« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị định 209/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng


Tóm tắt Xem thử

- QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;.
- Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008;.
- Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013;.
- Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng,.
- Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
- Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng: a) Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
- c) Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.
- d) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
- đ) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng.
- Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
- Một số dịch vụ quy định tại Khoản 8 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng được quy định như sau: a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức.
- Dịch vụ khám, chữa bệnh quy định tại Khoản 9 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm cả vận chuyển, xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
- Tàu bay quy định tại Khoản 17 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm cả động cơ tàu bay.
- Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Khoản 18 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, thống nhất với Bộ Tài chính quy định cụ thể.
- Hàng hóa nhập khẩu quy định tại Khoản 19 Điều 5 của Luật thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau: a) Đối với hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại nhập khẩu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- trường hợp không tách riêng được thì thuế giá trị gia tăng được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
- Bộ Tài chính hướng dẫn hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu từ một trăm triệu đồng trở xuống không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Khoản này.
- Giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.
- đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
- đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Đối với trường hợp mùa dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này giá tính thuế là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
- Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế giá trị gia tăng là giá chuyển nhượng bất động sản trừ.
- giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng.
- a) Giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể như sau.
- Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất trúng đấu giá.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng (nếu có).
- cơ sở kinh doanh không được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của cơ sở hạ tầng đã tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế giá trị gia tăng.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh bất động sản thực hiện theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá tại thời điểm ký hợp đồng BT theo quy định của pháp luật.
- Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm cả phụ thu, phụ phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
- Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng.
- Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với một số trường hợp đặc thù.
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
- đ) Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% gồm.
- Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
- b) Các sản phẩm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm.
- d) Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng gồm: Phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, xay sát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác.
- đ) Thực phẩm tươi sống quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành các sản phẩm khác.
- Lâm sản chưa qua chế biến quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng bao gồm các sản phẩm rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: Song, mây, tre, nứa, nấm, mộc nhĩ.
- e) Sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại Điểm 1, Khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng.
- Phương pháp khấu trừ thuế thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp khấu trừ bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ.
- số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
- Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
- Thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó.
- Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ.
- giá tính thuế xác định theo quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng.
- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ được xác định căn cứ vào: a) Số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ.
- chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu hoặc nộp thuế đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ xác định bằng giá thanh toán trừ.
- giá tính thuế quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng.
- b) Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
- Bộ Tài chính hướng dẫn cách tính doanh thu làm căn cứ xác định cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế quy định tại Điểm này.
- Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
- Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
- Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
- Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ.
- Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm.
- của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương.
- Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương.
- hoặc giá trị gia tăng dương.
- không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm.
- thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm.
- Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm.
- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau: a) Đối tượng áp dụng.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng quy định tại Khoản 1 Điều này.
- b) Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau.
- c) Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn bán hàng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
- Hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khoán thuế quy định tại Điều 38 Luật quản lý thuế.
- Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng quy định tại Điều này.
- Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
- Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
- Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ.
- giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra.
- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ không hình thành tài sản cố định được khấu trừ tính theo tỷ lệ.
- giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra theo phương án sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh doanh, số thuế tạm khấu trừ được điều chỉnh theo tỷ lệ.
- giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong ba năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu.
- giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra và việc tạm khấu trừ, điều chỉnh đối với số thuế giá trị gia tăng đầu vào quy định tại Điểm này.
- d) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ, trừ trường hợp quy định tại Điểm đ và Điểm e khoản này.
- đ) Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại quy định tại Khoản 19 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ.
- e) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí được khấu trừ toàn bộ.
- g) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó.
- h) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không tính thuế giá trị gia tăng quy định tại các Điểm a, d và đ Khoản 3 Điều 2 Nghị định này được khấu trừ toàn bộ.
- thu nhập doanh nghiệp, trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
- l) Bộ Tài chính quy định cụ thể một số trường hợp cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền.
- Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào: a) Có hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hóa ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
- Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
- Hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Việc hoàn thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
- Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.
- trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
- Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình.
- dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo được quy định như sau: a) Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án.
- Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh