« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị định số 16/2012/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch


Tóm tắt Xem thử

- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
- Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005.
- Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch..
- Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực du lịch.
- Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định tại Nghị định này bao gồm: a) Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, kinh doanh ô tô vận chuyển khách du lịch.
- b) Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch.
- c) Vi phạm quy định về xúc tiến du lịch.
- d) Vi phạm các quy định về hoạt động du lịch khác.
- Đối tượng áp dụng Cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài (gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.
- e) Buộc gắn biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật.
- h) Buộc gắn biển hạng cơ sở lưu trú du lịch đúng với quyết định xếp hạng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- k) Buộc tháo dỡ, tiêu hủy các vật phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch, chấm dứt các chương trình quảng bá đối với một số hành vi vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến du lịch.
- HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT Mục 1 HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH, HƯỚNG DẪN DU LỊCH, KINH DOANH Ô TÔ VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH Điều 4.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không có chương trình du lịch bằng văn bản cho khách du lịch hoặc đại diện nhóm khách du lịch.
- b) Không có hợp đồng lữ hành bằng văn bản với khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch theo quy định.
- c) Không giải quyết yêu cầu, kiến nghị chính đáng của khách du lịch theo quy định pháp luật.
- c) Sử dụng hướng dẫn viên dùng thẻ hết hạn để hướng dẫn cho khách du lịch.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng phương tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp đã quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định này.
- b) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.
- c) Sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch.
- Phạt tiền từ đồng đến đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có ít nhất ba hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
- b) Không mua bảo hiểm cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch theo quy định.
- c) Thu tiền ngoài hợp đồng hoặc các hành vi thu lợi bất chính khác từ khách du lịch.
- đ) Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng, chương trình du lịch đã ký kết.
- Phạt tiền từ đồng đến đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc bổ sung đủ phương tiện, trang thiết bị bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
- đ) Buộc hoàn trả khách du lịch hoặc sung quỹ nhà nước những tài sản đã thu bất chính của khách du lịch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 và điểm c khoản 6 Điều này.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đại lý lữ hành bắt đầu hoạt động kinh doanh.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tẩy xóa, sửa chữa, sao chép làm sai lệch nội dung chương trình du lịch của bên giao đại lý lữ hành.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hoạt động đại lý lữ hành cho doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để bán chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế, khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả khách du lịch hoặc sung quỹ nhà nước các khoản thu không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch 1.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Thuyết minh không đúng, không đầy đủ nội dung giới thiệu tại điểm du lịch, khu du lịch.
- đ) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch đã hết hạn.
- b) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài.
- c) Thuyết minh tại khu du lịch, điểm du lịch mà không có giấy chứng nhận thuyết minh viên.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hướng dẫn khách du lịch mà không có thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định.
- b) Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả, giấy chứng nhận thuyết minh viên giả để hành nghề.
- c) Tùy tiện thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.
- e) Đưa khách du lịch đến khu vực cấm.
- g) Thu tiền ngoài hợp đồng hoặc các hành vi thu lợi bất chính khác từ khách du lịch.
- Phạt tiền từ đồng đến đồng đối với hành vi người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.
- Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2.
- b) Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả khách du lịch hoặc sung quỹ nhà nước những tài sản đã thu bất chính của khách du lịch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, g khoản 5 Điều này.
- Vi phạm quy định về kinh doanh ô tô vận chuyển khách du lịch 1.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng/xe đối với hành vi sử dụng xe ô tô dưới 09 chỗ ngồi không đảm bảo nội thất, tiện nghi, trang thiết bị theo quy định để vận chuyển khách du lịch.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/xe đối với hành vi sử dụng xe ô tô từ 09 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ ngồi không đảm bảo nội thất, tiện nghi, trang thiết bị theo quy định để vận chuyển khách du lịch.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng/xe đối với hành vi sử dụng xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên không đảm bảo nội thất, tiện nghi, trang thiết bị theo quy định đối với xe ô tô vận chuyển khách du lịch.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/xe đối với hành vi sử dụng xe ô tô chuyên dụng (caravan) hoặc ô tô hai tầng không đảm bảo nội thất, tiện nghi trang thiết bị theo quy định đối với xe ô tô vận chuyển khách du lịch.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tự ý thay đổi lịch trình vận chuyển mà không được sự đồng ý của khách du lịch.
- b) Không gắn biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật.
- c) Sử dụng lái xe ô tô vận chuyển khách du lịch không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch.
- b) Không làm thủ tục cấp lại biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật.
- c) Không mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch giả để hoạt động kinh doanh.
- b) Mạo nhận xe ô tô vận chuyển khách du lịch.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc bổ sung đủ nội thất, tiện nghi, trang thiết bị của xe ô tô vận chuyển khách du lịch để bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
- b) Buộc gắn biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
- VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH Điều 10.
- Vi phạm quy định về kinh doanh lưu trú du lịch 1.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đặt cơ sở lưu trú du lịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở lưu trú du lịch chính thức đi vào hoạt động.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định về mẫu biển tên, hạng cơ sở lưu trú du lịch.
- b) Không gắn biển hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi đã được Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng.
- c) Không ban hành, niêm yết nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng phương tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch theo quy định của pháp luật.
- b) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ đồng đến đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không đăng ký với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch sau ba tháng, kể từ khi cơ sở lưu trú du lịch chính thức hoạt động kinh doanh.
- Phạt tiền đồng đến đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng tên cơ sở lưu trú du lịch, tên giao dịch, tên viết tắt không đúng với tên của cơ sở lưu trú du lịch đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoạt động kinh doanh.
- b) Thu tiền ngoài hợp đồng hoặc các hành vi thu lợi bất chính khác từ khách du lịch.
- Phạt tiền từ đồng đến đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm ngừng, chấm dứt hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.
- Các quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của bộ, ngành, địa phương có hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch.
- b) Buộc bổ sung đủ phương tiện, trang thiết bị đảm bảo sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
- c) Buộc hoàn trả khách du lịch hoặc sung quỹ nhà nước những tài sản đã thu bất chính của khách du lịch đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 6 Điều này.
- đ) Buộc gắn biển hạng cơ sở lưu trú du lịch đúng với quyết định xếp hạng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Vi phạm quy định về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng.
- Mục 3 HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH Điều 12.
- Vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến du lịch 1.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Nội dung sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch không phù hợp với cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia đã được công bố.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động xúc tiến du lịch làm phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Mục 4 HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH KHÁC Điều 13.
- Vi phạm quy định về tài nguyên du lịch, quy hoạch phát triển du lịch Phạt tiền từ đồng đến đồng đối với hành vi khai thác tài nguyên du lịch trái quy định của pháp luật trong khu du lịch, điểm du lịch hoặc trong khu vực đã được quy hoạch phát triển du lịch.
- Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường du lịch 1.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết nội quy bảo vệ môi trường theo quy định tại nơi dễ quan sát trong cơ sơ lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, trên phương tiện vận chuyển khách du lịch.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không có công trình vệ sinh công cộng đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường trong cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, trên phương tiện vận chuyển khách du lịch theo quy định.
- b) Không tiến hành phân loại rác thải theo quy định trong cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, trên phương tiện vận chuyển khách du lịch.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không tiến hành thu gom, xử lý rác thải theo quy định trong cơ sở lưu trú du lịch và khu du lịch, điểm du lịch và phương tiện vận chuyển khách du lịch theo quy định.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không báo cáo định kỳ hàng năm về công tác bảo vệ môi trường du lịch theo quy định của pháp luật.
- Vi phạm quy định về quản lý, hoạt động kinh doanh trong khu du lịch, điểm du lịch Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: 1.
- Không ban hành nội quy, quy chế quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
- Ban hành nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch trái với quy định pháp luật.
- Vi phạm quy chế của khu du lịch, điểm du lịch.
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1.
- Thanh tra viên Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang thi hành công vụ có thẩm quyền: a) Phạt cảnh cáo.
- Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền: a) Phạt cảnh cáo.
- Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền: a) Phạt cảnh cáo.
- b) Phạt tiền đến mức tối đa của lĩnh vực du lịch.
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này