« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghệ thuật kiến tạo cảnh quan phủ Tuy Lý Vương, Thừa Thiên Huế, Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- NGHỆ THUẬT KIẾN TẠO CẢNH QUAN PHỦ TUY LÝ VƯƠNG, THỪA THIÊN HUẾ, VIỆT NAM.
- Kiến trúc cảnh quan, nghệ thuật kiến tạo cảnh quan, vườn cổ điển, vườn cảnh Việt Nam.
- Phủ Tuy Lý Vương được xây dựng dưới triều Nguyễn mang những đặc trưng văn hóa xã hội Việt Nam trong thời kỳ này.
- Phủ Tuy Lý Vương là công trình kiến trúc tiêu biểu cho nghệ thuật kiến tạo cảnh quan Việt Nam thế kỷ XIX.
- Nghiên cứu này đã tiến hành điều tra, phân tích và tổng hợp nghệ thuật kiến tạo cảnh quan phủ Tuy Lý Vương trên phương diện bố cục cảnh quan, thủ pháp xử lý không gian cảnh quan, kiến trúc cảnh quan và cây xanh cảnh quan.
- Kết quả của nghiên cứu này đã làm rõ giá trị nghệ thuật kiến tạo cảnh quan phủ Tuy Lý Vương và là cơ sở dữ liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực cảnh quan cổ điển trên Thế giới và Việt Nam..
- Nghệ thuật kiến tạo cảnh quan phủ Tuy Lý Vương, Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
- Kiến trúc cảnh quan là một lĩnh vực thuộc ngành khoa học cảnh quan, đang phát triển mạnh mẽ và đã gặt hái được những thành tựu nghiên cứu nhất định tại các nước phát triển trên thế giới.
- Bên cạnh sự phát triển của cảnh quan hiện đại, cảnh quan cổ điển mang giá trị đặc trưng văn hóa dân tộc và đóng vai.
- trò quan trọng trong sự phát triển của ngành khoa học cảnh quan.
- Kiến trúc cảnh quan cổ điển được phân thành hai trường phái chính là cảnh quan cổ điển phương Đông (đại diện có vườn Trung Quốc và vườn Nhật Bản) và cảnh quan cổ điển phương Tây (đại diện có vườn Ý, vườn Pháp và vườn Anh) (Zhou, 2014).
- Những nghiên cứu trên cảnh quan cổ điển chủ yếu tập trung nghiên cứu bố cục cảnh quan,.
- thủ pháp xử lý không gian cảnh quan, nghệ thuật kiến trúc, cây xanh, giá trị văn hóa nghệ thuật,.....
- Kiến trúc cảnh quan cổ điển Việt Nam được biết đến qua những nghiên cứu về nghệ thuật kiến tạo cảnh quan vườn cung đình Huế (Nguyen, 2013.
- Kết quả của những nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến khía cạnh lịch sử, văn hóa và kiến trúc cảnh quan.
- Với mục đích nghiên cứu làm rõ nghệ thuật kiến tạo cảnh quan phủ đệ dưới triều Nguyễn, yêu cầu đặt ra là cần tập trung nghiên cứu một cách toàn diện.
- Ngoài việc phân tích những yếu tố nền tảng lịch sử, văn hóa – xã hội của quốc gia, cần tập trung nghiên cứu bố cục cảnh quan, thủ pháp xử lý không gian kiến trúc cảnh quan và cây xanh cảnh quan..
- Một trong số những nhà vườn đó là phủ Tuy Lý Vương, mang trong mình giá trị lịch sử văn hóa và văn học nghệ thuật đặc trưng của triều Nguyễn, được thể hiện rõ nét thông qua nghệ thuật kiến tạo cảnh quan khuôn viên phủ.
- Năm 1991, phủ Tuy Lý Vương đã được công nhận là di tích quốc gia và được bảo tồn cho đến nay..
- Bắt nhịp cùng với sự phát triển của ngành kiến trúc cảnh quan tại Việt Nam, nghiên cứu nghệ thuật kiến tạo cảnh quan cổ điển đã tiến hành trên đối tượng khuôn viên phủ Tuy Lý Vương.
