« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị luận về câu nói: Nghệ thuật là ở chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường và cái bình thường trong cái phi thường


Tóm tắt Xem thử

- Nghị luận về câu nói: Nghệ thuật là ở chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường và cái bình thường trong cái phi thường - Ngữ.
- Trong văn chương có những niềm hạnh phúc trong nỗi đau tột cùng mà chỉ người nghệ sĩ mới hiểu được.
- Sáng tạo ra cái mới chính là kết quả của sự công phu và tài năng, nó tạo sức mạnh cho người nghệ sĩ chiến thắng quy luật băng hoại của thời gian.
- Văn chương cũng như các loại hình nghệ thuật khác đều đòi hỏi rất cao sự sáng tạo.
- Không, mỗi tác giả đều sẽ có một điểm nhìn riêng, một cái nhìn mang đậm tính sáng tạo của người viết.
- Đúng như Đi-đô-rốt nói: “Nghệ thuật là ở chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường và cái bình thường trong cái phi thường”.
- Độc Tiểu Thanh kí là một minh chứng tiêu biểu cho nhận định trên..
- “cái phi thường” chính là những điều vượt trội, là những điều có thể còn được ẩn giấu, không phải ai cũng có đủ sự nhạy bén, tinh tế để nhận ra.
- Còn “cái bình thường” là điều cơ bản, là cốt lõi tạo dựng nên những giá trị trong cuộc sống nói chung và văn chương nói riêng.
- Câu nói trên của nhà văn Pháp một lần nữa khẳng định yêu cầu mang tính bắt buộc của mỗi nhà văn, nhà thơ: Đã là người cầm bút, đòi hỏi anh phải có đôi mắt tinh tường để thấu hiểu hết được những sự việc, hiện tượng rất đỗi bình thường của cuộc sống nhưng người nghệ sĩ hơn những người bình thường ở chỗ biết tìm ra những hiện tượng đặc sắc có thể nói lên rõ rệt bản chất của hiện thực.
- Bên cạnh đó cũng không được bỏ quên những giá trị căn bản là cốt lõi của cuộc sống..
- Cái bình thường và cái bình thường trong cái phi thường chính là khả năng phát hiện, phản ánh đời sống – Hiện thực đời sống vốn vô cùng phong phú, đa dạng.
- Do vậy cái mới, cái độc đáo trong phong cách của người sáng tác phải thể hiện ơ sự tìm tòi cái mới về nghệ thuật cũng như nội dung.
- Nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Hiện thực cuộc sống là kho đề tài vô tận để người nghệ sĩ khám phá, phát hiện, nhưng đối với mỗi cây bút, nó lại được chiếu rọi dưới một ánh sáng riêng.
- Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình và biết làm cho ấn tượng ấy có được hình thức riêng biệt, độc đáo.
- con người trong tự nhiên và đời sống xã hội, đồng thời phải có cái nhìn nhân bản, toàn diện đến từng ngõ ngách bên trong của đối tượng.Phát hiện ra cái phi thường trong cái bình thường và ngược lại.
- Điều ấy làm cho tác phẩm trở nên sắc nét, sâu sắc và bộc lộ cái nhìn thấu đáo, toàn diện, thú vị về cuộc sống, con người.
- Nhìn ở phương diện khác khi nhà văn tìm ra cái phi thường trong một cách sâu sắc và chân thực.
- Bởi cuộc sống vốn đa chiều, phức tạp, nếu nhà văn chỉ nhìn cuộc sống bằng đôi mắt đơn giản, một chiều, hời hợt thì hình tượng văn học sẽ trở nên nông cạn, thiếu sức khái quát và chiều sâu nhân bản.
- Nếu văn chương chỉ nhận thức đời sống ở mặt kì vĩ phi thường, tác phẩm sẽ sa vào lối tô hồng cuộc sống.
- Hoặc nhà văn chỉ nhìn cuộc sống ở khía cạnh xù xì, thô nhám, tầm thường thì tác phẩm sẽ làm méo mó, bôi đen hiện thực, quy luật của đời sống..
- Đến với Độc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du, ta bắt gặp một đôi mắt tinh tường của tác giả, một đôi mắt “ trông thấu cả sáu cõi”.
- Đối mắt ấy đã thấy được sự thay đổi của lẽ biến thiên dâu bể, thấy được vẻ đẹp phi thường của nàng Tiểu Thanh giữa cái bình thường của biết bao con người phụ nữ lúc bấy giờ.
