« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị định số 28/2009/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet


Tóm tắt Xem thử

- Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp,.
- Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;.
- Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet..
- Vi phạm hành chính trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet (sau đây gọi tắt là vi phạm hành chính về Internet) là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
- Các hành vi vi phạm hành chính trong việc cung cấp hoặc sử dụng các dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan..
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính về Internet thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này..
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về Internet trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xử phạt hành chính như tổ chức, cá nhân Việt Nam..
- Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính về Internet bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 và Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về Internet được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về Internet là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
- Đối với hành vi vi phạm quy định về giá cước, phí, lệ phí thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện..
- Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án vi phạm về Internet ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
- trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
- Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này nếu tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về Internet và các biện pháp khắc phục hậu quả 1.
- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo.
- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
- b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính..
- Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
- b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện liên quan tới vi phạm hành chính về Internet;.
- Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất.
- Chương II HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH,.
- Vi phạm các quy định về giấy phép 1.
- Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại khoản 4, 5 và 6 Điều này..
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi tên miền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này.
- Vi phạm các quy định về thiết lập mạng Internet dùng riêng 1.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không dừng cung cấp dịch vụ Internet cho thành viên của mạng Internet dùng riêng khi phát hiện thành viên đó vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet hoặc theo văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này..
- Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ Internet.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 và điểm c khoản 4 Điều này.
- Vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ Internet 1.
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet thì bị xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này..
- Vi phạm các quy định về đại lý Internet 1.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Để người sử dụng dịch vụ vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet..
- Vi phạm các quy định về sử dụng tên miền Internet 1.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi tên miền đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này..
- Vi phạm các quy định về đăng ký, cung cấp tên miền Internet 1.
- Phạt tiền từ đồng đến đồng đối với Nhà đăng ký tên miền ".vn" vi phạm một trong các hành vi sau: a) Không duy trì hoặc không thiết lập các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh đối với các tên miền của tổ chức, cá nhân đã đăng ký trên hệ thống máy chủ tên miền (DNS) của mình.
- Vi phạm các quy định về đăng ký, sử dụng địa chỉ IP và số hiệu mạng 1.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Vi phạm các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về đăng ký, sử dụng địa chỉ IP, số hiệu mạng;.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi địa chỉ IP, số hiệu mạng đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.
- Vi phạm các quy định an toàn, an ninh thông tin 1.
- Phạt tiền từ đồng đến đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không phối hợp hoặc phối hợp không đầy đủ với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và điều tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động Internet;.
- Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- Vi phạm các quy định về giá cước, phí, lệ phí.
- Đối với các hành vi vi phạm về giá cước, phí, lệ phí trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet được áp dụng theo các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và lĩnh vực phí, lệ phí.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi số tiền đã thu sai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này..
- Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ 1.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
- Vi phạm các quy định về trò chơi trực tuyến (online games).
- d) Vi phạm một trong các điều kiện về cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến theo quy định của pháp luật..
- b) Để người sử dụng cung cấp các nội dung trong trò chơi và trên diễn đàn của trò chơi những nội dung vi phạm các điều cấm trong Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
- Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;.
- b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xoá bỏ nội dung thông tin điện tử đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.
- Vi phạm các quy định về trang thông tin điện tử.
- b) Cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm quy định của pháp luật.
- c) Vi phạm một trong các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet đối với các trang thông tin điện tử không phải xin giấy phép.
- Các hành vi vi phạm hành chính khác về trang thông tin điện tử được áp dụng theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, báo chí và xuất bản.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này..
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xóa bỏ nội dung thông tin điện tử trên Internet đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này.
- Vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến 1.
- Phạt tiền từ đồng đến đồng đối với hành vi không thực hiện việc ngăn chặn và loại bỏ các nội dung thông tin vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xóa bỏ nội dung thông tin điện tử trên Internet đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
- Vi phạm các quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
- Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tẩu tán tang vật vi phạm đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc tạm giữ.
- b) Tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật vi phạm đang bị niêm phong hoặc tạm giữ.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến đồng đối với hành vi trì hoãn, trốn tránh không thi hành các quyết định hành chính về thanh tra và xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền..
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi tang vật, phương tiện đã bị tẩu tán đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
- Chương III THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Điều 23.
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông.
- c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.
- đ) Thực hiện các quyền quy định tại điểm 2 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và khoản 2 Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002..
- d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- e) Thực hiện các quyền quy định tại điểm 1 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008..
- Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành khác Trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước được Chính phủ quy định, Thanh tra viên và Chánh Thanh tra các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong việc cung cấp hoặc sử dụng các dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình..
- Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các khoản 4, 5 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi tại Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2007 trong phạm vi địa bàn do mình quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính về Internet được quy định tại Nghị định này.
- Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường Cơ quan Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các khoản Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đối với những hành vi vi phạm hành chính về Internet có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này.
- Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 1.
- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
- Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các Điều và 26 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.
- Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
- Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc quy định tại điểm 3 khoản 17 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008..
- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt 1.
- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
- Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và khoản 27 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008..
- Các vụ việc vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt trong thời hạn pháp luật quy định.
- Chương IV KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM Điều 29.
- Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về Internet hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.
- Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những vi phạm hành chính về Internet theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Internet.
- Việc khởi kiện ra toà án đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính..
- Xử lý vi phạm 1.
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Internet mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Người bị xử phạt vi phạm hành chính về Internet nếu có hành vi cản trở, chống đối người đang thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự