« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị luận về phương pháp Học đi đôi với hành


Tóm tắt Xem thử

- Nghị luận về phương pháp Học đi đôi với hành.
- Dàn ý Nghị luận về phương pháp Học đi đôi với hành.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phương pháp học đi đôi với hành.
- “Học đi đôi với hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn..
- Lời khuyên nhủ con người không nên quá tập trung vào lí thuyết trên sách vở mà cần thực hành nhiều hơn nữa để rút ra kinh nghiệm..
- Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình..
- Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công..
- Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt.
- Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định.
- Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi..
- Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình..
- Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế.
- Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết.
- Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân..
- Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân..
- Văn mẫu Nghị luận về phương pháp Học đi đôi với hành.
- Con người từ khi sinh ra và lớn lên để hoàn thiện bản thân cần nhiều yếu tố khác nhau.
- Chúng ta cần học hỏi, trâu dồi không chỉ trong sách vở mà còn phải biết liên hệ thực tiễn để rút ra bài học.
- Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết ra ý kiến “Học đi đôi với hành” để khuyên nhủ con người.
- “Học đi đôi với hành” mang ý nghĩa là mỗi chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.
- Thiếu một trong hai yếu tố học hoặc hành thì con người khó có thể thành công trong cuộc sống, trên con đường mình đã chọn.
- Về việc học, sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.
- Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công.
- Nếu mỗi người có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt.
- Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.
- nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế.
- Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.
- Học tập và trau dồi là quá trình mà mỗi con người có một đường đi khác nhau, chúng ta ai cũng hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn, chính vì thế, tầm quan trọng của việc học và hành từ bao đời nay đều rất quan trọng với con người, chúng ta hãy chăm chỉ học tập ngay từ hôm nay..
- Nghị luận về phương pháp Học đi đôi với hành - Bài mẫu 2.
- Mỗi con người có một nhận thức và hành động khác nhau.
- Mức độ chúng ta tiếp thu kiến thức và biến nó thành vốn sống, tích lũy của mình tùy thuộc vào khả năng của mỗi người.
- Ý kiến “Học đi đôi với hành” đã đề cao tầm quan trọng của việc học tập cũng như áp dụng kiến thức vào thực tế..
- “Học đi đôi với hành” có nghĩa là chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.
- Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.
- Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế.
- Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết trong sách vở.
- Bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu năm trôi qua cũng không thể phủ nhận vai trò, tầm quan trọng của việc học và thực hành.
- Chính vì thế, mỗi con người cần có tinh thần tự giác học tập và tích lũy kiến thức để sau này xây dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp đồng thời góp phần giúp đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn..
- Nghị luận về phương pháp Học đi đôi với hành - Bài mẫu 3.
- Học hành là việc cả đời người.
- Nhưng không phải ai cũng biết phương pháp học đúng đắn để đem lại kết quả cao.
- Bằng chứng là kết quả học tập của mỗi người lại ở một mức khác nhau, thậm chí cùng một môi trường học tập, cùng một người dạy dỗ song kết quả lại hoàn toàn trái ngược nhau.
- Tuy nhiên, từ xưa đến nay tất cả những người thành công trong học tập đều tâm đắc với phương pháp học tập hiệu quả đã được kiểm chứng từ ngàn đời nay: phương pháp học đi đôi với hành..
- Học là sự tích lũy vốn kiến thức của mỗi con người.
- Con người có học là động vật bậc cao biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết.
- Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lí thuyết đã được học bằng việc làm thực tế.
- Học đi đôi với hành không phải là vừa học vừa làm.
- Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rửa chén vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nổi bài hay không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc vận dụng những lí thuyết đã học nhằm hiểu rõ hơn, nắm vững những vấn đề mà phần lí thuyết đó đề cập đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này.
- Có thể nói rằng, học đi đôi với hành là phương pháp học tối ưu nhất cho mọi môn học..
- Bên cạnh đó, “Hành” là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào thực tế, là đem những kiến thức đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay làm sinh động nó để dễ nhớ.
- “Hành” là đem những thí nghiệm vật lí đi làm để kiểm nghiệm, là đem công thức món ăn đã học trên mạng ra làm thử ra thành phẩm, là đi thực tế để trải nghiệm những kiến thức địa lí chỉ có trong sách.
- Trước hết, có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định đến việc có được kiến thức, nhưng “hành” mới là cái cốt lõi quyết định việc kiến thức ấy có đi theo chúng ta suốt được không.
- Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học trong hơn chục năm là có thể coi như cơ bản ta đã nắm được.
- Nhưng cả đời người không thể quên được những kiến thức mà ta chính bản thân mình trải qua..
