« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHỆ THUẬT MỞ TRUYỆN VÀ KẾT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO


Tóm tắt Xem thử

- NGHỆ THUẬT MỞ TRUYỆN VÀ KẾT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ VĂN THẢO.
- Một trong những đặc sắc của truyện ngắn Lê Văn Thảo là nghệ thuật mở truyện và kết truyện.
- Đó là cách mở truyện rất đa dạng, tự nhiên với giọng văn mộc mạc nhưng nhẹ nhàng đằm thắm, đậm chất Nam Bộ và cách kết thúc truyện thường bất ngờ, có khả năng gợi cho người đọc niềm suy tư, trăn trở.
- Qua đó, nhà văn muốn chia sẻ với người đọc sự nhận thức về quy luật đời sống và đúc kết được bài học về đạo lí, về lẽ sống ở đời.
- Với những thành công đó, truyện ngắn Lê Văn Thảo có thêm sức hấp dẫn và sức tạo dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người đọc..
- Lê Văn Thảo là một trong số những nhà văn tiêu biểu nhất ở Nam Bộ.
- Với gần năm mươi năm miệt mài tìm tòi và sáng tạo, Lê Văn Thảo đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.
- Tác phẩm của Lê Văn Thảo đa dạng về thể loại: kí, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, trong đó truyện ngắn chiếm một vị trí quan trọng.
- Truyện ngắn của Lê Văn Thảo được sáng tạo nên bằng tài năng nghệ thuật, bằng tình yêu nồng nàn đối với quê hương xứ sở và.
- Những yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn và đặc sắc cho truyện ngắn Lê Văn Thảo không chỉ ở cách tạo tình huống truyện, cách xây dựng nhân vật và các vấn đề giàu tính nhân văn được nhà văn nghiền ngẫm, lí giải, mà còn ở nghệ thuật mở truyện và kết truyện.
- Nhà văn A.
- tr.52].
- Dựa vào sở trường của mình, mỗi nhà văn sẽ có những cách khác nhau để dẫn dắt, triển khai câu chuyện.
- Để truyện có sức hấp dẫn, lôi cuốn, nhà văn phải tạo.
- được dấu ấn cho người đọc ngay từ những dòng đầu tiên và cả những dòng kết thúc của tác phẩm..
- Truyện ngắn Lê Văn Thảo có cách mở truyện rất đa dạng, tự nhiên và gần gũi với cuộc sống, con người Nam Bộ.
- Truyện thường được bắt đầu với những cảnh thiên nhiên, cảnh xuân về tết đến, và có khi lại là những kí ức về thời thơ ấu, về cuộc sống nghĩa tình trong những tháng năm kháng chiến,… Dù được viết ở thời chiến tranh, hay thời bình, cách mở truyện của Lê Văn Thảo vẫn giúp cho người đọc ngay từ đầu cảm nhận được vấn đề nhà văn phản ảnh trong truyện gắn liền với cuộc sống và con người vùng đất Nam Bộ..
- Với các truyện ngắn sáng tác trong thời gian chiến tranh (Trận chiến đấu trong rừng mù u, Đôi bạn, Đêm Tháp Mười, Chuyện bên bờ sông Vàm Cỏ, Kỉ niệm của người chiến sĩ, Chuyện một cô thanh niên xung phong), Lê Văn Thảo thường sử dụng cảnh thiên nhiên để mở đầu cho truyện ngắn của mình.
- Truyện ngắn Trận chiến đấu trong rừng mù u, được mở đầu bằng cảnh thiên nhiên với những cánh rừng mù u xanh tốt: “Ở miệt rừng phía bắc tỉnh Biên Hòa, vùng cặp hai bên lộ mười sáu có loại cây mù u rừng.
- tr.25].
- Từ cách mở truyện đó, nhà văn muốn gợi cho người đọc cảm nhận được phần nào vai trò của hình ảnh rừng mù u trong việc dẫn dắt câu chuyện.
- Câu chuyện được kể bắt đầu từ cảnh sắc thiên nhiên đó..
- tr.230- 231].