- Nhưng giữa cái phi thường ấy lại hàm chứa nỗi đau của biết bao kiếp tài hoa mà bạc mệnh trong xã hội..
- Với cái nhìn sâu sắc, Nguyễn Du đã thấy sự thay đổi tất yếu của cảnh vật trong vòng xoáy khắc nghiệt của thời gian:.
- Câu thơ không chỉ là một bức tranh buồn, ở đó còn có đấu vết tâm linh của người họa sĩ.
- Nguyên tắc “Ý tại ngôn ngoại” đã thể hiện một cách dung dị tự nhiên như một lời nói bình thường, nhưng nó vừa là hình ảnh cuộc đời, vừa là chân dung tâm trạng của nhà thơ, vừa là tiếng thở dài bi thiết vì buông xuôi bất lực của Nguyễn Du..
- Tây Hồ còn gợi nhớ đến người con gái Tiểu Thanh – người con gái từng sống ở đây, tài hoa bạc mệnh.
- Tác giả xót xa tiếc nuối, ai oán trước số phận nghiệt ngã của Tiểu thanh.
- Đẹp, tài hoa mà lại bị hủy hoại, cái chết của nàng là bằng chứng xót xa cho 1 kiếp hồng nhan, bạc mệnh.
- Nếu Thúy Kiều đến với Đạm Tiên trước nấm đất sè sè bên đường, thì bài thơ này, nhà thơ đến với tiểu thanh đáng thương trước hai di vật:.
- Từ hai di vật này, Nguyễn Du đã tạo cho mình nguồn cảm hứng sâu sa.
- Ba trăm năm sau, cùng với biết bao dâu bể, tất cả những gì nhớ về con người ấy hầu như bị hủy diệt, tàn phá.
- Đến hôm nay con người tài sắc một thời ấy lại chỉ còn một tập thơ nho nhỏ.
- Nguyễn Du chỉ còn được biết về nàng, được viếng hồn nàng, thổn thức tỏ lòng thương cảm vô bờ qua việc đọc tập thơ trước cửa sổ:.
- “Độc”, và “nhất” đều chỉ một đã thể hiện sự lẻ loi, cô độc đến tuyệt đối cuẩ nàng tiểu thanh và Nguyễn Du.
- Điều đó thể hiện sự đồng cảm của nhà thơ với tiểu thanh giữa xưa và nay, giữa tài tử và giai nhân..
- Cuộc sống thời đại Nguyễn Du bày ra trước măt biết bao cảnh ngộ, số phận của con người.
- Ta thấy được một xã hội đầy những biến động và bất công, con người thì đói khổ, cơ cực.
- Nhưng ĐTH dân tộc vẫn thấy được vẻ đẹp phi thường của nàng Tiểu Thanh giữa cái bình thường của biết bao con người phụ nữ lúc bấy giờ..
- Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
- Nói đến “son phấn” là nói đến nhan sắc, nói đến “văn chương” là nói đến cái tài..
- Nói “son phấn” có thần hẳn Nguyễn Du muốn nói đến giá trị cao quý, bất tử của nhan sắc người đẹp.
- hồ Tây có hoang phế, núi Cô Sơn có trở thành gò hoang xấu xí thì nhan sắc của Tiểu Thanh cũng không bị lãng quên.
- Còn văn chương là biểu tượng cho tâm hồn, trí tuệ, tuyệt vời của Tiểu Thanh điều này thể hiện sự trân trọng, ngợi ca giá trị, tài năng của người phụ nữ..
- Không dừng lại ở giá trị phi thường ấy, ông muốn nhắc tới nỗi đau khổ của nàng Tiểu Thanh nói riêng, của kiếp người tài hoa bạc mệnh nói chung.
- thường” bởi lẽ trong xã hội xưa, nỗi khổ đau của người phụ nữ được coi là tất yếu, không gì có thể thay đổi được, mà đặc biệt còn là người phụ nữ có tài.
- Như Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong chuyện Kiều:.
- Nhà thơ đã mượn hai hình ảnh hoán dụ “son phấn” và “văn chương” để diễn tả cho nỗi đau đớn, giày vò về thể xác và tinh thần của Tiểu Thanh.
- Son phấn làm gì có thần nhưng Nguyễn Du đã tạo hồn, tạo thần cho nó để rồi cũng biết hận, biết đau nỗi đau bị vùi dập.