- Vậy tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
- Ta không thể đi thực hành nếu như không học qua lí thuyết, ta cũng không thể nắm vững nếu như không thông qua thực hành để kiểm nghiệm.
- Vì vậy, học đi đôi với hành là phương châm tối ưu và ưu Việt nhất..
- Ai cũng biết rằng, nếu chỉ biết học lí thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống.
- Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, không thua kém gì nước bạn, thậm chí đạt điểm tuyệt đối.
- Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc giữa chừng.
- Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế cơ bản.
- Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một CV xin việc tử tế,… học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lí thuyết mà còn phải biết áp dụng những lí thuyết đó phục vụ thực tế để kiến thức ấy phục vụ cho cuộc sống chúng ta..
- Mặt khác, có lúc những lí thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn.
- Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học.
- Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, chuyên hơn giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức.
- Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lí thuyết xa vời thực tế.
- Chính vì vậy, học phải đi đôi với hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho xã hội..
- Khổng Tử là một bậc thầy về giáo dục, trong quan niệm về giáo dục, ông luôn đề cao việc học phải đi đôi với hành, và đúng như vậy, Khổng Tử đã trở thành một đức thánh hiền của Trung Quốc.
- Thực tế cho thấy có học có hơn.
- Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn..
- Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi..
- “Học đi đôi với hành” là lời của người xưa đúc kết mãi mãi là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ.
- Học chỉ khi đi đôi với hành mới có thể phát huy hết những kiến thức đã học.
- Thực hành cũng phải thông qua lí thuyết để nắm vững một cách chính xác..
- Nghị luận về phương pháp Học đi đôi với hành - Bài mẫu 4.
- Bàn về phương pháp học tập, từ xưa đến nay có rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.
- Mỗi ý kiến đều là một kinh nghiệm quý báu để chúng ta có thể học hỏi, học tập vận dụng cho riêng mình.
- Học đi đôi với hành là một trong những phương châm được rất nhiều người ủng hộ và quan tâm..
- Học là một hoạt động tiếp thu những tri thức cơ bản của nhân loại.
- Chúng ta có thể học thông qua nhiều cách khác nhau, thông qua thầy cô giáo, bạn bè, học qua sách vở… Mục đích của việc học là làm giàu tri thức, làm chủ bản thân và công việc góp phần vào việc xây dựng sự nghiệp và trở thành một con người có ích cho xã hội..
- Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập vào thực tế.
- Ví dụ như bạn học Y thì khi thực hành bạn sẽ vận dụng những kiến thức mình đã học được để chữa bệnh cho bệnh nhân, cũng tương tự như nhiều ngành nghề khác cũng vậy như kĩ sư, y tá, nhà báo… khi làm việc thì chúng ta có thể hiểu đó chính là hành..
- Học đi đôi với hành là một trong những phương châm giáo dục vô cùng tiến bộ và phù hợp với thực tiễn của mọi thời đại.
- Người không được học, được đào tạo bài bản thì sẽ khác với những người có kiến thức cả về kĩ năng và trình độ nhận thức khác.
- Mục đích cuối cùng của việc học là để làm cho mọi công việc được thuận tiện hơn và hiệu quả hơn.
- Nếu chúng ta học có cao siêu, giỏi đến đâu mà không vận dụng được vào thực tế thì đó cũng chỉ là lí thuyết suông, không có giá trị trong thực tế..
- Ngược lại nếu như hành mà không học thì không thể trôi chảy được, nếu như không có lí thuyết soi sáng thì chúng ta không thể làm việc được.
- Học là tiền đề lí luận để chúng ta có thể làm việc một cách hiệu quả hơn.
- Đặc biệt khi làm việc chúng ta cần có những tìm tòi, học hỏi để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật mới để quá trình làm việc hiệu quả hơn..
- Đặc biệt trong xã hội hiện nay khi mà con người ta đang ngày càng yêu cầu cao về tay nghề về khoa học kĩ thuật thì việc học đi đôi với hành là một vấn đề ngày càng được quan tâm hơn.
- Chúng ta không thể đào tạo ra những con người chỉ biết lí thuyết suông mà không biết làm việc, đây cũng là một trong những phương hướng giáo dục đào tạo mà nước ta đang hướng đến.
- Học đi đôi với hành – là phương châm đúng đắn mà bất kì ai cũng nên áp dụng để công việc luôn suôn sẻ và đạt được hiệu quả cao nhất.
- Hãy nhìn vào tấm gương sáng đó chính là Bác Hồ vĩ đại của chúng ta, Bác luôn áp dụng phương châm học đi đôi với hành và đã thành công..
- Chúng ta, những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước cần có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này để khi ra trường có thể làm việc được như mục tiêu đào tạo mà chúng ta đã đề ra học là để làm việc, làm người..
- Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu tại: Tài liệu học tập lớp 8.