« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị định 03/2013/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 49/2010/QH12 về dự án, công trình


Tóm tắt Xem thử

- Quy định về tổ chức và phương thức hoạt động của Hội đồng thẩm định nhà nước và cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định.
- thuê tư vấn thẩm tra và tính chi phí thẩm định, thẩm tra dự án, công trình quan trọng quốc gia.
- hồ sơ, thủ tục trình thẩm định dự án, công trình quan trọng quốc gia.
- Tiêu chí vốn đầu tư xác định dự án, công trình quan trọng quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 và Khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết số 49/2010/QH12.
- b) Dự án, công trình đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đối với các dự án, công trình không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này).
- TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ THẨM ĐỊNH.
- Tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định nhà nước.
- Hội đồng thẩm định nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo từng dự án, công trình có nhiệm vụ tổ chức thẩm định các dự án, công trình quan trọng quốc gia (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và/hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư hoặc trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
- Hội đồng thẩm định nhà nước gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hôi đồng và các thành viên khác của Hội đồng.
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Lãnh đạo cơ quan khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị củaChủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước.
- Số thành viên Hội đồng Thẩm định nhà nước phải là số lẻ để đảm bảo nguyên tắc biểu quyết theo đa số.
- Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thẩm định và các hoạt động thẩm định theo nhiệm vụ được giao, những ý kiến đánh giá kết quả thẩm định, kết luận và kiến nghị của Hội đồng thẩm định nhà nước về các nội dung của dự án, công trình quan trọng quốc gia.
- Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, quyết định các vấn đề về quy chế làm việc, chương trình và kế hoạch công tác của Hội đồng và các vấn đề khác có liên quan trọng quá trình thẩm định dự án, công trình quan trọng quốc gia.
- Hội đồng thẩm định nhà nước làm việc theo chế độ tập thể dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng.
- Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước được coi là hợp lệ khi có ít nhất 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền).
- riêng các kết luận cuối cùng thông qua các nội dung thẩm định dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua.
- Ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước được lấy bằng biểu quyết tại cuộc họp hoặc bằng văn bản gửi đến Hội đồng.
- Hội đồng thẩm định nhà nước tự giải thể sau khi hoàn thành công việc thẩm định theo quy định.
- Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước.
- Xem xét phê duyệt quy chế làm việc của Hội đồng thẩm định nhà nước, kế hoạch thẩm định sau khi Hội đồng thẩm định nhà nước có ý kiến, quyết định triệu tập các cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ trì các phiên họp, phân công trách nhiệm Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước.
- Quyết định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành hoặc Tổ giúp việc Hội đồng tùy theo yêu cầu công việc.
- Trong các trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc báo cáo trước Chính phủ một số nội dung hoặc công việc do Phó Chủ tịch trực tiếp phụ trách.
- Quyết định việc thuê và lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án, công trình quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này.
- Trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước.
- Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các hoạt động của Hội đồng.
- Giúp Chủ tịch Hội đồng xem xét, đánh giá các báo cáo chuyên môn và các hoạt động khác của Hội đồng để trình Thủ tướng Chính phủ.
- Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước.
- Xem xét có ý kiến về các nội dung thẩm định dự án, công trình quan trọng quốc gia trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, cơ quan và địa phương do mình phụ trách và về những vấn đề chung của dự án, công trình quan trọng quốc gia.
- Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng thẩm định nhà nước, trao đổi đóng góp ý kiến về các nội dung xem xét, thẩm định và biểu quyết các kết luận của Hội đồng thẩm định nhà nước khi cần thiết.
- Trường hợp đặc biệt không thể tham dự được, thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước phải có ý kiến bằng văn bản, đồng thời ủy quyền cho đại diện tham dự.
- Nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước.
- Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có các nhiệm vụ sau: 1.
- Huy động bộ máy giúp Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức công việc thẩm định dự án và các hoạt động chung của Hội đồng.
- phối hợp với các cơ quan liên quan, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, tư vấn thẩm tra để thực hiện các công việc thẩm định.
- Chuẩn bị các hợp đồng tư vấn thẩm tra, biên bản nghiệm thu hợp đồng và các chứng từ có liên quan khác để phục vụ việc thanh, quyết toán chi phí thẩm định và thẩm tra dự án, công trình quan trọng quốc gia.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước giao.
- Nhiệm vụ của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành.
- Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành là bộ phận được thành lập để giúp việc cho Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định (quy định tại Điều 11 Nghị định này), gồm chuyên gia các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan.
- Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành có các nhiệm vụ sau: a) Xây dựng kế hoạch thẩm định dự án, công trình quan trọng quốc gia (theo mẫu Phụ lục kèm theo Nghị định này) trình Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định.
- b) Thẩm định các nội dung được phân công.
- c) Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đề nghị của các thành viên trong Hội đồng thẩm định nhà nước, các Tổ giúp việc khác trong quá trình thẩm định, trình Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định.
- d) Thực hiện các công việc để giúp Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định lựa chọn tư vấn thẩm tra (trong trường hợp cần thuê tư vấn thẩm tra) theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
- đ) Tổng hợp các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước, đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định xem xét, quyết định những vấn đề cần xử lý trong quá trình thẩm định.
- e) Dự thảo báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định để trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định xem xét ký trình Thủ tướng Chính phủ.
- Tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định.
- Cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức thẩm định việc điều chỉnh dự án, công trình quan trọng quốc gia (trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ không thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước).
- Cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định có các nhiệm vụ sau: a) Quyết định việc thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành và/hoặc Tổ giúp việc khác tùy theo yêu cầu của công tác thẩm định.
- Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành có nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này.
- b) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thẩm định và các hoạt động thẩm định theo nhiệm vụ được giao, những ý kiến đánh giá kết quả thẩm định, kết luận và kiến nghị của cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định về các nội dung của dự án, công trình quan trọng quốc gia.
- c) Xem xét phê chuẩn quy chế làm việc, kế hoạch thẩm định điều chỉnh dự án, công trình quan trọng quốc gia.
- d) Quyết định việc thuê và lựa chọn tư vấn thẩm tra điều chỉnh dự án, công trình quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này.
- THUÊ TƯ VẤN THẨM TRA VÀ CHI PHÍ THẨM ĐỊNH, THẨM TRA DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG QUỐC GIA.
- Thẩm quyền quyết định việc thuê tư vấn thẩm tra các dự án, công trình quan trọng quốc gia.
- Tư vấn thẩm tra là tổ chức hoặc cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc liên danh trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là tư vấn) được Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định thuê để thực hiện một hoặc một số phần công việc của nội dung thẩm định dự án, công trình quan trọng quốc gia.
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định quyết định việc thuê tư vấn trong nước thẩmtra dự án, công trình quan trọng quốc gia theo hình thức lựa chọn được quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
- Trường hợp cần thuê tư vấn nước ngoài hoặc liên danh trong nước và nước ngoài thẩm tra dự án, công trình quan trọng quốc gia, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận.
- Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án, công trình quan trọng quốc gia.
- Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành chuẩn bị hồ sơ yêu cầu và dự thảo hợp đồng trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định phê duyệt.
- Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành xác định sơ bộ tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu nêu trong hồ sơ yêu cầu trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định thông qua, làm cơ sở để mời tư vấn được lựa chọn đến nhận hồ sơ yêu cầu.
- Tư vấn thẩm tra nhận hồ sơ yêu cầu, chuẩn bị hồ sơ đề xuất trong thời hạn được quy định tại hồ sơ yêu cầu và nộp hồ sơ đề xuất đến Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành.
- Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành đánh giá hồ sơ đề xuất của tư vấn thẩm tra.
- Trong quá trình đánh giá, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành có thể mời tư vấn thẩm tra đến đàm phán, giải thích, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của tư vấn theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
- b) Giá đề nghị lựa chọn sau đàm phán không vượt giá dự toán được Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định phê duyệt.
- Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành lập báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc Thủ trưởng, cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn thẩm tra.
- Trường hợp không lựa chọn được tư vấn thẩm tra, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành có văn bản báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định tiến hành lựa chọn tư vấn thẩm tra khác và thực hiện theo quy định về lựa chọn tư vấn thẩm tra nêu trên.
- Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành mời tư vấn thẩm tra được lựa chọn đến thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký hợp đồng thẩm tra dự án.
- Hợp đồng do Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định ký với tư vấn được lựa chọn.
- Chi phí thẩm định và thuê tư vấn thẩm tra các dự án, công trình quan trọng quốc gia do Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định thực hiện.
- Chi phí thẩm tra là chi phí thuê tư vấn thẩm tra dự án, công trình quan trọng quốc gia (do Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định thực hiện).
- Định mức chi phí thẩm tra dự án, công trình quan trọng quốc gia được xác định theo quy định hiện hành.
- Chi phí thẩm định là các chi phí phục vụ cho các hoạt động thẩm định dự án, công trình quan trọng quốc gia của Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định dự án, công trình quan trọng quốc gia (không bao gồm chi phí thẩm tra nêu tại Khoản 1).
- Chi phí thẩm định bao gồm phụ cấp cho các thành viên tham gia Hội đồng thẩm định nhà nước, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành và các Tổ giúp việc khác (nếu có).
- Chi phí thẩm tra và thẩm định các dự án, công trình quan trọng quốc gia được tính như sau: a) Định mức chi phí thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Báo cáo đầu tư) được tính bằng định mức chi phí thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi (Dự án đầu tư xây dựng công trình).
- b) Trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước, chi phí thẩm định được tính bằng 20% định mức chi phí thẩm tra.
- c) Trong trường hợp không thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước, chi phí thẩm định được tính bằng 15% định mức chi phí thẩm tra.
- Chi phí thẩm định và thuê tư vấn thẩm tra các dự án, công trình quan trọng quốc gia được tính trong tổng mức đầu tư dự án và được chủ đầu tư thanh toán theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định.
- Chi phí thẩm định và thẩm tra dự án, công trình quan trọng quốc gia được chủ đầu tư chuyển vào tài khoản theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định, bảo đảm tiến độ thẩm định, thẩm tra dự án, công trình quan trọng quốc gia theo kế hoạch.
- Hội đồng Thẩm định nhà nước hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm thanh toán chi phí thẩm tra cho tư vấn thẩm tra theo hợp đồng đã được ký.
- đồng thời xem xét quyết định việc khoán chi cho các thành viên Hội đồng, các Tổ chuyên gia và các chi phí khác, bảo đảm hoạt động thẩm định của Hội đồng hoặc của cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định.
- HỒ SƠ, THỦ TỤC TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG QUỐC GIA.
- Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định dự án, công trình quan trọng quốc gia mới.
- Hồ sơ trình thẩm định gồm: a) Tờ trình của cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc của chủ đầu tư trong trường hợp dự án của cá nhân hoặc tổ chức ngoài nhà nước.
- Số lượng hồ sơ trình thẩm định: 20 bộ.
- Thời gian gửi hồ sơ: Chậm nhất là 180 ngày, trước khi Chính phủ trình Quốc hội theo quy định (trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định), cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư (trong trường hợp dự án của cá nhân hoặc tổ chức ngoài nhà nước) gửi hồ sơ trình thẩm định dự án, công trình quan trọng quốc gia đến cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để tổ chức thẩm định.
- Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định điều chỉnh dự án, công trình quan trọng quốc gia.
- Thời gian gửi hồ sơ: Chậm nhất là 180 ngày, trước khi Chính phủ trình Quốc hội theo quy định (trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định), cơ quan chủ quản chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư (trong trường hợp dự án của cá nhân hoặc tổ chức ngoài nhà nước) gửi hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án, công trình quan trọng quốc gia đến cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định để tổ chức thẩm định.
- d) Báo cáo thẩm định điều chỉnh dự án của cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định.
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;.
- MẪU KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG QUỐC GIA.
- HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH.
- KẾ HOẠCH THẨM ĐỊNH.
- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH.
- Nhiệm vụ thẩm định: Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi [Tên dự án] (sau đây gọi tắt là Dự án) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
- Nội dung thẩm định Dự án: a) Đánh giá về hồ sơ Dự án, gồm.
- Sự đáp ứng tiêu chí xác định Dự án là dự án, công trình quan trọng quốc gia.
- TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH.
- Đề xuất thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, các Tổ giúp việc khác (nếu có).
- THỜI GIAN VÀ CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG.
- Chương trình làm việc của Hội đồng.
- Kế hoạch thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành và các Tổ giúp việc khác (nếu có)