« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị luận xã hội về lòng kiên trì


Tóm tắt Xem thử

- Nghị luận xã hội về lòng kiên trì.
- Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng kiên trì.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng kiên trì.
- Lòng kiên trì là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã..
- Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần kiên trì theo đuổi mục tiêu.
- Có thể nói, lòng kiên trì chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người..
- Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc..
- Người có lòng kiên trì luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn..
- Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán..
- Khái quát và khẳng định lại tầm quan trọng của lòng kiên trì đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân..
- Văn mẫu Nghị luận xã hội về lòng kiên trì.
- Cuộc sống của mỗi người là do chính bản thân chúng ta định đoạt.
- Chính vì thế, chúng ta không thể ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mãi được mà phải kiên trì, tự mình làm chủ cuộc sống.
- Có thể thấy rằng, lòng kiên trì có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người..
- Lòng kiên trì là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.
- Lòng kiên trì của con người bền bỉ theo năm tháng, đó là việc con người theo đuổi một mục tiêu, một ước mơ trong một thời gian dài, tự mình đi trên con đường của mình để đến thành công..
- Chúng ta ai cũng biết, tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà có, mà thành công được.
- Nó phụ thuộc vào nỗ lực, cố gắng, kiên trì của con người theo năm tháng.
- Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay bởi lẽ sự sống luôn vận động và phát triển.
- Người không kiên trì, không vươn lên sẽ bị trì trệ, thụt lùi về phía sau và không bao giờ với tới được thành công.
- Người có lòng kiên trì xứng đáng là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn trong bất kì thời điểm nào dù là ngày xưa, ngày nay hay là mai sau..
- Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng mà sử dụng những mưu mô, toan tính.
- Lại có người dễ nản chí, lười biếng, sẵn sàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này sẽ không.
- có được thành công, thành quả cho cuộc sống của mình, lâu dần sẽ bị xã hội đào thải..
- Kiên trì là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân.
- Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra..
- Nghị luận xã hội về lòng kiên trì - Bài mẫu 2.
- Con người dù trong bất cứ thời đại nào dù là trước đây, bây giờ hay sau này cũng cần có cho mình những đức tính quý báu, nhân phẩm tốt đẹp.
- Một trong những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần có đó là lòng kiên trì..
- Vậy thế nào là lòng kiên trì? Lòng kiên trì chính là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã cũng không bỏ cuộc.
- Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà có được, mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần kiên trì theo đuổi mục tiêu.
- Có thể nói, lòng kiên trì chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.
- Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc, chính vì vậy, lòng kiên trì chính là tiề đề để xã hội phát triển và đi lên.
- Người có lòng kiên trì luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo..
- Thực tế cuộc sống đã chứng minh nhiều tấm gương sáng về lòng kiên trì và đạt thành công rực rỡ.
- Trong đó chúng ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
- Nhờ lòng kiên trì, Bác đã học thành thạo nhiều ngoại ngữ và tìm ra con đường cách mạng sáng suốt để đưa đất nước ta khỏi cảnh lầm than của nô lệ và đi đến độc lập, tự do.
- Một tấm gương khác vô cùng nổi tiếng chính là thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, nhờ lòng kiên trì mà thầy đã tập viết chữ thành công bằng chân và trở thành nhà giáo xuất sắc của nước nhà.
- Bên cạnh đó, còn rất nhiều tấm gương về lòng kiên trì luôn thường trực trong cuộc sống quanh ta xứng đáng để ta học tập theo..
- Bên cạnh những con người kiên trì, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống vẫn còn những người lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, lại có những người mới.
- gặp chút khó khăn đã bỏ cuộc, bi quan vào cuộc sống, cho rằng bản thân mình không làm được gì có ích,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích..
- Có thể thấy, lòng kiên trì giữ một vị trí quan trọng quyết định đến thành công của mỗi con người.
- Chúng ta hãy tự rèn luyện cho mình đức tính tốt đẹp này và thực hiện ước mơ, mục tiêu riêng của bản thân để sau này không phải hối tiếc..
- Nghị luận xã hội về lòng kiên trì - Bài mẫu 3.
- Kiên trì là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có để rèn luyện bản thân mình..
- Từ việc mài sắt nên kim nhân dân ta đã nêu lên một bài học sâu sắc về việc rèn luyện đức tính kiên trì.
- Kiên trì là luôn giữ vững, không thay đổi ý định, ý chí để làm một việc gì đó mặc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại..
- Vậy tại sao phải kiên trì? Vì tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được.