- Khi đọc truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đánh giá: “Đây là một truyện ngắn hay và anh Thảo mở đầu truyện bằng cảnh mấy người thương binh ngồi trong tối ngắm ra cái ánh trăng trải xuống những tàu lá rau cải.
- Ánh trăng tối hôm đó đóng vai trò như một sự kiện trong thiên truyện ngắn” [1.
- tr.317].
- Trong khung cảnh thiên nhiên ấy, những người thương binh được nghe một câu chuyện cảm động về tình nghĩa vợ chồng của người chiến sĩ.
- Lê Văn Thảo còn sử dụng những yếu tố khắc nghiệt của thiên nhiên để mở truyện.
- Đó là khung cảnh thiên nhiên trong truyện ngắn Đêm Tháp Mười với những vất vả, những khó khăn mà người chiến sĩ gặp phải trên con đường hành quân và chiến đấu: “Đã gần cuối tháng mười rồi mà trời vẫn còn mù mịt bụi mưa, đồng nước một màu trắng xóa không còn phân biệt đâu là bến đâu là bờ nữa..
- tr.113].
- Cách mở truyện này còn được Lê Văn Thảo sử dụng ở truyện ngắn Chuyện bên bờ sông Vàm Cỏ.
- tr.141].
- Trên cái nền đó, chân dung của những người chiến sĩ được nhà văn thể hiện trở nên ngời sáng, chân thật và sinh động hơn..
- Bên cạnh đó, nhà văn Lê Văn Thảo còn sử dụng cảnh ngày Tết để mở đầu cho nhiều truyện ngắn mà nổi bật là các truyện: Lá thư dưới hầm bí mật, Câu chuyện hai mươi năm, Cô gái đi vào cửa sau.
- Không khí của đêm ba mươi Tết được nhà văn sử dụng để mở đầu cho Câu chuyện hai mươi năm..
- Câu chuyện thấm đẫm giá trị nhân văn sâu sắc.
- Sự bao dung nhân hậu của những người vợ, người mẹ được Lê Văn Thảo thể hiện chân thật và cảm động: “Má.
- tr.137].
- Qua đó, người đọc thấy hết được sự bất hạnh, thiệt thòi của con người phải gánh chịu những hậu quả của chiến tranh: “Thiếu thốn tình cảm mà, năm hết Tết đến ai không nhớ đến ông bà, cha mẹ.
- tr.83- 84]..
- Có những truyện ngắn được Lê Văn Thảo mở đầu bằng cách gợi nhớ lại những kỉ niệm của một thời đã qua (Ông cá hô, Bà nội tôi, Thằng Cung, Anh cà khêu ghé qua làng.
- Bà nội tôi là một câu chuyện cảm động của nhân vật tôi với người bà của mình.
- tr.193].
- Qua những hồi tưởng của nhân vật tôi, người đọc như chìm vào dòng cảm xúc miên man và sâu lắng về người bà, người mẹ cả đời tần tảo sớm hôm nuôi cháu, nuôi con và che chở cho cách mạng.
- tr.75- 76].
- Còn truyện ngắn Người Sài Gòn được mở đầu bằng kí ức về những khó khăn, thử thách trong đời sống chiến đấu.
- tr.184].
- Cách mở truyện theo hướng gợi lại những kỉ niệm của một thời đã qua còn được thể hiện trong các truyện ngắn: Đánh gần, Chiếc hang thần của ông Sáu Nếp, Cửa sổ màu xanh, Thơ tình một nửa….
- Từ những cách mở truyện trên, Lê Văn Thảo đã tạo được một không gian nghệ thuật hợp lí trước khi đi vào thể hiện một phương diện đời sống của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh..
- Ở những truyện ngắn viết sau chiến tranh, Lê Văn Thảo thường mở truyện bằng những cảnh của cuộc sống đời thường, từ đó dẫn dắt người đọc đi vào từng câu chuyện, đến với từng số phận nhân vật.
- Truyện ngắn Kể chuyện nghe chơi được mở đầu với cảnh bàn nhậu đang dần tàn nhưng bỗng sôi nổi trở lại: “Cuộc nhậu kéo dài, tàn dần bỗng bùng trở lại, như thường thấy trong các đám nhậu lão làng, những kẻ già đời lăn lộn trong rượu bia, tóc đã hoa râm nhưng mạch máu dẫn rượu vẫn còn thông suốt.
- tr.27].
- Với cách mở truyện đó, người đọc ngay từ đầu có được niềm cảm thông đối với những con người đã trải qua thời chiến tranh đầy gian truân, thử thách.
- Phản ánh thân phận con người trước những biến động của cuộc sống đời thường, nhà văn Lê Văn Thảo đã thâm nhập vào nhiều phương diện khác nhau của cuộc sống.
- Truyện ngắn Người viết thư thuê được mở đầu bằng hình ảnh một ông già ở vào độ tuổi xưa nay hiếm làm một công việc hiếm thấy trong đời sống hiện thời là viết thư thuê tại một góc bưu điện của thành phố.
- tr.36].
- Từ cách mở truyện đó, ngay từ đầu, truyện gợi cho người đọc cảm nhận được phần nào vẻ đẹp của người viết thư giữa đời thường..
- Có khi Lê Văn Thảo sử dụng những cảnh sắc giàu chất thơ để mở truyện.
- Ngay cả truyện viết về cảnh sắc của thành phố Missoula bang Montana (Mỹ) nét đặc điểm này cũng được thể hiện rõ, khi nhà văn mở đầu truyện bằng cảnh:.
- Để từ những cảnh sắc đó, nhà văn dẫn dắt người đọc trở lại những tháng năm trong quá khứ với bao nỗi buồn đau của một thời đã qua..
- Có thể nói, nghệ thuật mở truyện của Lê Văn Thảo khá đa dạng, nhà văn đã đưa người đọc đi hết câu chuyện này đến câu chuyện khác bằng giọng văn nhẹ nhàng đằm thắm, đậm chất Nam Bộ.
- Trên cơ sở đó, mỗi câu chuyện về chiến tranh, hay đời thường đều là những lát cắt tinh tế về cuộc sống mà nhà văn quan sát và phản ánh.
- Nhà văn D.Phuôcmanôp khẳng định: “Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối” [4.
- tr.225].
- Đến với truyện ngắn Lê Văn Thảo, chúng tôi nhận thấy, cách kết thúc truyện của ông thường bất ngờ và luôn gợi lên niềm suy tư, trăn trở cho người đọc..
- Truyện ngắn Chuyện bên bờ sông Vàm Cỏ được khép lại bằng việc nhân vật ông Hai bất ngờ tự nguyện dời nhà vào ấp chiến lược sống cùng với kẻ thù, cho dù.
- Với cách kết truyện này, nhà văn khẳng định lòng yêu nước, sự thủy chung, tinh thần đấu tranh cách mạng và xử trí thông minh, sáng tạo của người nông dân Nam Bộ.
- Còn trong truyện ngắn Đứa con, nhân vật Ba Lắm và con ở hai chiến tuyến..
- tr.271]..
- Đó là một cách kết thúc có hậu trong muôn vàn cách kết thúc khác của những truyện viết về chiến tranh.
- tr.175].
- Với cách kết thúc truyện nói trên, Lê Văn Thảo thực sự chớp được cái hiếm, cái trời cho đó..
- Bên cạnh đó, cách kết thúc truyện của Lê Văn Thảo thường đằm sâu chất triết lí, sự chiêm nghiệm về tình đời, tình người, thông qua một câu văn hay một đoạn văn cuối truyện.
- Từ những vấn đề ngắn gọn, giản dị, và kết thúc với cách nhìn, cách nghĩ chân tình, truyện ngắn Lê Văn Thảo tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
- Ở truyện ngắn Câu chuyện hai mươi năm, tác giả đã mượn câu chuyện về những con người tham gia cuộc chiến hôm qua để nói về vấn đề hôm nay, cũng như của mai sau.
- Câu chuyện hai mươi năm kết thúc với lời dặn dò chan chứa tình yêu thương của người mẹ: “Cho dì gởi lời thăm má con.
- tr.173].
