« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị luận về nhân vật Ngô Tử Văn


Tóm tắt Xem thử

- Nghị luận về nhân vật Ngô Tử Văn.
- Dàn ý Nghị luận về nhân vật Ngô Tử Văn.
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và nhân vật Ngô Tử Văn..
- Khái quát nhân vật.
- Ngô Tử Văn tên Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang.
- Trong làng có 1 ngôi đền có tên tướng giặc bại trận chết ở đó rồi làm yêu làm quái trong dân gian: Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền.
- hành động liều lĩnh, dũng cảm..
- Sự tức giận của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu.
- Vì thế mà việc làm của Tử Văn là đáng ca ngợi..
- Khi đứng trước công đường Ngô Tử Văn càng tỏ ra mình là người có khí phách.
- Từng bước, từng bước Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẽ thù, cuối cùng đã hoàn toàn đánh gục tên tướng giặc..
- Sau khi được minh oan ở minh ti, Tử Văn trở về nhà chưa được 1 tháng thì Thổ công đến bảo Tử Văn nên nhậm chức phán sự ở đến Tản Viên → Tử Văn vui vẻ nhận lời → thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thần xảo quyệt..
- Ngô Tử Văn đại diện cho chính nghĩa, cho lẽ phải, cho những con người không sợ cường quyền gian ác, sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì chính nghĩa..
- Ngô Tử Văn là biểu tượng của những con người chính trực, dũng cảm, dám hi sinh mình, anh cũng là tấm gương sáng để những thế hệ sau này noi theo..
- Nghị luận về nhân vật Ngô Tử Văn - Bài mẫu 1.
- Nhân vật Ngô Tử Văn được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng là người có tính cách trung thực, ngay thẳng, tính cách bộc trực thẳng thắn không sợ uy quyền, chức tước không sợ ma quỷ nha sai.
- Những hành động Ngô Tử Văn đều thể hiện sự khẳng khái của một người ngay thẳng không sợ trời không sợ đất..
- Trước khi trong chiến tranh Ngô Tử Văn đã giết chết tướng giặc của kẻ thù.
- Ai cũng sợ hắn rồi tránh né không dám lại gần, nhưng Ngô Tử Văn thì ngược lại anh đàng hoàng đĩnh đạc tắm rửa sạch sẽ mặc quần áo gọn gàng ra đốt đền Tản Viên để cho tên quỷ tướng giặc không còn chỗ trú ẩn nữa..
- Hành động của Ngô Tử Văn làm mọi người sợ hãi, ai cũng lo lắng cho tính mạng của anh nhưng Ngô Tử Văn không sợ gì cả bởi anh tin người tốt làm việc đúng không sợ những kẻ xấu xa gian ác.
- Hành động của Ngô Tử Văn là hành động của người ngay thẳng muốn tiêu diệt tận gốc cái xấu cái ác trong cuộc sống trừ hại cho người dân lao động, mang lại cho người dân một cuộc sống bình yên.
- Khi không còn đền nữa thì hồn ma tướng giặc không có chỗ ẩn nấp để quấy nhiễu dân lành..
- Dù kẻ ác là hồn ma, là quỷ có nhiều phép biến hóa khiến cho những người dân thường phải hoảng sợ trước phép thuật của hắn nhưng Ngô Tử Văn không sợ, dù là.
- thế giới thật hắn cũng bị Ngô Tử Văn giết chết, thì khi là mà hắn có biến hóa ra sao bản chất xảo quyệt thế nào cũng không làm Ngô Tử Văn nao núng..
- Xuyên suốt tác phẩm "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên".
- người đọc cảm nhận được rằng Ngô Tử Văn là người cương trực cứng cỏi, luôn đứng lên bênh vực công lý lẽ phải.
- Hồn ma của tên giặc chỉ là một kẻ ác, gian trá xảo quyệt mà thôi.
- Dù hắn có dùng thế lực quyền phép của mình làm cho Ngô Tử Văn bị ốm rồi bắt hồn chàng xuống dưới cửa Diêm Vương để cho Diêm Vương xử tội thì Ngô Tử Văn cũng không sợ..
- Thái độ bình tĩnh của Ngô Tử Văn khi đi qua những quan sai, quỷ thần ở âm tào địa phủ khiến người đọc phải nể phục một con người ngay thẳng, kiên định với việc mình làm không sợ điều gì cả.
- Ngay cả khi đứng trước mặt Diêm Vương hồn ma tướng giặc kết tội Ngô Tử Văn thì Ngô Tử Văn cũng không sợ chàng đã bảo vệ quan điểm của mình, vạch tội của hồn ma tướng giặc một cách chắc chắn, bằng chứng rõ ràng đanh thép, khiến Diêm Vương phải tha chết cho anh và cho anh làm chức phán sự đền Tản Viên lo giải quyết những vụ án kiện tụng của người dân..
- Nhân vật Ngô Tử Văn luôn là người biết mình biết người, anh biết hành động của kẻ xâm lược sự bình yên của nước khác là sai.
- Với những bằng chứng đanh thép Ngô Tử Văn đã chứng minh được tội ác của tên tướng giặc khiến hắn phải thua trong bẽ bàng..
- Ngô Tử Văn khi đứng trước kẻ thù luôn kiên cường không khoan nhượng, không sợ uy quyền, cũng không sợ chết nên anh không sợ những lời buộc tội của hồn ma tên tướng giặc.
- Hắn là một kẻ ác, một người sống từ khi hắn chưa chết cho tới lúc chất vấn là hồn ma xấu.
- Nhờ tính cách ngay thẳng khẳng khái kiên định của Ngô Tử Văn nên chàng đã chiến thắng trên mọi trận địa dù là ở dương gian hay ở dưới âm tào địa phủ.
- Tình hình càng nguy hiểm thì tính cách kiên cường thẳng thắn của Ngô Tử Văn càng được phát huy..
- Ngay cả khi bị quan sai quỷ thần lôi đi, đứng trước pháp luật của Âm Phủ Ngô Tử Văn càng tỏ rõ sự bình tĩnh khí phách của mình.
- Những điều Ngô Tử Văn làm đều vì cuộc sống bình yên của người dân của số đông..
- "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên".
- Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn vô cùng độc đáo, thể hiện cho cuộc chiến giữa cái thiện và ác trong đó cái thiện nhất định thắng cái ác..
- Nghị luận về nhân vật Ngô Tử Văn - Bài mẫu 2.
- Trong đó tiêu biểu là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cùng vẻ đẹp nhân vật Ngô Tử Văn..
- Ngay từ đầu tiên tác giả đã đưa người đọc đến với một nhân vật miêu tả một cách trực tiếp.
- Lời giới thiệu ngắn gọn, trực tiếp theo kiểu truyền thống nhưng cũng phần nào giúp ta hiểu rõ tính cách nhân vật..
- Ngô Tử Văn còn là người có hành động giúp dân trừ bạo mà đốt đền.
- Tử Văn tức quá một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền.
- Đó là một tinh thần khẳng khái, cương trực, hành động vì dân trừ bạo với tinh thần dân tộc diệt trừ hồn ma tên giặc xâm lược.
- Hành động đốt đền thể hiện rõ con người Ngô Tử Văn..
- Trước khi đốt đền thì tắm gội sạch sẽ, khấn trời hành động trang nghiêm tôn trọng thần linh.
- Sau khi đốt đền thì “vung tay không cần gì cả” hành động không phải là liều lĩnh nhất thời, cũng không phải vì danh lợi mà vì nghĩa vong thân..
- Là một người liều lĩnh nên khi đốt đền xong Ngô Tử Văn không suy nghĩ quá nhiều.
- Lúc đó tình thế của chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi một người khôi ngô, cao lớn xưng là cư sĩ đòi dung trả đền nhưng Tử Văn vẫn mặc kệ vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên.
- Đó là hành động tin tưởng vào chính nghĩa vào những việc mình đã làm.Sau đó thổ công một ông già áo vải mũ đen phong độ nhàn nhã tính khiêm tốn khiến Ngô Tử Văn ngạc nhiên “sao nhiều thần quá vậy”.
- Là một người cương trực nên Tử Văn không hề sợ điều gì và đã có vụ sử kiện ở dưới âm phủ vì hồn ma tướng giặc kiện Ngô Tử Văn đốt đền.
- Tướng giặc đã giả mạo thổ thần, làm hại dân, qua mặt Diêm Vương.
- Tướng giặc vẫn tồn tại vì các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm, không theo sát thực tế.
- Hồn ma kiện Tử Văn ở Minh ti làm Diêm Vương quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma nhưng Tử Văn không hề run sợ cứng cỏi minh oan cho mình.
- Lần hai hắn đổi giọng nhân nghĩa làm Diêm vương cử người đến đền Tản viên lấy chứng cứ thì Tử Văn rất thông minh khi yêu cầu đính thân Diêm Vương đến đền để xác minh.
- Và cuối cung công lí đã chiến thắng cái ác khi hồn ma bị giam nhốt vào ngục Cửu U Diêm Vương đã mắng trừng phạt hồn ma và ban thưởng cho Tử Văn.
- Chính hành động trượng nghĩa ấy đã giúp Tử Văn không những không bị nghi oan mà còn được thưởng đó là việc được sống trở lại, ban thưởng xôi lợn và được nhận chức phán sự đền Tản Viên.
- Ngô Tử Văn xứng đáng được nhận chức quan này vì chàng là người dân chủ, dám bảo vệ đến cùng công lí, chính nghĩa.
- Sự chiến thắng của Tử Văn là sự thưởng công xứng đáng, khẳng định chân lí sẽ chiến thắng tà ác và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
- Qua hình tượng Tử Văn tác phẩm ca ngợi chính nghĩa, tinh thần quyết liệt tà gian.
- Trong chuyện, nhân vật Ngô Tử Văn hiện lên với những tính cách đẹp đẽ, đại diện cho chính nghĩa, cái chân lý của cuộc đời..
- Nguyễn Dữ là một trong những tác giả tiêu biểu trong nền văn học Trung đại Việt Nam, tên tuổi của ông gắn với tập truyện “Truyền kỳ mạn lục” mà đặc biệt trong ấy là truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” với nhân vật Ngô Tử Văn – một trí thức nước Việt.
- Với hệ thống nhân vật phức tạp, sâu sắc bao gồm cả thế giới loài người hay ma quỷ.
- Tác phẩm ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường dám chống lại cái ác đến cùng trừ hại cho dân của nhân vật Ngô Tử Văn.
- Nhân vật chính được giới thiệu rõ ràng về lai lịch, gốc gác.
- Câu chuyện trong ấy thật tự nhiên, đơn giản, họ tên, những hình dung đầu về nhân vật chính.
- Nhân vật chính được giới thiệu là người có tính tình thẳng thắn, cương trực song vô cùng nóng nảy, thấy sự gian tà hay điều không phải thì không thể bỏ qua mà đi được..
- Ngô Tử Văn đã chứng minh cái tính cách thẳng thắn, dám nghĩ, dám làm của mình, chàng cương quyết, công khai và tự tin vào năng lực, hành động của mình, chàng châm lửa đốt hủy ngôi đền ấy.
- Ngô Tử Văn còn là người có cái nhìn và sự đánh giá thấu đáo, chàng biết được sự việc hồn ma tên tướng giặc quen thói ý mạnh hiếp yếu, khi chết đi vẫn quen thói cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, bày trò đút lót bắt người dân phải cống nạp các lễ vật.
- Ngô Tử Văn đã một tay thay mặt nhân dân đứng lên chống lại sự.
- Hành động đốt đền của Tử Văn là chính xác, song sau đó tên tướng giặc lại hiện hình, cho rằng mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho Ngô Tử Văn bị sốt nóng, sốt rét, đầu lảo đảo.
- Hồn ma tướng giặc còn quyết kiện chàng tới tận Diêm Vương..
- Trước hành động quá quắt của tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn hiên ngang, điềm tĩnh không hề có chút lo sợ thậm chí còn không mảy may trước lời tướng giặc.
- Thái độ ấy của Ngô Tử Văn khiến người đọc càng nể phục, thái độ ấy thể hiện tính cương trực, cứng cỏi đặc biệt là niềm tin chiến thắng cái ác, cái xấu trong cuộc sống..
- Tính cách kiên định của chàng còn thể hiện rõ khi chàng bị lôi xuống địa phủ, bị lôi vào xử kiện nhưng không hề nhụt chí, không hề run sợ trước tướng giặc.
- Tử Văn bảo vệ cái đúng, bảo vệ chân lý đến cùng.
- Chàng yêu cầu phán xét công khai, minh bạch, công bằng, chàng đứng lên ung dung vạch tội tướng giặc vừa làm sai mà lại cho rằng mình là người bị oan.
- Khi đứng trước Diêm Vương, Tử Văn đã đưa ra những lý lẽ xác đáng, những chứng cứ rõ ràng, chàng bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình.
- Trước những lời của tướng giặc, Tử Văn không bị run sợ mà ngẩng cao đầu chỉ ra từng tội trạng của tướng giặc.
- Tử Văn đã cương quyết đấu tranh bảo vệ lẽ phải, chiến đấu đến cùng và dành được phần thắng trước hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn sự sống.
- Tử Văn là đại diện là tấm gương cao cho mọi người, chàng được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ công lý..
- Chiến thắng của Ngô Tử Văn trước tướng giặc là chiến thắng của cái thiện trước cái ác, đó là hiện thân cho chân lý cho công lý trong cuộc đời, chính nghĩa luôn là đúng đắn.
- Chiến thắng của Ngô Tử Văn đã có ý nghĩa vô cùng to lớn, chiến thắng đã trừng trị thích đáng hồn ma tướng giặc gian xảo, làm sáng lên được tinh thần và ý chí của con người, không bị khuất phục trước cái ác, không bị hòa tan mà biến mất những phẩm chất cao đẹp của con người..
- Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nên nhân vật Ngô Tử Văn – là đại diện tiêu biểu cho chính nghĩa chống lại tà ác, gian xảo