« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị định quy định về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài


Tóm tắt Xem thử

- Quy định về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định này quy định về việc thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng đại diện).
- Nghị định này áp dụng đối với văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài bao gồm các tổ chức xúc tiến thương mại và các tổ chức khác tiến hành các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài).
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động của văn phòng đại diện.
- b) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện.
- c) Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý của các Sở Công Thương đối với hoạt động của văn phòng đại diện trên phạm vi cả nước.
- e) Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của văn phòng đại diện theo thẩm quyền.
- THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN.
- Thành lập văn phòng đại diện.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tiến hành các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam phải thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại Nghị định này.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được thành lập không quá một (01) Văn phòng đại diện của mình trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài.
- Không được thành lập Văn phòng đại diện trực thuộc Văn phòng đại diện.
- Việc thành lập Văn phòng đại diện phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Nghị định này (sau đây gọi tắt là cơ quan cấp giấy phép).
- Điều kiện thành lập Văn phòng đại diện.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được xét cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây: 1.
- Có điều lệ, tôn chỉ mục đích hoạt động của Văn phòng đại diện phù hợp với luật pháp Việt Nam.
- Tổ chức của Văn phòng đại diện.
- Cơ cấu tổ chức và người đứng đầu Văn phòng đại diện do tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tự xác định và phải được đăng ký với cơ quan cấp giấy phép.
- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Văn phòng đại diện được thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại bao gồm: a) Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc.
- Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
- Thông báo hoạt động của Văn phòng đại diện.
- c) Người đứng đầu Văn phòng đại diện.
- d) Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, cơ quan cấp giấy phép.
- đ) Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của Văn phòng đại diện thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Văn phòng đại diện phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính, chế độ báo cáo thống kê theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
- Quyền, nghĩa vụ của Văn phòng đại diện và người đứng đầu Văn phòng đại diện.
- Văn phòng đại diện, người đứng đầu Văn phòng đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các quy định sau: 1.
- Hoạt động theo đúng nội dung, phạm vi hoạt động đã quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Được thuê trụ sở và tuyển dụng người làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
- Đăng ký và sử dụng con dấu của Văn phòng đại diện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
- Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác, không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện.
- Người đứng đầu Văn phòng đại diện không được kiêm nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của thương nhân, tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam.
- Người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện phải có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau: a) Theo đề nghị của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài và được cơ quan cấp giấy phép chấp thuận.
- c) Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không đề nghị gia hạn.
- d) Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà không được cơ quan cấp giấy phép chấp thuận gia hạn.
- đ) Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài và Văn phòng đại diện hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 13 Nghị định này, cơ quan cấp giấy phép phải xóa tên Văn phòng đại diện trong Sổ đăng ký.
- Nghĩa vụ của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đối với Văn phòng đại diện.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam.
- GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN.
- Trình tự và thời hạn cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) để đề nghị cấp phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức.
- Trường hợp không cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, cơ quan cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
- Các thời hạn nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này không bao gồm thời gian tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm: a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu quy định do đại diện có thẩm quyền của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài ký.
- b) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
- đ) Điều lệ hoặc quy chế hoạt động dự kiến của Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
- Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện không cấp Giấy phép cho tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài trong các trường hợp sau đây: 1.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này.
- Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- c) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- d) Thay đổi tên gọi hoặc hoạt động của Văn phòng đại diện đã được cấp phép.
- Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, bao gồm: a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu do đại diện có thẩm quyền của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài ký.
- b) Bản sao (không cần công chứng) Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp.
- Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Trong trường hợp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện với cơ quan cấp giấy phép ngay sau khi phát sinh sự kiện.
- Hồ sơ cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định này bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu do đại diện có thẩm quyền của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài ký.
- Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định này bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu do đại diện có thẩm quyền của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài ký.
- c) Bản sao (không cần công chứng) Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp.
- Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu do đại diện có thẩm quyền của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài ký.
- Gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam theo hình thức Văn phòng đại diện.
- c) Không có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện gồm: a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu do đại diện có thẩm quyền của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài ký.
- c) Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện tính đến thời điểm đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- d) Bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp.
- Trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hết hạn, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải làm thủ tục gia hạn.
- Thời hạn cơ quan cấp giấy phép làm thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thực hiện như thời hạn cấp mới Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
- Ngay sau khi hết thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này mà cơ quan cấp giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức xúc tiến thương mại về lý do không gia hạn Giấy phép.
- Cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này về việc gia hạn hoặc không gia hạn Giấy phép.
- Thời hạn gia hạn thực hiện như thời hạn Giấy phép của Văn phòng đại diện theo quy định tại khoản 5 Điều 14 của Nghị định này.
- Lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải nộp lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định cụ thể mức và việc quản lý lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- c) Không hoạt động trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này sau khi được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- đ) Thực hiện không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mở, sử dụng và đóng tài khoản của Văn phòng đại diện.
- e) Không có địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện hoặc cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện hoặc làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác.
- g) Không thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện với cơ quan cấp Giấy phép theo quy định.
- h) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
- l) Hoạt động không đúng nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện ghi trong Giấy phép.
- n) Vi phạm các nghĩa vụ của Văn phòng đại diện và người đứng đầu Văn phòng đại diện theo quy định của Nghị định này.
- p) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan cấp giấy phép thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Việc thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được thực hiện theo như quy định tại các khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Nghị định này.
- Các trường hợp Văn phòng đại diện bị xem xét thu hồi Giấy phép thành lập bao gồm: a) Không chính thức đi vào hoạt động trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập.
- c) Không báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện hàng năm.
- đ) Hoạt động không đúng chức năng của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
- e) Người lao động làm việc tại Văn phòng đại diện vi phạm pháp luật về lao động của Việt Nam.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tổ chức hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng đại diện mà không có Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì bị chấm dứt hoạt động tại Việt Nam và bị xử lý vi phạm theo pháp luật Việt Nam.
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài có quyền khiếu nại, tố cáo đối với việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà của công chức, cơ quan nhà nước.
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành Nghị định này và quy định chi tiết về việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện quy định tại Nghị định này.
- Văn phòng Chủ tịch nước;.
- Văn phòng Quốc hội;