- Thông qua điều tra khảo sát thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm chuyên dụng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích các thủ pháp nghệ thuật ứng dụng trong bố cục cảnh quan, thủ pháp xử lý không gian, nghệ thuật trang trí kiến trúc, cảnh quan cây xanh trong khuôn viên phủ Tuy Lý Vương.
- Kết quả của nghiên cứu này có những đóng góp nhất định cho sự phát triển chung của ngành kiến trúc cảnh quan Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực cảnh quan cổ điển, là cơ sở tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu trong và ngoài nước..
- Đối tượng nghiên cứu là cảnh quan khuôn viên phủ Tuy Lý Vương Nguyễn Phúc Miên Trinh, tọa lạc tại số 140 đường Nguyễn Sinh Cung, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam..
- Phương pháp điều tra thực địa: sử dụng thiết bị chuyên dụng như thước đo chiều dài, chiều cao, máy định vị vị trí tiến hành đo đạc chính xác kích thước khuôn viên và các hạng mục kiến trúc cảnh quan trong phủ Tuy Lý Vương như nhà chính, cổng tam quan, bình phong, giao thông chính, vườn quả,....
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: tiến hành điều tra phỏng vấn cán bộ Sở văn hóa và thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế - ông Trần Văn Dũng và người chủ tự phủ Tuy Lý Vương - ông Nguyễn Phước Vĩnh Phú.
- Thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp liên quan đến Tuy Lý Vương và quá trình xây dựng và biến đổi của khuôn viên phủ..
- Phương pháp xác định tên loài thực vật: thông qua việc điều tra hiện trạng cây xanh trong khuôn viên phủ Tuy Lý Vương, tiến hành xác định chính xác tên khoa học của các loài thực vật dựa theo hệ thống phân loại thực vật học của Phạm Hoàng Hộ (1999)..
- 3.1 Công năng khuôn viên phủ Tuy Lý Vương.
- Khuôn viên phủ Tuy Lý Vương có tổng diện tích khoảng 1.919 m 2 , được phân chia thành 05 khu công năng nhỏ, bao gồm đường giao thông chính, khu sân trung tâm, khu kiến trúc và khu vườn cây (Hình 1)..
- Trong khuôn viên phủ Tuy Lý Vương có hai khu sân.
- tổng diện tích khuôn viên phủ đệ.
- Đây là khu vực cảnh quan chính, phối kết bình phong, tiểu phẩm trang trí nghệ thuật và hoa cây cảnh tạo nên tiểu cảnh chính trong khu vực này.
- Khu kiến trúc bao gồm từ đường, nơi thờ phụng mẫu thân ngài Tuy Lý Vương là bà Lê Thị Ái, từ đường ông Tuy Lý Vương và nhà phụ.
- Khu vườn cây có diện tích 1.141 m 2 , chiếm 59.46% tổng diện tích khuôn viên phủ Tuy Lý Vương, trồng các loại cây ăn quả và cây cảnh quan tạo lên một hệ sinh thái cây trồng phong phú, có chức năng cải tạo vi khí hậu khuôn viên phủ đệ và cung cấp nguồn trái cây, rau xanh phục vụ sinh hoạt hàng ngày (Bảng 1)..
- Bảng 1: Bảng thống kê diện tích khu công năng trong khuôn viên phủ Tuy Lý Vương (2019).
- 1 Khuôn viên phủ Tuy Lý Vương 1919 100.
- Hình 1: Mặt bằng công năng khuôn viên phủ Tuy Lý Vương.
- 3.2 Bố cục không gian và thủ pháp nghệ thuật xử lý không gian khuôn viên phủ Tuy Lý Vương.
- Khuôn viên phủ Tuy Lý Vương được bố trí xây dựng theo bố cục hướng nội.
- Hạng mục kiến trúc được bố trí trên trục chính của phủ đệ theo phương bắc nam, đây là trục cảnh quan chính của phủ đệ, bố trí cổng tam quan, từ đường mẫu thân, từ đường Tuy Lý Vương, bình phong, tiểu cảnh.
- tạo nên một không gian tập trung ở vị trí trung tâm phủ đệ..
- Không gian râm mát của vườn cây xanh được ví như tấm áo giáp bao bọc bên ngoài khuôn viên phủ đệ..
- Với tổng diện tích khuôn viên hạn chế khoảng 1.919 m 2 , phủ Tuy Lý Vương được xử lý không gian thông qua thủ pháp nghệ thuật so sánh và phân tầng cảnh quan, giúp mở rộng không gian khuôn viên phủ đệ cả về chiều rộng và chiều cao, tránh xa sự nhàm chán và đơn điệu trong không gian cảnh quan.
- Thủ pháp nghệ thuật so sánh được áp dụng trong bố cục cảnh quan, mật độ các hạng mục công trình tập trung vào trục trung tâm bắc – nam tạo nên sự đối lập với không gian vườn cây bao bọc bên ngoài trên tổng thể bố cục của phủ Tuy Lý Vương.
- Thủ pháp nghệ thuật phân tầng cảnh quan được áp dụng dựa vào độ cao không gian, phân chia thành 3 tầng cảnh quan, bao gồm tầng cảnh quan nền, tầng cảnh quan giữa và tầng cảnh quan gần.
- Tầng cảnh quan nền bố trí trồng cây thân gỗ cao to.
- Tầng cảnh quan giữa bố trí các hạng mục kiến trúc và trồng cây bụi.
- Tầng cảnh quan gần bố trí tiểu cảnh nhỏ và hoa bụi sát mặt đất (Hình 2)..
- Hình 2: Bản vẽ mặt đứng không gian phủ Tuy Lý Vương 3.3 Nghệ thuật trang trí kiến trúc.
- Kiến trúc là hạng mục không thể thiếu trong sân vườn cảnh quan.
- Điểm nổi bật của kiến trúc phủ Tuy Lý Vương là hai căn nhà từ đường, cổng tam quan và hai bức bình phong.
- Đây là đặc trưng nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn còn lưu giữ cho tới ngày nay..
- 3.3.1 Nghệ thuật kiến trúc nhà từ đường Phủ Tuy Lý Vương xây dựng hai nhà từ đường, bao gồm ngôi từ đường một gian hai chái cao 5,8 m, diện tích 118 m 2 , thờ phụng mẫu thân ngài Tuy Lý Vương (Hình 3) và ngôi từ đường ba gian hai chái cao 6 m, diện tích 183 m 2 , thờ phụng ngài Tuy Lý.
- Phần nóc nhà được trang trí những mô típ trang trí thảo mộc cách điệu thành rồng xen kẽ với mô típ kỷ hà, kết hợp với kỹ thuật khảm sành sứ tạo nên nét độc đáo riêng cho công trình kiến trúc phủ Tuy Lý Vương..
- Hình 3: Từ đường thân mẫu Hình 4: Từ đường Tuy Lý Vương Trong bố cục mặt bằng của nhà từ đường, gian.
- Ngài Tuy Lý hết sức chăm nom và phụng dưỡng mẹ già, là tấm gương sáng về đức hiếu hạnh trong hoàng tộc và dân chúng, được người đời ngưỡng mộ, kính phục và tôn xưng ông là.
- Ngoài 150 bản mộc là tác phẩm thơ văn của ngài, trong phủ còn lưu giữ khá nhiều văn bản chữ Hán, chữ Nôm được thể hiện trên các hệ thống hoành phi, đối liễn và 12 bức trướng bên trong gian thờ ngài Tuy Lý Vương.
- Hình 5: Nội thất từ đường Tuy Lý Vương Hình 6: Cổng tam quan 3.3.2 Nghệ thuật kiến trúc cổng tam quan.
- Ngoài ra, trên cổng tam quan trang trí nhiều câu đối bằng chữ Hán, có ý nghĩa giới thiệu về phủ và ca ngợi công đức, tài năng của Tuy Lý Vương (Hình 6)..
- Hàng chữ Hán ngang chính giữa cổng tam quan là “綏理王祠門”, phiên âm Hán Việt là “Tuy Lý.
- Vương từ môn”, nghĩa là “Cổng nhà thờ Tuy Lý Vương”.
- 3.3.3 Nghệ thuật kiến trúc bình phong.
- Trong khuôn viên phủ Tuy Lý Vương xây dựng hai bức bình phong.
- Bức bình phong thứ hai được đặt trước nhà từ đường Tuy Lý Vương, với quy mô khiêm tốn hơn, cao 1,5 m, rộng 10,5 m, phân thành 3 phần, phần trung tâm cao hơn hơn bên.
- Hình 7: Bình phong 1 Hình 8: Bình phong 2 3.4 Cây xanh cảnh quan.
- Cây xanh là hạng mục cảnh quan chiếm diện tích lớn nhất trong khuôn viên phủ Tuy Lý Vương, được tuyển chọn từ những loại cây trồng bản địa, cây cho trái ngọt, hoa thơm và mang những giá trị văn hóa tinh thần nhất định.
- Cây ăn quả là loại cây trồng chính, được phối hợp với những loại cây có giá trị cảnh quan thông qua hình thức phối kết trồng cây theo hàng, theo khóm, trồng cây trong chậu kiểng.
- Bảng 2: Chủng loại và phương pháp phối kết cây xanh trong khuôn viên phủ Tuy Lý Vương (2019).
- Giá trị cảnh quan.
- Trong khuôn viên phủ Tuy Lý Vương còn trồng những loại cây mang giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam như cây mai, cây tùng tháp, cây trầu.
- Có thể kết luận rằng việc lựa chọn và phối kết các loài cây trồng trong khuôn viên phủ Tuy Lý Vương là dựa vào tính địa phương, tính dân tộc kết hợp với nguyên lý phong thủy, tạo nên một hệ thực vật phong phú trong khuôn viên phủ..
- Sự ảnh hưởng của nền văn hóa nước Pháp được thể hiện khá rõ nét trong bố cục trục cảnh quan chính trong vườn cảnh Việt Nam và những đường nét hình học trong thiết kế..
- Lấy ví dụ điển hình là vườn tư gia Giang Nam Trung Quốc, sử dụng bố cục nội tâm kiến tạo không gian khuôn viên nhà vườn, sử dụng đa dạng các thủ pháp nghệ thuật xử lý không gian tạo nên sự biến đổi và đa dạng không gian, thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn cảnh quan của con người.
- Từ ví dụ điển hình chúng ta có thể nhận thấy rằng, phủ Tuy Lý Vương và vườn Trung Quốc đều sử dụng bố cục nội tâm trong thiết kế, đều coi trọng yếu tố biến hóa trong không gian vườn và thỏa mãn nhu cầu cư trú và thưởng ngoạn của con người.
- Phân tích kỹ thủ pháp nghệ thuật xử lý không gian chúng ta có thể nhận thấy, phủ Tuy Lý Vương chỉ sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh và phân tầng không gian, phân chia không gian công năng ít hơn, gồm 3 không gian chính là không gian tập trung chính giữa phủ, không gian vườn quả và không gian đường giao thông chính, các hoạt động khác như vui chơi thưởng ngoạn được sử dụng xen kẽ trong ba không gian chính này.
- Không gian công năng của vườn.
- thông qua việc sử dụng đa dạng các thủ pháp nghệ thuật xử lý không gian như.
- Bảng 3: So sánh nghệ thuật kiến tạo cảnh quan phủ Tuy Lý Vương và vườn Trung Quốc Nội dung so sánh Vườn tư gia Giang Nam, Trung Quốc Phủ Tuy Lý Vương.
- Bố cục cảnh quan - Bố cục nội tâm - Bố cục nội tâm.
- Không gian cảnh quan - Nghỉ ngơi cư trú, giải trí, dã ngoại,.
- giao thông - Thủ pháp nghệ thuật.
- xử lý không gian - Đa dạng - So sánh, phân tầng cảnh quan.
- Điển hình vườn cổ điển Pháp là vườn tư gia Vaux-le-Vicomte, được xây dựng vào năm thiết kế theo đuổi phong cách vĩ đại, bố cục cảnh quan rõ ràng (Grbić et al., 2016).