- Son phấn, văn chương đều phải chịu số phận đáng thương giống như chủ nhân, son phấn có thần, có linh thiêng, chết rồi mà vẫn phải xót xa thương cảm mãi về những việc người ta làm sau khi chết.
- Còn văn chương không có số mệnh như con người mà vẫn phải mang lụy cũng bị vùi dập.
- Thật là một buổi chiều thu tê tái – buổi chiều của xã hội phong kiến Việt Nam, ở Trung Quốc phản ánh trong tâm hồn Nguyễn Du khi tất cả những cái gì đẹp đẽ cao khiết đều bị vùi dập..
- Tiểu Thanh đến chết và cả sau khi chết vẫn hận, hận bọn người tài nhẫn vô nhân trước những người tài hoa, bất bình với xã hội đã chà đạp cái tài, cái đẹp.
- Như vậy bài thơ ĐTTK đã thể hiện nỗi xót xa cho 1 kiếp đời tài hoa bạc mệnh..
- Từ suy ngẫm về số phận của Tiểu Thanh, tác giả mở rộng liên tưởng đến số phận chung, nỗi oan chung từ cổ chì kim.
- Ông xem đó là câu hỏi lớn chưa có câu trả lời cũng là nỗi bất lực lớn không chỉ của Nguyễn Du mà của cả thời đại ông:.
- Vẫn là cái hờn, cái giận của Tiểu Thanh nhưng đã nằm trong cái hận của muôn đời, muôn người – một cái hận triền miên dài đến nghìn năm day dứt mĩa khôn nguôi..
- Nhà thơ đã từ cái hận của muôn đời mà thấu hiểu cái hận của Tiểu Thanh, đã dồn cái hận của.
- Với những thanh trắc, Nguyễn Du đã diễn tả một cách đầy bi phẫn nỗi đau của những con người tài hoa bạc mệnh.
- chà đạp con người, đặc biệt là con người tài sắc, yếu đuối.
- Câu 6 là lời tự giải đáp của Nguyễn Du cho nỗi oan của Tiểu Thanh và của chính ông.
- Cái phi thường của Nguyễn Du không chỉ dừng lại đối thoại với tiền nhân mà Nguyễn Du đã đối thoại với thời đại, với hậu thế, mong sự thấu hiểu của những người “đồng bệnh tương lân”:.
- Hai câu kết là mạch cảm xúc từ chuyện của Tiểu Thanh, từ chuyện chung của những người tài sắc mà chạnh nghĩ sau này có ai đồng cảm với chính mình.
- Đây là 1 nỗi băn khoăn, lo âu, dằn vặt của người nghệ sĩ chân chính.
- Hỏi Tiểu Thanh để đồng cảm bởi Tiểu Thanh còn có tấ lòng tri kỉ của Nguyễn Du.
- Kết thúc bài thơ là hai tiếng Tố Như đó là Nguyễn Du tự xưng thể hiện cảm xúc của cái tôi cô đơn giữa thời đại, hy vọng vào 1 tương lai tốt đẹp hơn cho hậu thế..
- Giữa cái bình thường của bao số phận con người, Nguyễn Du đã thấy cái phi thường trong tâm hồn sáng ngời của Tiểu Thanh.
- Giữa cái phi thường ấy lại nhói đau sự bất công trong xã hội trung đại không chỉ của người phụ nữ thấp cổ bé họng mà còn là.
- những người tài hoa bạc mệnh.
- Thế mới thấy, Nguyễn Du tinh tế, sâu sắc, nhạy bén đến nhường nào?.
- Người nghệ sĩ là người có tầm nhìn rộng, có tư tưởng lớn và trái tim nhạy cảm mới phát hiện ra những điều phi thường giữa vô vàn cái bình thường.
- Và cũng cần một cái nhìn của người thực sự từng trải, thực không bị cuốn theo những cái phi thường.
- Nếu sáng tác chỉ hướng tới cái phi thường, tác phẩm ấy sẽ sa vào lối tô hồng cuộc sống.
- Bên cạnh đó người đọc cũng cần chủ động phát hiện ra những thứ bình thường, phi thường trong tác phẩm nghệ thuật để thưởng thức một cách đầy đủ, toàn diện “đứa con tinh thần của người nghệ sĩ”.
- Mỗi nghệ sĩ khi đi sâu vào cuộc sống, đều nỗ lực tìm ra một cách khám phá mới lạ..
- Để tạo ra cái mới, người nghệ sĩ cần có tài năng, có năng khiếu bẩm sinh để phát huy cái riêng của mình