- Cách kết thúc truyện giúp cho người đọc hiểu hơn về sự nhân hậu của một người mẹ, về lối sống đẹp mà mỗi người cần hướng đến..
- Chất triết lí ở kết thúc truyện có khi được thể hiện ở lời khuyên của nhân vật này dành cho nhân vật khác, để rồi người đọc cảm nhận được đó cũng chính là thông điệp mà Lê Văn Thảo muốn gởi đến.
- Thế nhưng, kết thúc truyện anh phải ra đi vì: con người nơi đây quen với nếp mòn và chấp nhận những gì đã có..
- Làng quê ven sông lại tiếp tục với cuộc sống vốn có của nó với những cái hàng rào che chắn, để rồi nhân vật tôi “nửa đời người trở về.
- Cách kết truyện nói trên của Lê Văn Thảo đã gợi cho người đọc bao điều suy nghĩ..
- Viết về con người đời thường với bao nỗi lo toan trước cuộc sống, Lê Văn Thảo không chỉ thể hiện sự đồng cảm với những khó khăn mà các nhân vật gặp phải, mà còn giãi bày những suy tư trăn trở trước cuộc đời và ngợi ca cái đẹp, cái cần trân trọng, giữ gìn.
- Kết thúc truyện ngắn Căn nhà là những lời chân thành mà nhân vật Tám Long dành cho bạn mình: “Thôi chuyện nhà cửa để đó, mình chưa hết khổ với nó đâu.
- tr.109].
- Từ cách kết thúc đó, nhà văn muốn khẳng định cái đẹp của sự thủy chung trong tình bạn trước đời sống có nhiều biến động phức tạp..
- Với ý nghĩa đó, truyện ngắn Hai người cha được khép lại với tình cảm mà người cha dành cho con: “Mà thôi cũng đâu có chuyện gì nói nữa, thằng con của chúng mình tôi có công sanh thành anh có công nuôi dưỡng, mình chỉ còn lo đám cưới cho nó, rồi nó sống cuộc đời nó thôi…” [9.
- tr.238].
- Những cách kết thúc ở các truyện ngắn nói trên đều xuất phát từ ý đồ nghệ thuật, từ trăn trở, suy ngẫm của nhà văn trước dòng chảy cuộc đời.
- Điều đáng lưu tâm là sau mỗi cách kết thúc, nhà văn muốn gieo vào lòng người đọc sự nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống, quy luật tình cảm.
- Nhìn chung, truyện ngắn Lê Văn Thảo có cách mở truyện đa dạng, giản dị và tự nhiên, còn cách kết truyện vừa có sự bất ngờ, vừa có sức gợi mở.
- Ông biết cách tận dụng cơ hội, chớp lấy thời cơ từ chất liệu phong phú, đa dạng của đời sống trong quá trình tìm tòi, sáng tạo, nên ở mức độ nhất định, ông đã “tô đậm được cái mở đầu” và tạo được “cú đấm” ở kết thúc truyện.
- Điều đó không chỉ làm cho truyện ngắn của ông có được dấu ấn sâu đậm đối với người đọc, mà còn góp phần dẫn dắt và giúp họ nhận ra chân lý đời sống.
- Do vậy, dù viết về chuyện đã qua hay hiện thời, dù là Kể chuyện nghe chơi nhưng bao giờ cách mở truyện và kết truyện của Lê Văn Thảo cũng hấp dẫn, giàu ý nghĩa nhân văn, đều hướng người đọc đến với những điều tốt đẹp.
- Đó cũng là yếu tố góp phần làm nên sự đặc sắc cho truyện ngắn Lê Văn Thảo..
- Huỳnh Như Phương (1994), Những tín hiệu mới, NXB Hội Nhà văn..
- Lê Văn Thảo (1985), Đêm Tháp Mười, NXB Văn hóa và Thông tin Đồng Tháp..
- Lê Văn Thảo (1986), Buổi chiều và sáng hôm sau (truyện ngắn), NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh..
- Lê Văn Thảo (1999), Con mèo, NXB Văn học..
- Lê Văn Thảo (2011), Lên núi thả mây, NXB Văn học.