- Quy mô khuôn viên rộng lớn, đường giao thông và các hạng mục cảnh quan như hoa thảm, bậc thang, bồn cây,…đều có kích thước lớn.
- Bố cục vườn cảnh sử dụng trục cảnh quan chính có chiều dài khoảng 1.000 m và chiều rộng 200 m, bố cục đối xứng và ứng dụng quy tắc hình học trong các công trình kiến trúc, điêu khắc cây xanh và thảm hoa (Ou, 2009)..
- vườn Pháp theo đuổi phong cách vĩ đại, bố cục cảnh quan hoàn toàn sử dụng trục cảnh quan chính, bố cục đối xứng và ứng dụng hình học trong thiết kế..
- Trong khuôn viên phủ Tuy Lý Vương tuy rằng cũng sử dụng bố cục trục cảnh quan chính theo hướng bắc nam và phần nào đã ứng dụng hình học trong các thiết kế kiến trúc như bình phong, cổng tam quan, nhà từ đường,…nhưng không phải hoàn toàn ứng dụng như vườn Pháp, không sử dụng tác phẩm điêu khắc cây xanh hay thiết kế thảm hoa theo khối hình học, đa phần sử dụng hình dáng tự nhiên của thực vật để trang trí cảnh quan..
- Bảng 4: So sánh nghệ thuật kiến tạo cảnh quan phủ Tuy Lý Vương và vườn Pháp Vườn Vaux-le-Vicomte, Pháp Phủ Tuy Lý Vương - Theo đuổi phong cách thiết kế vĩ đại, hoàn toàn sử.
- dụng bố cục trục cảnh quan chính và vận dụng hình học trong thiết kế, bố cục đối xứng..
- Sử dụng bố cục trục cảnh quan chính, nhưng không hoàn toàn ứng dụng hình học trong thiết kế..
- Nghệ thuật kiến tạo cảnh quan là lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến nghiều ngành khoa học.
- Nghiên cứu này đã dựa trên nền tảng điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội của địa phương tiến hành phân tích nghệ thuật kiến tạo cảnh quan phủ Tuy Lý Vương trên bốn phương diện chính là bố cục cảnh quan, thủ pháp xử lý không gian cảnh quan, kiến trúc cảnh quan và cây xanh cảnh quan..
- Nghệ thuật kiến tạo cảnh quan phủ Tuy Lý Vương thể hiện rõ nét tính đặc trưng dân tộc, đặc trưng văn hóa xã hội của triều đại nhà Nguyễn và thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương..
- Khuôn viên phủ Tuy Lý Vương sử dụng bố cục cảnh quan hướng nội, toàn bộ hạng mục công trình kiến trúc bao gồm cổng tam quan, bình phong, nhà từ đường được xây dựng trên trục cảnh quan chính theo hướng bắc nam, tạo nên không gian tập trung ở chính giữa khuôn viên phủ.
- Không gian bên ngoài.
- Thủ pháp xử lý không gian cảnh quan được sử dụng là thủ pháp so sánh và phân tầng cảnh quan theo chiều cao không gian..
- Thông qua sự khéo léo trong việc sử dụng các thủ pháp xử lý không gian đã làm cho không gian cảnh quan phủ Tuy Lý Vương mở rộng thêm cả về chiều rộng và chiều cao, tránh xa sự nhàm chán và đơn điệu.
- Thực vật cảnh quan chú trọng sử dụng hệ thực vật bản địa, phong phú về chủng loại cây trồng và phương pháp phối kết cũng như ý nghĩa văn hóa riêng của các loài thực vật, tạo nên nét đặc trưng.
- trong cảnh quan phủ đệ.
- Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy được sự ảnh hưởng của đạo Nho, đạo Phật và vườn Pháp trong nghệ thuật kiến tạo cảnh quan phủ Tuy Lý Vương thông qua bố cục nội tâm, trục cảnh quan chính, nhà từ đường mẫu thân ngài Tuy Lý Vương và gian thờ phụng tổ tiên, trời phật trong kết cấu nhà từ đường..
- Hoành phi và câu đối tại phủ Tuy Lý Vương, truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020