« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị định 76/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo


Tóm tắt Xem thử

- Căn cứ Luật tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;.
- Nghị định này quy định chi tiết các điều sau đây của Luật tố cáo: 1.
- Khoản 2 và Khoản 3 Điều 19 về trường hợp nhiều người cùng tố cáo về một nội dung.
- Khoản 3 Điều 30 về công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
- Điều 40 về bảo vệ người tố cáo.
- Điều 45 về chế độ khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo.
- Nghị định này áp dụng đối với công dân Việt Nam, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc tố cáo.
- cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.
- cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc giải quyết tố cáo.
- Người tố cáo và người thân thích của người tố cáo được bảo vệ.
- cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo.
- Người có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo gồm: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo, cơ quan công an các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo.
- TRƯỜNG HỢP NHIỀU NGƯỜI CÙNG TỐ CÁO.
- CÔNG KHAI KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM BỊ TỐ CÁO.
- CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRÌNH BÀY TỐ CÁO.
- Khi nhiều người cùng tố cáo thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
- Người đại diện phải là người tố cáo.
- Việc cử người đại diện được thực hiện như sau: a) Trường hợp có từ 05 đến 10 người tố cáo thì cử 01 hoặc 02 người đại diện.
- Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người đại diện.
- Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì phải cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.
- Văn bản cử người đại diện tố cáo phải có những nội dung sau: a) Ngày, tháng, năm.
- d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo.
- TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC PHỐI HỢP XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP NHIỀU NGƯỜI CÙNG TỐ CÁO.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở xã, phường, thị trấn.
- Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung ở xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm: a) Phân công cán bộ tiếp đại diện của những người tố cáo để nghe trình bày nội dung tố cáo.
- giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
- b) Chỉ đạo công an cấp xã giữ gìn trật tự công cộng nơi người tố cáo tập trung.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật tố cáo thuộc thẩm quyền.
- nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn người tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
- Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lực lượng bảo vệ, dân phòng bảo đảm trật tự công cộng nơi người tố cáo tập trung.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung tại cơ quan thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), Thủ trưởng cơ quan cử cán bộ tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.
- Trường hợp tố cáo phức tạp, Thủ trưởng cơ quan tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.
- Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật đối với tố cáo thuộc thẩm quyền.
- đối với tố cáo không thuộc thẩm quyền, hướng dẫn người tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
- Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc nơi tiếp công dân của cấp huyện, người phụ trách tiếp công dân có trách nhiệm bố trí cán bộ tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.
- Khi cần thiết, người phụ trách tiếp công dân trực tiếp tiếp đại diện của những người tố cáo.
- yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc tố cáo và các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo.
- Đối với vụ việc phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.
- Trường hợp cần thiết, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc tố cáo hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện người tố cáo.
- Trưởng công an cấp xã quản lý địa bàn nơi người tố cáo tập trung có trách nhiệm bảo đảm trật tự công cộng.
- Trưởng công an cấp huyện có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình tố cáo để tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết tố cáo.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung tại cơ quan của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan cử cán bộ tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung vụ việc.
- Trường hợp tố cáo phức tạp, Thủ trưởng cơ quan tiếp, nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.
- Thủ trưởng cơ quan thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật đối với tố cáo thuộc thẩm quyền.
- Khi nhiều người cùng tố cáo tập trung tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, người phụ trách Trụ sở tiếp công dân có trách nhiệm bố trí cán bộ tiếp và nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.
- Khi cần thiết, người phụ trách Trụ sở tiếp công dân trực tiếp tiếp đại diện của những người tố cáo.
- yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi xảy ra vụ việc tố cáo và các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo.
- Đối với vụ việc phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trực tiếp hoặc cử nguời có trách nhiệm tiếp, nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.
- Trường hợp cần thiết, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi xảy ra vụ việc tố cáo hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo.
- Trưởng công an cấp xã, cấp huyện quản lý địa bàn nơi người tố cáo tập trung có trách nhiệm bảo đảm trật tự công cộng.
- Trưởng công an cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình tố cáo để tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết tố cáo.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng tố cáo đến các cơ quan Trung ương.
- Khi nhiều người cùng cố cáo tập trung tại cơ quan Trung ương, Thủ trưởng cơ quan cử cán bộ tiếp, nghe đại diện của những người tố cáo trình bày nội dung tố cáo.
- b) Khi xét thấy cần thiết, đề nghị lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi xảy ra vụ việc tố cáo tham gia hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo.
- tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi xảy ra vụ việc tố cáo có trách nhiệm: a) Trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm phối hợp với người phụ trách Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan của Trung ương tiếp đại diện của những người tố cáo.
- b) Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc tố cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- c) Giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo cơ quan nhà nước thuộc quyền quản lý giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Thủ trưởng cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người tố cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
- Trưởng công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quản lý địa bàn nơi người tố cáo tập trung có trách nhiệm bảo vệ cơ quan, cán bộ tiếp công dân và đảm bảo trật tự công cộng.
- Bộ Công an có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình tố cáo để tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết tố cáo.
- Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
- b) Niêm yết tại Trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
- CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ THẨM QUYỀN TRONG VIỆC BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO.
- BẢO VỆ BÍ MẬT THÔNG TIN NGƯỜI TỐ CÁO.
- Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo.
- Khi tiếp nhận tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải nghiên cứu, xác định nội dung vụ việc, những thông tin nếu tiết lộ sẽ gây bất lợi cho người tố cáo để áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin cho người tố cáo.
- Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu có yêu cầu làm việc trực tiếp với người tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, người giải quyết tố cáo phải bố trí thời gian, địa điểm và lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.
- Trường hợp phát hiện người không có thẩm quyền có hành vi thu thập thông tin về người tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc xử lý đối với người có hành vi vi phạm.
- Trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, phối hợp giải quyết tố cáo, thi hành quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.
- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo.
- Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.
- Yêu cầu bảo vệ của người tố cáo phải bằng văn bản.
- Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu có căn cứ cho thấy có nguy cơ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ) thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ biết.
- Khi đã ngăn chặn được hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ, tùy theo từng trường hợp cụ thể, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng các biện pháp sau đây: a) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi xâm hại.
- Bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo.
- Khi có căn cứ cho rằng, việc tố cáo có thể xâm hại đến tài sản của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.
- Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu xét thấy có nguy cơ xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ về tài sản biết.
- Trường hợp xác định hành vi xâm hại tài sản đang xảy ra hoặc có thể xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ.
- Khi đã ngăn chặn được hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ sau đây: a) Yêu cầu người có hành vi xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm.
- Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo.
- Khi có căn cứ cho rằng, việc tố cáo có thể xâm hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm hoặc các quyền nhân thân khác của mình, người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.
- BẢO VỆ VỊ TRÍ CÔNG TÁC, VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI THÂN THÍCH CỦA NGƯỜI TỐ CÁO.
- Bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
- Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm kiểm tra, xác minh.
- Bảo vệ việc làm đối với người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là viên chức.
- KHEN THƯỞNG NGƯỜI CÓ THÀNH TÍCH TRONG VIỆC TỐ CÁO.
- Nguyên tắc khen thưởng người có thành tích trong việc tố cáo.
- Sau khi kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo theo quy định tại Nghị định này.
- Người có thành tích trong việc tố cáo có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan giải quyết tố cáo (gọi chung là cơ quan có thẩm quyền) xem xét, quyết định việc khen thưởng đối với mình.
- Trường hợp người có thành tích trong việc tố cáo đã chết thì gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, người đại diện hợp pháp của người tố cáo có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét việc khen thưởng đối với người đó.
- Việc khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo được đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản.
- Người có thẩm quyền đề nghị khen thưởng ngay sau khi người tố cáo lập được thành tích xuất sắc, đột xuất.
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng: a) Tờ trình đề nghị của người giải quyết tố cáo.
- b) Báo cáo tóm tắt thành tích của người tố cáo hoặc cơ quan trình khen thưởng ghi rõ hành động, thành tích đề nghị khen thưởng.
- c) Đề nghị khen thưởng của người tố cáo (nếu có).
- Nguồn kinh phí khen thưởng đối với người có thành tích trong việc tố cáo được trích từ quỹ khen thưởng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
- Đối với cá nhân có thành tích trong việc tố cáo hành vi tham nhũng thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng