« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị luận xã hội về câu nói: Càng tĩnh lặng bạn càng lắng nghe được nhiều hơn


Tóm tắt Xem thử

- Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói: Càng tĩnh lặng bạn càng lắng nghe được nhiều hơn Ngữ văn 12.
- Trong cuộc sống, đôi lúc bạn cũng phải học cách để tâm hồn mình tĩnh tại và lắng nghe nhiều hơn từ thế giới xung quanh, để có những khoảnh khắc tâm hồn được thanh thản, được thấy bình yên giữa cuộc sống vốn rất ồn ào, nhộn nhịp..
- Trong sự lắng nghe ấy có một quan điểm khá hay rằng: "Càng tĩnh lặng bạn càng lắng nghe được nhiều hơn"..
- nhằm nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa sự tĩnh lặng và việc lắng nghe của mỗi cá thể..
- Trên tất cả trong cuộc sống, lắng nghe thực sự là một nghệ thuật và là một kỹ năng sống cần thiết cho con người..
- Thực trạng cuộc sống đối với việc lắng nghe:.
- Cuộc sống tấp nập, bộn bề, khiến việc lắng nghe trở nên khó khăn và xa xỉ..
- Ai cũng bận rộn, chìm đắm vào cuộc sống của riêng mình, chẳng lúc nào ngơi nghỉ hay rảnh rang mà nghe ngóng những âm thanh từ thiên nhiên, từ cuộc sống..
- Ai cũng bận rộn trong những cuộc hội họp, những cuộc vui đùa, trong những câu chuyện chẳng đầu chẳng cuối, người ta cốt chỉ nghĩ sao cho mình được phát biểu nhiều hơn, chứ chẳng bao giờ nghĩ cách làm sao cho mình được lắng nghe nhiều hơn cả..
- Hậu quả của lối sống vội, sống nhanh, chạy đua với thời gian, với cuộc sống mà quên mất rằng tâm hồn của chúng ta đôi lúc cũng cần lắng lại để được lắng nghe..
- Chúng ta im lặng và lắng nghe những gì?.
- Lắng nghe những người xung quanh:.
- Lắng nghe để an ủi, sẻ chia..
- Lắng nghe tích cực là sự tôn trọng tối thiểu dành cho người khác, cung cấp cho họ sự tự tin để tiếp tục chia sẻ..
- Lắng nghe những âm thanh từ cuộc sống:.
- Lắng nghe tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng sóng biển, lắng nghe màn đêm trong tĩnh lặng..
- Lắng nghe chính bản thân trong tĩnh lặng để:.
- Đó chính là lúc trực giác và trái tim của chúng ta nhạy bén nhất, cũng hiểu rõ nhất được những khao khát đang ẩn sâu trong tâm hồn, cũng nhìn nhận được những gì mà thông thường ta không nhìn thấu..
- Chỉ khi chúng ta khiến lòng mình yên lặng, thì việc lắng nghe mới trở nên hiệu quả và có ý nghĩa hơn hẳn..
- Việc lắng nghe như thế đem lại cho mỗi con người những lợi ích tích cực, những giá trị mới mẻ, rèn cho con người đức tính nhẫn nại, sự quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh và cả óc quan sát cuộc sống, bởi nghe còn đi kèm với nhìn nữa..
- Trong chiều hướng đó, không lấy làm ngạc nhiên khi người ta nói “Biết lắng nghe.
- cuộc sống”.
- Vậy ta hiểu câu nói này thế nào? Đâu là ý nghĩa của việc lắng nghe?.
- Nếu trong nguyên tắc yêu thương cần có đối tượng để thương yêu thì trong nguyên tắc lắng nghe cũng cần có đối tượng để lắng nghe.
- Vì yêu thương không chỉ là việc riêng của chủ thể và lắng nghe không chỉ là điều riêng của bản thân.
- Nếu ta lắng nghe ai thì người kia là đối tượng đang cần sự cảm thông, chia sẻ của ta..
- Còn ta đang được người khác lắng nghe thì ta là người đang cần sự sẻ chia của người khác.
- Vì thế, trong nguyên tắc yêu thương và lắng nghe được hiểu từ hai phía là: chủ thể và đối tượng.
- “lắng nghe” của người Việt được hiểu rất hay, phải “lắng” thì mới “nghe” được..
- Hiểu theo nghĩa này thì “lắng nghe” là lắng mình xuống, không suy tư, không cố chấp, buông bỏ mọi thành kiến hay những phiền muộn trong tâm để nghe người khác với tất cả lòng thành.
- Vì thế, “nghe thật sâu” của người Mỹ không mạnh bằng ý nghĩa “lắng nghe” của người Việt..
- Hiểu theo nguyên ngữ của việc lắng nghe là vậy, nhưng thực tế thì khác xa, vì con người trong xã hội ngày nay phần nhiều chạy theo nhu cầu hưởng thụ..
- Ngay cả những người thân bên cạnh ta cũng không có thời gian để lắng nghe vì cứ mải mê lo kiếm tiền.
- Bà đã luôn lắng nghe, động viên và chia sẻ với Edison trong cuộc sống.
- Và mẹ của Edison đã lắng nghe với tất cả tấm lòng cùng sự cảm thông chia sẻ, nhằm giúp đỡ Edison vượt qua mọi khó khăn..
- Bên cạnh đó, lắng nghe không chỉ hiểu ở lĩnh vực tâm lý mà còn diễn tả ở con đường sự nghiệp.
- Để có được thành công trên con đường sự nghiệp như hôm nay Ánh Viên đã luôn biết lắng nghe và thực hành những lời bảo ban của thầy cô giáo cũng như các huấn luyện viên, nhất là mỗi lần gặp khó khăn thì gia đình vẫn luôn là nơi để cô tìm lại những “năng lượng đã bị mất”..
- Mặt khác, lắng nghe không chỉ là tương quan của hai chủ thể mà nó còn là một tiếng nói nhiệm màu chỉ bản thân mới cảm nhận được.
- Trong bài hát “Tôi đang lắng nghe” cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã dùng những ca từ rất hay “Tôi im lặng để nghe tiếng thở dài, im lặng để nghe lời của dòng sông, im lặng để nghe tiếng thở than của ngọn đồi, im lặng để nghe nỗi đau trên một bàn tay”.
- Hiểu theo nghĩa này thì “lắng nghe” để nhìn lại bản thân, cảm nhận tiếng động xung quanh, dù đó là tiếng thở dài, lời của dòng sông hay tiếng than vãn của ngọn đồi..
- Cuộc sống có những biến đổi bất thường, dòng đời cũng lắm xoay chuyển không nguôi.
- Vì thế, không phải lúc nào con người cũng đủ tự tin để làm chủ bản thân, đủ vững chãi để bước đi trong cuộc sống.
- Lúc bơ vơ ta cần có ai đó để chia sẻ, lúc không vững chãi cần có một người để lắng nghe..
- Chia sẻ, lắng nghe trở thành nhu cầu của con người trong cuộc sống.
- Nếu chia sẻ làm cho con người bớt sầu khổ thì lắng nghe làm cho ta vơi đi niềm đau..
- Nỗi đau quá lớn không được một ai ngồi bên cạnh để lắng nghe dễ làm người ta rơi vào trầm cảm và thường tự giam hãm trong ‘ốc đảo” của riêng mình.
- Vì thế, lắng nghe là điều cần thiết của cuộc sống, nó không chỉ giúp ta hiểu được chính bản thân, sự vật xung quanh, giúp người khác vơi đi niềm đau, giúp người đối người được trải lòng mình.
- Ngoài ra biết lắng nghe và đem nó áp dụng vào cuộc sống còn giúp ta thành công trên con đường sự nghiệp..
- Lắng nghe là nhu cầu thiết thực của cuộc sống.
- Nỗi đau nếu được ai đó lắng nghe nó sẽ nhẹ thêm, nỗi thống khổ nếu được người khác sẻ chia nó sẽ vơi đi..
- Tôi cũng cảm giác có thể bỏ ngoài tai tất cả mọi thanh âm xô bồ của cuộc sống, tìm kiếm và lắng nghe những âm thanh nhỏ bé, trong trẻo.
- Và tôi nhận ra rằng: “Càng trong tĩnh lặng, bạn càng lắng nghe được nhiều hơn"..
- Tôi cũng hòa vào cuộc sống ấy như một quy luật.
- Tôi lắng nghe lòng mình, lắng nghe một cuộc sống thanh bình vẫn thì thầm với tới,.
- Tôi nhận ra cuộc sống này thật bình dị – đẹp trong sự bình dị..
- Tôi chợt nhớ, đã bao lần tôi chạy theo cuộc sống sôi động mà không nghe thấy tiếng thở dài của cha mẹ tôi.
- Nó nằm trong mỗi chúng ta.
- Gác lại những cuộc hẹn, sống chậm lại một chút, chúng ta sẽ lắng nghe được lòng mình.
- Đôi khi tự lắng nghe mình một chút, mình muốn gì, mình cần phải làm gì cũng khiến tôi tự tin hơn.
- Trong cuộc sống, ta phải lắng nghe rất nhiều điều.
- Có lẽ món này sẽ chỉ được nhận ra khi chúng ta bình tâm là lắng nghe cuộc sống, nghe chính mình..
- Tâm hồn của chúng ta sẽ giàu lên qua từng ngày ta sống trọn vẹn với mình..
- cá nhân, thích được người khác lắng nghe mình chia sẻ những phiền não, mệt mỏi xung quanh cuộc đời, thích sống trong ồn ào, náo nhiệt.
- Thế nhưng, ít ai có ý thức về việc đôi lúc bạn cũng phải học cách để tâm hồn mình tĩnh tại và lắng nghe nhiều hơn từ thế giới xung quanh, để có những khoảnh khắc tâm hồn được thanh thản, được thấy bình yên giữa cuộc sống vốn rất ồn ào, nhộn nhịp.
- Trong sự lắng nghe ấy có một quan điểm khá hay, sâu sắc rằng: "Càng tĩnh lặng bạn càng lắng nghe được nhiều hơn"..
- nhằm nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa sự tĩnh lặng và việc lắng nghe của mỗi một cá thể.
- Lắng nghe nghe có vẻ dễ, nhưng đó lại là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm rõ được, bởi con người thường thích nói hơn thích nghe, trong khi bản thân lại có hai tai và một miệng.
- Có chăng là thượng đế đã sắp đặt để khiến con người ta nghe nhiều hơn, thay vì nói qua chi tiết ấy? Khi ta nói ta chẳng tiếp thu được điều gì nhiều từ bên ngoài, vì đơn giản ta chỉ tập trung vào bản thân mình, thế nhưng khi lắng nghe, đôi tai sẽ linh động, chắt lọc những thông tin mà ta cần, đồng thời bộ óc sẽ tiến hành phân tích, thu lại cho chúng ta những thức hữu ích nhất từ bên ngoài.
- Quả thật, tĩnh lặng để lắng nghe là một kỹ năng sống mà bất cứ người nào cũng cần trang bị cho mình, nếu muốn cuộc sống tốt đẹp hơn..
- Cuộc sống vẫn luôn tấp nập, bộn bề như thế, buổi sáng đã nghe tiếng cha mẹ gọi con cái dậy đi học, ngoài đường tiếng xe cộ chen chúc, bấm còi liên hồi, rồi thì trong các quán xá tiếng nhạc không du dương, trầm bổng thì cũng xập xình, sôi động, trong lớp học tiếng giáo viên giảng bài, tiếng học sinh xì xầm nói chuyện, ngoài chợ thì tiếng kì kèo mặc cả, ngã giá.
- Dường như tất cả những âm thanh của cuộc sống đã át hết đi cái âm thanh đến từ tự nhiên, đã bao lâu rồi người ta không còn để ý đến tiếng chim hót, tiếng ong vo ve, tiếng gió thổi vi.
- vu, tiếng hàng cây xào xạc cành lá? Ai cũng bận rộn, chìm đắm vào cuộc sống của riêng mình, chẳng lúc nào ngơi nghỉ hay rảnh rang mà nghe ngóng những âm thanh từ thiên nhiên, từ cuộc sống.
- Ai cũng bận rộn trong những cuộc hội họp, những cuộc vui đùa, trong những câu chuyện chẳng đầu chẳng cuối, người ta cốt chỉ nghĩ sao cho mình được phát biểu nhiều hơn, chứ chẳng bao giờ nghĩ cách làm sao cho mình được lắng nghe nhiều hơn cả.
- Đó là hậu quả của lối sống vội, sống nhanh, chạy đua với thời gian, với cuộc sống mà quên mất rằng tâm hồn của chúng ta đôi lúc cũng cần lắng lại, cần dừng lại một chút, một chút thôi, để được nghe và lắng nghe, để được sống chậm lại và nghĩ khác đi..
- Cuộc sống có những lúc con người ta cần dừng lại, để không hùa vào những cuộc tranh đấu, ồn ào, náo nhiệt nữa, mà phải đặt mình ra ngoài cái vòng ấy để cảm nhận, để lắng nghe.
- Chúng ta lắng nghe những gì? Thứ nhất là lắng nghe cuộc sống, lắng nghe những điều mà mọi người đang thảo luận, rồi suy ngẫm, rồi chiêm nghiệm, để hiểu sâu sắc hơn về thái độ của những con người xung quanh chúng ta, để nhận ra rằng ai mới là người bạn tốt, ai là kẻ lòng dạ dối gian.
- Đôi lúc sự im lặng lắng nghe của chúng ta chính là một liều thuốc tốt, một niềm an ủi vô hạn đối với người đang chia sẻ nỗi đớn đau trong lòng với chúng ta, mà không một từ ngữ, hay cách thức nào khác có thể thay thế và làm tốt hơn cả.
- Lắng nghe cũng là một cách mà chúng ta tôn trọng người đối diện, chúng ta chân thành lắng nghe một cách tích cực sẽ giúp người nói có được sự tự tin hơn để tiếp tục chia sẻ và chính bản thân chúng ta cũng nhờ việc lắng nghe mà có thể thu thập được nhiều thông tin bổ ích hơn cả..
- Rồi thì ngoài việc lắng nghe những điều mà mọi người chia sẻ, ta cũng cần lắng nghe cả thiên nhiên nữa, tự hỏi rằng đã bao lần, bạn bỏ xuống công việc đang bộn bề, gia đình đang náo nhiệt, những buổi tụ họp sôi động để tìm một góc quán vắng, lắng nghe những chuyển động của không gian, của thời gian..
- Hay đã có lúc nào bạn bật dậy giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ để lắng nghe màn đêm, hay đã có lúc nào bạn thức dậy thật sớm chỉ để lắng nghe tiếng chim hót, lắng nghe những âm thanh đầu tiên của cuộc sống.
- Dù có hay không nhưng chắc chắn rằng, việc lắng nghe trong tĩnh lặng như vậy cũng phần nào khiến tâm hồn của bạn được nuôi dưỡng bởi sự an yên, tĩnh lặng, tạm xa khỏi những bộn bề, mệt mỏi ngoài kia.
- Và cuối cùng, ta còn phải lắng nghe chính bản thân mình nữa, hãy để tâm hồn mình lắng lại và lắng nghe xem con tim chúng ta thật sự muốn gì, cần gì.
- Chúng ta có thể lắng nghe trong ồn ào không? Điều đó có thể, nhưng những gì chúng ta nghe được thật hỗn tạp và rối rắm, chỉ khi chúng ta khiến lòng mình yên lặng, thì việc lắng nghe mới trở nên hiệu quả và có ý nghĩa hơn hẳn