« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị định số 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn


Tóm tắt Xem thử

- Về công chức xã, phường, thị trấn.
- quản lý công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
- Nghị định này áp dụng đối với công chức cấp xã quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức.
- TIÊU CHUẨN CÔNG CHỨC CẤP XÃ.
- TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ.
- THẨM QUYỀN TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã hàng năm theo từng chức danh, báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Nghị định này.
- Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định của Nghị định này và Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức cấp xã quy định tại Điều 21 Nghị định này.
- Khi tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã vẫn phải thành lập các Ban giúp việc theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
- Hội đồng tuyển dụng công chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Mục 2 THI TUYỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ.
- Mục 3 XÉT TUYỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ.
- Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức.
- Mục 4 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ.
- Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Hội đồng tuyển dụng hoặc Phòng Nội vụ cấp huyện (trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng) báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức.
- Đối với các chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội: Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định tuyển dụng công chức cấp xã.
- Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức không đến nhận việc sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng công chức cấp xã.
- c) Tập giải quyết, thực hiện các công việc của chức danh công chức được tuyển dụng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người có thẩm quyền theo phân cấp quản lý công chức của địa phương ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
- TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CẤP XÃ.
- Điều động, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này đến làm việc ở xã, phường, thị trấn khác.
- b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (giữa 02 đơn vị cấp huyện trong cùng một cấp tỉnh) quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn của cấp huyện này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn của cấp huyện khác.
- c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức cấp xã ra ngoài tỉnh và từ tỉnh khác đến sau khi có ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc điều động, tiếp nhận công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã theo phân cấp quản lý công chức của địa phương.
- Trình tự, thủ tục đánh giá công chức.
- b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá ưu, nhược điểm của công chức trong công tác.
- c) Tập thể công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã họp tham gia góp ý kiến.
- d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kết luận và quyết định xếp loại công chức tại cuộc họp đánh giá công chức hàng năm.
- b) Tập thể Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, Công an xã và công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã họp tham gia góp ý.
- c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá, quyết định xếp loại công chức và thông báo đến công chức sau khi tham khảo ý kiến góp ý bằng văn bản của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện (đối với Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã), Trưởng Công an huyện (đối với Trưởng Công an xã).
- ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CẤP XÃ.
- Công chức cấp xã được hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau: a) Theo nguyện vọng và được Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý.
- Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đối với công chức cấp xã được bố trí trong dự toán chi hoạt động thường xuyên của Ủy ban nhân dân cấp xã được cấp có thẩm quyền giao hàng năm.
- Thời điểm nghỉ hưu: Việc xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm nghỉ hưu được lùi đối với công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
- Thông báo nghỉ hưu và quyết định nghỉ hưu đối với công chức cấp xã: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí cho công chức trước 06 tháng.
- ra quyết định cho công chức cấp xã nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí trước 03 tháng, tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- b) Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để công chức cấp xã được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu.
- XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CẤP XÃ.
- Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP.
- Áp dụng đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: a) Khiển trách.
- Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức cấp xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1.
- Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức cấp xã không giữ chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã hoặc Trưởng Công an xã.
- Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức cấp xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1.
- Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1.
- Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức cấp xã giữ chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1.
- Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức cấp xã có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với công chức cấp xã.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để công chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật.
- Các nội dung khác liên quan đến việc tổ chức họp kiểm điểm công chức cấp xã có hành vi vi phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 16 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Không thành lập Hội đồng kỷ luật đối với trường hợp công chức cấp xã có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo.
- Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã có 05 thành viên, bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật.
- QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CẤP XÃ.
- Nội dung quản lý công chức cấp xã.
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công chức cấp xã.
- Xây dựng quy hoạch công chức cấp xã.
- Quy định tiêu chuẩn, chức danh công chức cấp xã.
- Quy định số lượng công chức cấp xã.
- Thực hiện khen thưởng, xử lý vi phạm, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp xã.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về công chức cấp xã.
- Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức và đối với công chức cấp xã trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức cấp xã.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã.
- Các công tác khác liên quan đến quản lý công chức cấp xã.
- Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn sau: a) Chủ trì trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các quy định về công chức cấp xã.
- c) Chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định cụ thể tiêu chuẩn đối với từng chức danh công chức cấp xã.
- d) Thanh tra, kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân các cấp và đối với công chức cấp xã trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức cấp xã.
- đ) Thống kê, tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên phạm vi toàn quốc.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau: a) Quyết định số lượng cụ thể công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn Bộ Nội vụ.
- b) Ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã.
- hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đánh giá công chức cấp xã hàng năm.
- c) Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã.
- từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng công chức cấp xã.
- e) Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã.
- g) Ban hành quy định về phân cấp quản lý đối với công chức cấp xã.
- h) Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng công chức cấp xã trên địa bàn cấp tỉnh.
- i) Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ và theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp đối với công chức cấp xã.
- k) Hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: a) Lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã.
- b) Tổ chức tuyển dụng đối với công chức cấp xã theo Nghị định này và Quy chế tuyển dụng công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- quyết định tiếp nhận, điều động và quản lý công chức cấp xã theo Nghị định này và theo phân cấp quản lý công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- thực hiện cho thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật.
- c) Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với công chức cấp xã.
- d) Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã theo hướng dẫn và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- đ) Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với công chức cấp xã theo phân cấp quản lý công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- e) Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về công chức cấp xã.
- g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật.
- h) Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn cấp huyện.
- i) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc nhận xét, đánh giá công chức cấp xã hàng năm.
- kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã.
- k) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: a) Trực tiếp quản lý và sử dụng công chức cấp xã.
- nhận xét, đánh giá hàng năm đối với công chức cấp xã.
- quy hoạch, tạo nguồn đối với công chức cấp xã.
- c) Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở cấp huyện khen thưởng công chức cấp xã theo phân cấp quản lý công chức ở địa phương.
- d) Đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp huyện về xử lý vi phạm đối với công chức cấp xã.
- đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã theo quy định của pháp luật.
- e) Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã.
- g) Lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã