« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị luận xã hội về quan điểm Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người


Tóm tắt Xem thử

- Nghị luận xã hội về quan điểm Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người.
- Dàn ý Nghị luận xã hội về quan điểm Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người mẫu 1.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: quan điểm Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người..
- Khái quát lại vấn đề nghị luận: quan điểm Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người.
- Dàn ý Nghị luận xã hội về quan điểm Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người mẫu 2.
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến: Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người..
- Trong rừng có nhiều lối đi: cuộc sống có nhiều con đường, nhiều cách thức, nhiều lựa chọn để mỗi người có lựa chọn riêng cho cuộc tồn sinh và phát triển..
- Lối đi không có dấu chân người: lối đi mới có nhiều điều thú vị, nhưng cũng có thể gặp những nguy hiểm, thách thức, khó khăn.
- Vì sao con người cần lựa chọn lối đi riêng, mới mẻ?.
- Vì cuộc sống bao giờ cũng phong phú, luôn chứa đựng những cơ hội cũng như thách thức mở ra những lối đi riêng, những ngả đường mới.
- Mặt khác, cuộc sống luôn vận động và phát triển, không ai tắm hai lần trên một dòng sông (Hê-ra-clit) nên những con đường đã có người đi sẽ không tránh khỏi mòn cũ, lạc hậu, lỗi thời..
- Con người lựa chọn lối đi riêng như thế nào?.
- Có thể là: Chọn lối đi riêng trong học tập.
- chọn lối đi riêng trong lao động, sinh hoạt.
- chọn lối đi riêng trong nghiên cứu khoa học.
- chọn lối đi riêng trong đấu tranh, bảo vệ, giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống,....
- Lối đi riêng có ý nghĩa như thế nào?.
- Lối đi riêng tuyệt nhiên không phải là lối đi lập dị, xa lạ với những giá trị phổ quát của nhân sinh.
- Phê phán những ngộ nhận về lối đi riêng, về sáng tạo ở kẻ tài hèn, đức mỏng, chí đoản..
- Liên hệ thực tế bản thân: Thế hệ thanh niên hiện nay dám dấn thân, có bản lĩnh và chọn lối đi riêng cho bản thân mình như thế nào?.
- Nghị luận xã hội về quan điểm Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người mẫu 1.
- Cuộc đời của chúng ta hệt như một con đường.
- Trên con đường ấy, mỗi người buộc phải không ngừng tiến về phía trước.
- Nhưng để bắt đầu một cuộc hành trình, mồi người phải chọn lấy một lối đi.
- Có người chọn lối đi như nhà văn Lỗ Tấn khẳng định: “Trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”..
- Cũng có người chọn lối đi theo nhà thơ Robert Frost: “Trong rừng có nhiều lối đi / Và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”.
- Hai cách chọn lối đi cũng là quan điểm, nhận định của mỗi người trong cuộc sống..
- Lối đi theo quan điểm của Lỗ Tấn là lối đi quen thuộc, đã in nhiều dấu chân người, đó còn có thể là suy nghĩ, cách làm, hướng giải quyết những vấn đề của số đông.
- Còn nhà thơ Robert Frost lại chọn “lối đi không có dấu chân người”, lối đi mới, chưa ai đặt chân đến và là con đường do mình khai phá ra, cũng có thể coi đó những sáng kiến, suy nghĩ riêng, hướng giải quyết riêng của một cá nhân..
- Nếu lựa chọn đi theo “lối đi người ta đi mãi thành đường” ta sẽ có được sự an toàn, chắc chắn, sẽ có nhiều thuận lợi vì ta rút được kinh nghiệm từ người đi trước..
- Đi theo con đường mà những người khác đã leo ta dễ dàng lên đến đỉnh núi.
- Tuy nhiên, nếu cứ đi theo “lối đi người ta đi mãi thành đường” ta mất dần nét riêng, tư duy lối mòn, nếu có đạt được thành công cũng không cảm thấy hạnh phúc của người chinh phục, khám phá.
- Vậy nếu các nhân viên cứ đi theo “lối đi người ta đi mãi mà thành đường” thì liệu các công ti có vươn lên phát triển? Vấn đề nào cũng có hai mặt của nó..
- Còn nếu chọn “lối đi không có dấu chân người” thì sao? Nếu đã lựa chọn lối đi này ta phải chấp nhận mọi khó khăn, nguy hiểm thử thách luôn rình rập.
- Thế nhưng, đi theo lối đi riêng của mình, “lối đi không có dấu chân người” ta cũng sẽ chiêm nghiệm được bao nhiêu thú vị.
- Trước hết ta là người tiên phong, khai phá, trên con đường mà ta chinh phục biết đâu sẽ có những điều thú vị.
- Thoạt nghe qua tưởng chừng như hai quan điểm, hai ý kiến về hai lối đi của Lỗ Tấn và Robert Frost trái ngược nhau nhưng thực chất cả hai lại bổ sung cho nhau..
- Trên con đường chinh phục những ước mơ và thành công, ta cần phải tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm đúng đắn của người đi trước nhưng đồng thời ta cũng phải sáng tạo, khai phá tạo ra sắc màu của riêng mình, tìm ra lối đi, suy nghĩ riêng cho chính mình.
- Biết lựa chọn lối đi phù họp với chính mình là lúc ta nắm được trong tay một phần của chiếc chìa khóa thành công..
- Cạnh bên những người biết cách lựa chọn “lối đi” cần thiết cho mình thì cũng có một số người vẫn còn cực đoan trong cách lựa chọn.
- Nhưng lại có những người không biết lượng sức, dù năng lực bản thân chẳng tới nhưng vẫn cố chứng tỏ chọn “lối đi” khác biệt..
- Vậy nên việc lựa chọn “lối đi” cho bản thân rất quan trọng.
- Theo cá nhân người viết tùy thuộc vào hoàn cảnh mà chúng ta lựa chọn “lối đi” phù họp cho chính mình.
- Với những vấn đề, giải pháp mà bản thân tin rằng chắc chắn đúng thì ta nên chọn “lối đi không có dấu chân người”, khi đó ta sẽ khẳng định được bản thân và tạo nên sắc màu của riêng mình.
- Còn với những vấn đề còn chưa rõ ràng, bản thân chưa tường tận thì ta nên đi theo “lối đi đã được người khác đi mãi thành đường”.
- Trong từng tình huống cụ thể ta nên chọn “lối đi” phù hợp cho mình..
- Với hai quan niệm về “lối đi” của Lỗ Tấn và Robert Frort, mồi người có thể lựa chọn lối đi cho riêng mình.
- Có lựa chọn được lối đi đúng đắn cho mình thì ta mới có thể vươn tới được thành công..
- Nghị luận xã hội về quan điểm Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người mẫu 2.
- Tuy nhiên, Robert Frost lại nói: “Trong rừng có nhiều lối đi.
- Và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”.
- “Lối đi” là những lựa chọn, những quyết định hay giải pháp.
- Để thành công, ta phải chọn cho mình lối đi riêng.
- Trong cuộc sống nếu muốn thành công ta phải mạo hiểm nhưng cũng có lúc ta phải dừng lại để chọn cho mình một lối đi khác - một lối đi an toàn.
- Nghị luận về quan điểm Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người mẫu 3.
- Nối gót những bậc tiền bối trên con đường họ đã mở ra hay tự chọn cho mình một lối đi mới? Ta cũng phải suy nghĩ nhiều lắm để trả lời câu hỏi ấy.
- Còn với nhà thơ người Mỹ Robert Frost thì: "Trong rừng có nhiều lối đi.
- Và tôi chọn lối đi không có dấu chân người"..
- “Lối đi” là con đường, cách thức dẫn ta đến cái đích, cái kết quả mà mình mong muốn.
