« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị định 87/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu


Tóm tắt Xem thử

- Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.
- Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu ngày 14 tháng 6 năm 2005;.
- Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trừ hàng hoá quy định tại Điều 2 Nghị định này:.
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền..
- Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu..
- Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu..
- Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:.
- Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật..
- Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài.
- hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan.
- a) Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;.
- b) Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;.
- c) Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh;.
- gửi hoặc nhận hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam..
- a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế uỷ quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó..
- a) Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan;.
- b) Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hoá..
- Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được xác định theo quy định của pháp luật về trị giá hải quan..
- Đối với các đồng ngoại tệ chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thì xác định theo tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam.
- Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu..
- Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường:.
- a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
- Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;.
- b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác;.
- Phải là hàng hoá có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam tham gia thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế..
- c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam..
- Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi..
- Biện pháp về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hoá.
- Ngoài việc chịu thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này, nếu hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng một trong các biện pháp về thuế sau đây:.
- Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam..
- Thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam..
- Thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam..
- Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biệt đối xử khác theo quy định của pháp luật về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế..
- Thẩm quyền quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu, thuế tuyệt đối và biện pháp về thuế để chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hoá.
- a) Căn cứ vào chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong từng thời kỳ của Nhà nước, định hướng phát triển của các ngành sản xuất, sự biến động về giá cả trên thị trường trong từng thời gian và kiến nghị của các tổ chức, cá nhân, Bộ Tài chính tham khảo ý kiến của các Bộ, các Hiệp hội ngành hàng để ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo nguyên tắc:.
- b) Trên cơ sở các thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu mà Việt Nam đã cam kết, Bộ Tài chính sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, Hiệp hội ngành hàng để ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt..
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:.
- Hết thời hạn hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc kết thúc công việc theo quy định của pháp luật thì đối với hàng hoá tạm xuất phải được nhập khẩu trở lại Việt Nam, đối với hàng hoá tạm nhập phải tái xuất ra nước ngoài..
- b) Hàng hoá là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩu lại Việt Nam;.
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam..
- Hàng hoá nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài được phép tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định của pháp luật sau khi thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công) và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu.
- Hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại được miễn thuế nhập khẩu trên phần trị giá của hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài để gia công theo hợp đồng..
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh.
- hàng hoá là bưu phẩm, bưu kiện thuộc dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá tính thuế tối thiểu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ..
- Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm:.
- Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp..
- Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế công nghệ, đổi mới công nghệ..
- Miễn thuế lần đầu đối với hàng hoá là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này để tạo tài sản cố định của dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn..
- Các dự án có hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế lần đầu quy định tại khoản này thì không được miễn thuế theo quy định tại các khoản khác Điều này..
- Miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:.
- đ) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất khác phục vụ cho hoạt động dầu khí..
- Đối với cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được..
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm:.
- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi điện, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất..
- Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu.
- trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước chỉ phải nộp thuế nhập khẩu trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hoá đó..
- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (trừ xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi và xe ôtô có thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng tương đương với xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi) do Nhà thầu nước ngoài nhập khẩu theo phương thức tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án ODA tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập và miễn thuế xuất khẩu khi tái xuất..
- Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ..
- Địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại khoản 6, khoản 9 và khoản 14 Điều này thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp) và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính..
- Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá quy định tại các khoản và khoản 17 Điều này phải tự xác định, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực các mặt hàng thuộc diện được miễn thuế khi đăng ký Tờ khai hải quan..
- Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với từng trường hợp..
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được xét miễn thuế:.
- Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho quốc phòng, an ninh, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học (trừ trường hợp quy định tại khoản 13 Điều 12 Nghị định này) được xét miễn thuế nhập khẩu..
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan Hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định, chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá.
- Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:.
- Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước ngoài..
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu..
- Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn..
- Hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan nếu đã nộp thuế nhập khẩu thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu..
- Hàng hoá đã nộp thuế nhập khẩu sau đó xuất khẩu trong các trường hợp sau:.
- a) Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam;.
- b) Hàng hoá nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ..
- Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu.
- hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, bao gồm cả trường hợp hàng hoá nhập khẩu tái xuất vào khu phi thuế quan (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này)..
- Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu..
- Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quan được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu..
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (trừ trường hợp đi thuê) để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộp thuế nhập khẩu, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc xuất vào khu phi thuế quan thì được hoàn lại thuế nhập khẩu.
- Số thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hoá khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam.
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua đường dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đã nộp thuế thay cho chủ hàng nhưng không giao được hàng hoá cho người nhận phải tái xuất, tái nhập hoặc trường hợp hàng hoá bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp..
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng sau đó được miễn thuế, giảm thuế theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền..
- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2010 và thay thế Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu..
- Các doanh nghiệp đăng ký lại, đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư theo Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư được tiếp tục hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp trước thời điểm đăng ký lại, đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư.
- Trường hợp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp trước thời điểm đăng ký lại, đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư không quy định ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thực hiện theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký lại, đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời mở rộng quy mô dự án hoặc đầu tư thêm dự án mới khác, hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án thì ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần mở rộng quy mô dự án, phần đầu tư thêm dự án mới khác hoặc áp dụng cho thời gian kéo dài thêm của dự án thực hiện theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại thời điểm đăng ký lại, đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư..
- Đối với dự án khuyến khích đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư có mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cao hơn mức ưu đãi quy định tại Nghị định này thì tiếp tục thực hiện theo mức ưu đãi cho thời gian còn lại.
- trường hợp trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư quy định mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thấp hơn mức ưu đãi quy định tại Nghị định này thì được hưởng mức ưu đãi theo quy định của Nghị định này cho thời gian còn lại..
- Dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (ngày 11 tháng 01 năm 2007) mà được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (trừ xuất khẩu hàng dệt may) do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu theo quy định tại các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, về khuyến khích đầu tư trong nước và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại các văn bản pháp luật này đến hết năm 2011..
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm ban hành Danh mục các mặt hàng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 12 Nghị định này, bao gồm:.
- e) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án nêu tại khoản 14 Điều 12..
- Quy định các tiêu chí xác định dự án thuộc Danh mục lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, bao gồm:.
- Quy định tiêu chí xác định dự án thuộc Danh mục lĩnh vực được ưu đãi thuế nhập khẩu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, bao gồm:.
- Bộ Công Thương có trách nhiệm quy định các tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, bao gồm:.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm ban hành Danh mục hàng hoá chuyên dùng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để làm căn cứ xét miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm ban hành Danh mục hàng hoá chuyên dùng trực tiếp phục vụ giáo dục và đào tạo để làm căn cứ xét miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này..
- linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, giá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc phương tiện vận tải chuyên dùng nêu tại điểm c khoản 6 Điều 12 và điều kiện xác định hàng hoá xuất khẩu được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu nêu tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này;.
- ĐƯỢC ƯU ĐÃI VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ( Ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP.
- CHỈ ĐƯỢC MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU (Ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP