cần phải có trong đời sống hiện tại các dân tộc ở nước ta.
- Cần phải nói ngay rằng, tình hình sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hàng tiêu dùng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các nghề thủ công ngày càng bị mai một, tàn lụi, nhất là khi thiếu những định hướng bảo tồn và chính sách phát triển.
- nhưng một mặt khác, sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng và những lợi thế của nó trong tình hình hiện nay cũng tác động không ít tới các ngành nghề thủ công truyền thống.
- Hơn nữa, có những giai đoạn do nhận thức không đầy đủ vai trò của thủ công nghiệp, do chính sách trọng nông và tư duy hợp tác hoá tập trung đã tác động không nhỏ đối với hoạt động sản xuất các ngành nghề thủ công..
- Tuy vậy do tính văn hoá của sản phẩm hàng hoá, các ngành nghề thủ công dù còn nhiều tính chất tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ thô sơ, manh mún vẫn có đủ lý do để tồn tại và hơn thế nữa cần phải được phục hồi, phát triển phục vụ đời sống hiện tại và tương lai, đấy là chưa kể các sản phẩm có tay nghề và mỹ thuật cao vẫn có đầy đủ giá trị của nó bên cạnh các mặt hàng công nghiệp cùng loại.
- Không phải ngẫu nhiên mà một số loại sản phẩm dệt, gốm, mây tre, mỹ nghệ.
- Bởi vì một số loại sản phẩm này không chỉ thuần túy chứa đựng giá trị sử dụng mà nó còn là sản phẩm văn hoá mang giá trị văn hoá và nghệ thuật.
- Hơn nữa sản phẩm thủ công còn là phương tiện chuyển tải văn hoá dân tộc ra bên ngoài, phục vụ đắc lực cho các hoạt động du lịch, quảng bá hình ảnh..
- Với những ý kiến sơ bộ trên đây, rõ ràng là việc nghiên cứu các nghề thủ công cổ truyền có ý nghĩa rất thiết thực cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn hiện nay, đòi hỏi phải được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu đó.
- Ở đây chúng tôi xin nêu mấy suy nghĩ bước đầu đang đặt ra hiện nay trong việc nghiên cứu các nghề thủ công cổ truyền..
- Nhanh chóng tiến hành điều tra khảo sát các nghề thủ công cổ truyền ở tất cả mọi dân tộc và địa phương để có thể đưa ra một bộ sưu tập hoàn chỉnh về các thủ công cổ truyền ở Việt Nam trên các mặt: quá trình sản xuất, các thao tác kỹ thuật, các tri thức kinh nghiệm dân gian, các loại sản phẩm, vai trò của nghề thủ công đó trong hoạt động kinh tế đối với từng tộc người....
- Trên cơ sở sưu tập đó, căn cứ vào nhu cầu sản xuất và tiêu dùng rất đa dạng, vừa mang tính dân tộc vừa mang tính địa phương vừa mang tính toàn quốc, vừa mang tính quốc tế, để có định hướng đưa ra biện pháp phục hồi và phát triển.
- Vấn đề đặt ra ở đây không phải là phục hồi và phát triển tất cả mà phải đặt nó trong một kế hoạch tổng thể trên quy mô cả nước và ở từng địa phương, từng dân tộc..
- Cần có chiến lược nhằm bảo tồn các tri thức dân gian phong phú trong các nghề thủ công gắn liền với việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, ví như bảo tồn gien các loại nguyên liệu đặc trưng.
- Kho tàng tri thức dân gian là rất to lớn và có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo tồn văn hoá dân tộc..
- Khi xem xét nghiên cứu các nghề thủ công cổ truyền với tư cách là một ngành sản xuất, đồng thời là hoạt động văn hoá phải đặt nó trong quá trình phát triển của các tộc người, trong môi trường cảnh quan tộc người.
- Các ngành nghề thủ công cổ truyền ở tất cả các dân tộc về đại thể được tiến hành trong các xã hội tiền công nghiệp, điều đó quy định vị trí, tầm quan trọng cũng như những hạn chế của nó trong toàn bộ hoạt động nói chung.
- Mặt khác cũng phải xác lập và đặt nó trong hiện tại, tức là trong thời kỳ công nghiệp hoá nước nhà để thấy rõ vai trò vị trí tầm quan trọng của thủ công nghiệp trong việc tổ chức sản xuất, khai thác nguồn nhân lực tại chỗ để phát triển kinh tế, bảo tồn văn hoá và hội nhập, giải quyết công ăn, việc làm và nâng cao đời sống của người dân.
- Các ngành n ghề thủ công ở mỗi dân tộc và mỗi vùng có những đặc điểm riêng, ngoài đặc thù của dân tộc, các điều kiện địa lý tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú vô tận.
- Việc phát triển các nghề thủ công tại chỗ, ngoài việc sử dụng một lực lượng lao động khá lớn, còn phát huy tốt việc khai thác nguồn tài nguyên đó với tri thức dân gian ở các tộc người..
- Vốn tri thức quý giá này cũng phải được nhanh chóng khai thác nghiên cứu, nâng niu, trân trọng và phát huy tác dụng, kết hợp với việc cải tiến, đầu tư kỹ thuật khi xác định biện pháp phát triển ngành nghề..
- Sự chuyển đổi, phục hồi và phát triển một số nghề thủ công trên nền tảng truyền thống trong vài thập kỷ gần đây đã làm thay đổi diện mạo ở nhiều vùng nông thôn như các làng nghề, các trung tâm khai thác nghề thủ công trên khắp cả nước.
- Cùng với sự hồi sinh của các ngành nghề thủ công, nhiều hoạt động kinh tế khác cũng được mở rộng.
- vậy, sự hồi sinh và phát triển các làng nghề trong cơ chế thị trường cũng đặt ra không ít vấn đề cần xem xét như vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề giáo dục và các tệ nạn xã hội ở nông thôn.
- Trong kế hoạch đầu tư định hướng cho sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống, ngoài nhu cầu tiêu dùng phục vụ dân sinh, cần phải đẩy mạnh việc sản xuất hàng hoá, phục vụ du lịch, xuất khẩu đối với các mặt hàng này.
- Kinh nghiệm của một số cơ sở sản xuất và mặt hàng thủ công xuất khẩu cho thấy, những sản phẩm cổ truyền bao giờ cũng được ưa chuộng và mua với giá cao trên thị trường quốc tế.
- Ở đây, tính văn hoá hay giá trị văn hoá của hàng hoá là thế mạnh của các mặt hàng thủ công truyền thống mà chúng ta cần phải biết giữ gìn, phát huy nâng cao trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, gắn liền với chủ nhân sáng tạo ra nó (chủ thể đặc biệt trong việc bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá của tộc người)..
- Thực tiễn phát triển ở Việt Nam hiện nay cho thấy, các ngành nghề thủ công truyền thống phần lớn tập trung tại các vùng nông thôn rộng lớn.
- Phải chăng bên cạnh các mô hình kinh tế và các loại hình kinh tế khác, các ngành nghề thủ công là một trong những chiếc chìa khoá để góp phần tháo gỡ những vấn đề nổi cộm đang đặt ra ? Nói một cách rộng hơn là tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ hàng hoá là cánh cửa để nông thôn đi vào công nghiệp hoá..
- Tất nhiên đi liền với nó là một hệ thống giải pháp đồng bộ, từ cơ cấu ngành nghề đến sản phẩm hàng hoá, từ đào tạo nghề đến đầu ra sản phẩm, từ hệ thống dịch vụ đến công nghệ việc làm, từ hoạt động kinh tế đến văn hoá.
- Điều quan trọng hơn chính là sự phát triển bền vững, vì đây mới là cốt lõi cho sự phát triển “ tam nông” ở Việt Nam hiện nay.
- Vấn đề phát triển bền vững tam nông chúng tôi sẽ trở lại trong một dịp khác.
- 3 Lâm Bá Nam: Ngh ề dệt cổ truyền làng La Khê, T ạp chí Dân tộc học, số 3-1986