« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị luận về ý kiến: Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú


Tóm tắt Xem thử

- Nghị luận về ý kiến: Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện.
- trong sáng tác của những nhà văn ưu tú.
- Đề bài: Sách Lí luận văn học (tập 3, Phương Lựu chủ biên – NXB ĐHSP, 2011) viết:.
- "Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú.".
- Dàn ý chi tiết: Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ.
- Trích dẫn ý kiến: "Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú.".
- Khái niệm phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay trong văn học dân tộc.
- Trong nhận định trên, khái niệm phong cách được đề cập là phong cách nghệ thuật của một nhà văn, không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách..
- Chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh (nhà văn ưu tú) mới có được phong cách riêng độc đáo..
- Nhà văn có phong cách nhà văn chính là nhà văn phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học, đó là sự độc đáo mà đa dạng, bền vững mà luôn đổi mới.
- Phong cách không chỉ là dấu hiệu trưởng thành của một nhà văn mà khi đã nở rộ thì nó còn là bằng chứng của một nền văn học đã trưởng thành..
- Phong cách nghệ thuật có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Cá tính sáng tạo là sự hợp thành của những yếu tố như thế giới quan, tâm lí, khí chất, cá tính sinh hoạt… Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại..
- Có thể nhận ra phong cách của nhà văn trong tác phẩm.
- Có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì có bấy nhiêu chỗ cho phong cách nhà văn thể hiện.
- Qua cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời.
- Qua giọng điệu riêng, gắn liền với cảm hứng sáng tác.
- Tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật.
- Các biểu hiện của phong cách văn học không tồn tại tách rời mà bao hàm lẫn nhau hay tồn tại thông qua nhau.
- Tất cả tạo thành một nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho hiện tượng văn học một tính chỉnh thể toàn vẹn..
- Làm rõ cách hiểu của bản thân qua một vài sáng tác (thuộc văn học lãng mạn Việt Nam của một tác giả đã học, đọc thêm..
- Học sinh có thể chọn một vài tác phẩm của một cây bút lãng mạn (thơ hoặc văn xuôi): Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Thạch Lam, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Huy Cận….
- Tác phẩm, tác giả được chọn để minh hoạ là văn học lãng mạn thuộc giai đoạn 1930-1945..
- Phần minh hoạ phải bám sát vấn đề lí luận đã lí giải, phải làm nổi bật nét độc đáo (cái mới) mà tác giả đem đến cho văn học, nghĩa là cách cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút pháp phù hợp với cách cảm nhận ấy được tác giả thể hiện như thế nào trong tác phẩm..
- Quá trình lấy dẫn chứng, học sinh phải nhìn nhận tác phẩm theo nguyên tắc chỉnh thể (vì các biểu hiện của phong cách văn học không tồn tại tách rời mà bao hàm lẫn nhau hay tồn tại thông qua nhau)..
- Bài văn mẫu nghị luận Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng trong sáng tác của những nhà văn ưu tú.
- IX Tuocgiochu đã từng quan niệm, cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ người nào khác.
- Đúng như vậy, văn học là bộ môn nghệ thuật đề cao cái nhìn chủ quan, đề cao cá tính sáng tạo của tác giả, mỗi tác phẩm mà họ viết ra hàm chứa chính tư tưởng, cá tính và phong cách của họ.
- Thể hiện được điều đó trong một tác phẩm văn học.
- Nhưng không phải dễ dàng, nó thực sự chỉ nằm ở những nhà văn có tài năng và tâm huyết..
- Bàn về điều này, sách lý luận văn học của Phương Lựa chủ biên đã viết phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mỹ, thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu Tú.
- Thể hiện rõ nhất cho những ý kiến đó chính là những sáng tác của Thạch Lam một nhà văn hiện thực và lãng mạn.
- Xê khốp đã cho rằng: “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả, nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn.
- Quả thực phong cách nghệ thuật là một phạm vi quan trọng trong văn chương đó chính là chỗ độc đáo về tư tưởng hay nói cách khác phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối của hệ thống hình tượng, biểu hiện nghệ thuật nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn.
- Trong tác phẩm riêng lẻ, trào lưu văn học hay trong văn học dân tộc, nhận định của Phương Lựu khái niệm phong cách được đề cập là phong cách nghệ thuật của nhà văn.
- Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh như nhà văn ưu tú mới có được phong cách riêng độc đáo.
- Những nhà văn phong cách chính là đem lại một tiếng nói mới trong văn học, đó là sự độc đáo mà đa dạng bền vững luôn đổi mới.
- Đặc biệt nó phải có tính chất thẩm mỹ dồi dào, phong cách không chỉ biểu hiện sự trưởng thành của nhà văn khi tài năng nở rộ mà còn là bằng chứng của một nền văn học đã trưởng thành..
- Phong cách nghệ thuật, có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn.
- Cá tính sáng tạo là sự hợp thành của những yếu tố như thế giới quan, tâm lý, khí chất, cá tính sinh hoạt phong cách từ đó mà trưởng thành nên cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại.
- Có thể dễ dàng nhận ra rằng phong cách của nhà văn trong tác phẩm có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì có bấy nhiêu chỗ cho phong cách nhà văn thể hiện..
- Cụ thể là qua cách nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời qua giọng điệu riêng gắn liền với cảm hứng sáng tác.
- Phong cách còn được biểu hiện qua nét riêng trong sự lựa chọn xử lý, đề tài xác định, chủ đề, đối tượng miêu tả, cuối cùng phong cách thể hiện ở tính thống nhất, ấn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật.
- Các biểu hiện của phong cách văn học không tồn tại, tách rời mà hàm chứa lẫn nhau, tất cả tạo thành một nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, đem lại cho hiện tượng văn học một chỉnh thể vẹn toàn.
- Và những tác phẩm của Thạch Lam cụ thể là.
- truyện ngắn của ông đã mang phong cách ấn tượng, sâu sắc khó quên trong người đọc..
- Đến với phong cách Thạch Lam, người ta sẽ không quên được việc lựa chọn cốt truyện của ông.
- Biểu hiện rõ cho điều đó chính là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chuyện nhẹ nhàng chỉ như một bài thơ nhưng khó quên dưới ngòi bút của Thạch Lam.
- Chủ yếu Thạch Lam khai thác truyện nhẹ nhàng, bay bổng, Chính điều đó làm nên nét riêng của tác phẩm..
- Nếu như “Hai đứa trẻ” diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn chỉ từ chiều cho đến đêm thì chuyện “Nhà mẹ Lê” lại diễn ra lâu hơn, dài hơn nhưng cũng như.
- “Hai đứa trẻ”, “Nhà mẹ Lê” cũng là một truyện ngắn, ít tình tiết, ít mâu thuẫn..
- chuyện chỉ kể quang cảnh sinh hoạt của một xóm trọ tồi tàn, rách nát mà chú ý nhiều đến mẹ Lê.
- Đó là những mảnh đời nhỏ nhoi, hạnh phúc khi có được một bữa cơm no nê sum vầy.
- Nhà mẹ Lê vừa đói vừa rét khiến bà phải đi xin gạo, nhưng thật đau đớn khi gạo thì không xin được mà bà phải chết do chó cắn, bỏ lại bầy con nheo nhóc, nhỏ bé nơi căn lều rách nát, tồi tàn ấy.
- Càng đọc tác phẩm càng nghĩ Thạch Lam thật tài bởi phong cách viết truyện tưởng chừng như nghịch lý lại làm rung động biết bao con tim..
- Đọc văn Thạch Lam phong cách của ông còn được thể hiện rõ ở tài phân tích tâm lí nhân vật, đến với “Hai đứa trẻ” nó được thể hiện ở những nét tinh tế nhẹ nhàng và cảm xúc tâm trạng tình cảm của Liên trước cảnh chiều về, đêm xuống và cảnh khuya khi tiếng trống thu không vang xa báo hiệu một ngày đã về.
- Đêm đến khi bóng tối bắt đầu len lỏi vào từng góc phố con đường ngõ xóm, Liên vẫn ngồi ngắm nhìn Phố huyện cảm nhận mùi ẩm ẩm của đất bốc lên đó là mùi riêng của quê hương, liên nhìn xung quanh thấy những đứa trẻ nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh những gì còn có thể dùng được khi chợ tàn mà người bán hàng bỏ lại.
- Càng về đêm Liên vẫn mơ màng ngồi trên chiếc chõng quan sát mọi thứ xung quanh bằng tình cảm yêu thương, đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc.
- Thạch Lam Thật tài tình khi không chỉ miêu tả sự tinh tế trong tâm hồn nhân vật, mà còn bộc lộ được sự yêu thương qua nhân vật của mình.
- Liên đợi tàu vì lý do khác, đó là vì muốn nhìn thấy một hoạt động sôi nổi nhất trong ngày để xua đi cái yên tĩnh đến đáng sợ nơi phố huyện này.
- Đến với “Nhà mẹ Lê” cảm xúc của nhân vật được bộc lộ rõ khi thời khắc rời xa cuộc đời đến gần bị chó tây cắn.
- Nghĩ là xé lòng, ta cảm được tấm lòng bao dung của một người mẹ, kể cả lúc rời xa cõi đời, rời xa cuộc sống, càng nghĩ càng đau thi thoảng bà lại kêu lên “Trời ơi sao tôi khổ thế này”..
- Càng đọc, càng ngẫm ta lại càng thương vì cảm xúc của mẹ Lê thật sâu đậm và mãnh liệt..
- Đọc truyện Thạch Lam, một nhà văn lãng mạn nên thư pháp đối lập tương phản được ông sử dụng khá phổ biến và thành công trong các truyện ngắn của mình.
- Đến với “Hai đứa trẻ” điều đó được thể hiện rõ qua sự tương phản, giữa ánh sáng và bóng tối nơi phố huyện.
- Nhưng giờ đây tuổi thơ của cô đã bị buộc chặt với căn hàng nhỏ xíu nơi phố huyện nghèo này, rồi đó là sự đối lập của ánh sáng đoàn tàu với ánh sáng, phố huyện giữa sự huyên náo vui vẻ với sự tĩnh lặng bằng phẳng giữa cái cao cả và bần hàn, giữa thành thị và nông thôn, giữa thiên nhiên và con người, tất cả làm cho truyện trở nên sinh động hơn, ấn tượng hơn và ý nghĩa hơn đối với người đọc..
- “Nhà mẹ Lê” thì khác dường như truyện ít hơn so với “hai đứa trẻ” đọc “nhà mẹ Lê” ta chỉ bắt gặp cảnh sống nghèo nàn rách rưới, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc với cảnh giàu sang quyền quý trong nhà ông Bá nào là cây cảnh, câu đối, thiếp vàng, sáng loáng.
- Ai cũng có thể dễ dàng nhận ra đó là sự đối lập giữa những con người lao động hiền lành như mẹ Lê với những kẻ độc ác tham lam như ông Bá, cậu Phúc… có thể thấy rằng ở mỗi truyện ngắn, nghệ thuật tương phản đối lập được sử dụng với tần số và cách thức khác nhau nhưng đều.
- Cuối cùng phong cách của Nhà văn Thạch Lam còn được thể hiện ở những câu văn và miêu tả giàu chất thơ với giọng điệu tâm tình sâu sắc ở truyện ngắn.
- “Hai đứa trẻ” bức tranh thiên nhiên hiện lên là một mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát với vòm trời huyền bí lấp lánh những vì sao, những con đom đóm lập lòe, những chi tiết nhỏ thơ mộng đã làm giảm bớt màu sắc ảm đạm, u tối của bức tranh đời nơi phố huyện yên tĩnh này.
- Chất thơ trong “Hai đứa trẻ” đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của truyện ngắn này.
- Thạch Lam đã phát hiện ra được cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới – đó là cái đẹp kín đáo bị khuất lấp bởi đời sống nhọc nhằn mà chỉ tâm hồn tinh tế, hồn hậu mới có thể cảm nhận được hết chất thơ trong.
- “Hai đứa trẻ” đem đến cho người đọc cái gì nhẹ nhàng, man mát mà rất mực yêu thương và đồng cảm..
- Với “Nhà mẹ Lê” cũng vậy, những câu văn tâm tình sâu sắc, nhưng chất thơ đó lại được bộc lộ, lại đem đến cho người đọc cái vui sướng, hạnh phúc trong cái khổ đau cực vật chất, đời thường.
- Đó là “những đêm sáng trăng mùa hạ cả phố bắc chõng ngồi ngoài đường, dưới bóng trăng những đá giải đường đen và lấp lánh sáng.
- Mọi người gặp nhau nói chuyện, trẻ con nghịch chạy quanh các bà mẹ” một cái gì đó ấm cúng khác thường, cái chất thơ cái tâm tình trong truyện ngắn của Thạch Lam phản ánh đúng bản chất con người ông, điềm đạm và tinh tế và hơn thế chất thơ trong truyện ngắn của Thạch Lam còn thể hiện một trong những tôn chỉ của ông trong việc sáng tạo nghệ thuật.
- Đó là làm cho tâm hồn con người trở nên trong sáng và phong phú hơn..
- Xuất hiện trên tao đàn văn học vào thời kỳ có nhiều biến động.
- Chỉ với 6 năm cầm bút, thế nhưng phong cách của Thạch Lam đã in đậm vào nền văn học dân tộc.
- giả mà còn đặt ra yêu cầu trong quá trình lao động nghệ thuật và phương thức nghệ thuật đối với nhà văn phải luôn có một phong cách riêng của mình.
- Cố gắng giữ vững phong cách đó bằng những tư tưởng cũng như nghệ thuật độc đáo, đưa tác phẩm của mình để khẳng định trước độc giả đối với người đọc trong quá trình tiếp thu các tác phẩm của một tác giả phải nhìn nhận phong cách của tác giả đó một cách đúng đắn.
- Phải biết tôn trọng tài năng, đồng thời mở lòng mình để đón nhận những điều tinh tế mà phong cách đó đem lại..
- Phong cách đem đến chỗ đứng cho các nhà văn, nhà thơ.
- Thiếu phong cách thì đó quả thật không phải một người thơ văn chương thực thụ càng không phải là nhà văn ưu tú.
- Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… là những cây bút có phong cách độc đáo có tài năng thực thụ và Thạch Lam cũng như vậy.
- Đọc truyện của Thạch Lam như một làn gió nhẹ man mác thổi qua tâm hồn con người, đem đến cho nó cái dư vị của yêu thương, của xúc cảm dạt dào qua “Hai đứa trẻ”, “Nhà mẹ Lê” và nhiều tác phẩm khác của ông ta càng phục càng kính nể cho một nhà văn có phong cách đặc biệt, thấm đẫm tư tưởng nhân đạo đưa con người tới bến bờ của tương lai tình yêu và hạnh phúc.