- Hơn nữa, trong cuộc sống con người luôn phải đương đầu với biết bao thử thách, khó khăn, nếu nản lòng, thoái chí chắc chắn chúng ta chỉ nhận được sự thất bại, cay đắng..
- Ví dụ như Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời về lòng kiên trì để chúng ta noi theo, Bác đã kiên trì con đường cứu nước dù gặp nhiều khó khăn, và nhờ kiên trì mà Bác đã biết hơn hai mươi thứ tiếng trên đời.
- Thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng là một tấm gương về ý chí kiên trì, dù bị liệt mất đôi tay nhưng vẫn cố gắng rèn luyện viết bằng chân và trở thành thầy giáo giỏi Nguyễn Đình Chiểu dù bị mù hai đôi mắt nhưng vẫn kiên trì vượt qua khó khăn và trở thành một thầy giáo, người thầy thuốc để bốc thuốc chữa bệnh nhân dân… những người có đức tính kiên trì sẽ đạt được những thành công và được mọi người yêu mến, cảm phục..
- Đồng thời, bên cạnh những người biết kiên trì để đạt được thành công trong cuộc sống vẫn có những người có biểu hiện thiếu sự kiên trì trong cuộc sống cũng không ít những người thiếu ý chí, nghị lực, dễ nản lòng thoái chí ví dụ như những người chỉ biết dựa vào người khác, sự giúp đỡ người khác để nhận được thành công về.
- Những người đó chắc chắn sẽ không nhận được sự cảm phục yêu mến kính trọng từ mọi người sẽ nhận lấy những thất bại.
- Nói tóm lại, kiên trì là một đức tính cần có ở mỗi người.
- Là học sinh chúng ta cần cố gắng nỗ lực, học tập, rèn luyện một ý chí vững vàng, để đối mặt với những khó khăn phía trước để khiến đất nước ngày càng xanh đẹp và phát triển đến tầm cao..
- Hãy nhớ rằng: “Chúng ta chỉ thật sự thất bại mọi khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”..
- Nghị luận xã hội về lòng kiên trì - Bài làm 4.
- Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy có rất nhiều người đã thành công ở lĩnh vực mà họ đang làm.
- Để đạt được thành công rực rỡ như vậy, họ đã phải cố gắng rất nhiều trong việc tu dưỡng tri thức, kĩ năng và trên hơn hết là đức tính kiên trì, nhẫn nại.
- Nếu muốn cuộc sống sung túc và hạnh phúc thì chúng ta cần kiên trì và nỗ lực trong công việc..
- Vậy kiên trì là gì? Kiên trì là biết nhẫn nại, chờ đợi, phải có sự quyết tâm khi làm bất cứ công việc nào mà mình đang mong muốn.
- Nhờ có kiên trì học tập thì ta mới có thành quả tốt đẹp và được mọi người trân trọng, đạt được những lợi ích quý giá..
- Nhờ có kiên trì mà ta không bị thất bại.
- Kiên trì giúp cho chúng ta đạt được ước mơ.
- Các bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình nếu có sự kiên trì, nhẫn nại..
- Những người thành công trong cuộc sống đó là những người luôn biết phấn đấu, kiên trì, nhẫn nại.
- Bởi họ đặt hết niềm tin, quyết tâm vào công việc thì chắc chắn họ sẽ thành công.
- Ví như Ê-đi-xơn đã tìm tòi, nghiên cứu cách tạo ra bóng đèn tròn nhưng ông vẫn kiên trì nhẫn nại tiếp tục trong công việc nghiên cứu sau 10.000 lần thất bại.
- Cuối cùng ông cũng thành công..
- Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó một số người hay nản chí, chỉ thất bại lần đầu đã vội bỏ cuộc.
- Những người thiếu ý chí như vậy chắc chắn trong tương lai sẽ không bao giờ thành công được.
- bởi họ sống mà không có một mục đích rõ ràng, không kiên trì phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống.
- Nếu trong cuộc sống ta không kiên trì, nhẫn nại thì khó mà dẫn đến thành công trong mọi việc được.
- Tôi sẽ kiên trì nhiều hơn nữa để có thể đạt được thứ mình mong muốn và được mọi người tôn trọng..
- Nghị luận xã hội về lòng kiên trì - Bài làm 5.
- Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội.
- Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ.
- Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra.
- Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc..
- Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn.
- Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này.
- Bù lại - và cũng chính từ đó mà ra? Xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự..
- Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của.
- mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui long.
- Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả..
- Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường.
- Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng.
- Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc.
- Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ..
- Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người.
- Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn..
- Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại.
- Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực..
- Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”.
- Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó.
- Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta.
- Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”.
- Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.