- Và thực tế có rất nhiều lối đi! Lối mòn, ngõ cụt, đường quanh co, có con đường dài, còn có cả đường tắt….
- Cuộc đời thực cũng có rất nhiều con đường tựa như “một khu rừng có nhiều lối đi”, ngã rẽ, tựa như một bó những sợi dây định mệnh ta cầm trên tay mà không biết sợi nào là dành cho mình.
- Và ở đây, nhà thơ người Mỹ chọn một “lối đi không có dấu chân người”.
- Đó là con đường mà chưa ai từng men theo, là một con đường mới, cách thức mới, là kết quả của sự sáng tạo, của những nỗ lực tự khẳng định chính mình..
- Có thể thấy, Robert Frost có sự chiêm nghiệm sâu xa về lẽ ở đời của riêng ông, rằng những con đường đi tới thành công, tới một cuộc sống hạnh phúc cũng giống như sáu tỉ cánh cửa dẫn tới cõi Niết Bàn, nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra cánh cửa của riêng mình với một sự chủ động tích cực, để tạo ra những giá trị thực sự cho cuộc sống..
- Có lẽ giờ bạn đang tự hỏi tại sao việc chủ động lựa chọn một lối đi riêng lại cần thiết đến vậy? Có nhất thiết ta cứ phải đứng ra ngoài đám đông thay vì hòa lẫn nó?.
- Cuộc sống có nhiều lối đi, thật phong phú biết bao và ở mỗi lối đi lại chứa đựng cả những cơ hội và thử thách.
- Bởi vậy, nếu ta lặp lại một lối đi người khác đã chọn, có thể ta sẽ trở nên lạc hậu, lỗi thời và không tìm được tới cái đích thành công.
- Làm thế nào để tìm được một lối đi cho riêng bản thân mình? Dù làm điều gì đi chăng nữa, trước hết ta cần nhận thức về thực tế đời sống và chính bản thân mình..
- Bởi một con đường mới đem đến cho ta cả cơ hội và cả những khó khăn thử thách.
- Đó là bởi ý tưởng mới, con đường mới hoàn toàn có thể thay đổi cán cân quyền lực..
- Chọn một lối đi cho riêng mình, đôi khi cũng là một cách thử bản lĩnh của chính mình..
- Thay vì cứ mông lung giữa những suy nghĩ không rõ ràng về con đường riêng mà ta chọn, tôi nghĩ chúng ta nên cầm bút và viết ra những gì ta có thể làm, những gì ta tự tin mình hoàn thành tốt.
- Tuy vậy, ta cũng cần nhận thức một điều rằng không phải chỉ có tạo ra một con đường riêng, ta mới có thể thành công.
- Dù bạn đi trên con đường đã từng có dấu chân người, thì bằng trí óc, tâm hồn mình, bạn vẫn tạo nên hương sắc riêng cho những tạo vật trên đường..
- Và cũng chính nó đã tạo nên một nguồn cảm hứng sáng tạo để con người tìm ra một con đường mới chủ động hơn.
- Đã đến lúc những người trẻ tuổi trẻ lòng như tôi, như bạn cần tỉnh táo tìm cho mình một lý tưởng, một lối đi.
- Lối đi đó có thể riêng, có thể chung nhưng điều quan trọng là hãy để tâm hồn và trí óc bạn lan tỏa tinh hoa cho nhân loại.
- Nghị luận về quan điểm Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người mẫu 4.
- Nhạc sĩ Đức Huy đã có những ca từ ý nghĩa: “Tìm một con đường tìm một lối đi ngày qua ngày đời còn nhiều vấn nghi”.
- Lựa chọn cho mình một lối đi là điều không dễ vì vậy nhà văn Lỗ Tấn đã từng viết:.
- Cũng giống như câu nói của Robert Frost: “Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người”.
- Đó là những gợi ý cho chúng ta trong việc lựa chọn con đường đi đến ngày mai..
- Trước hết, chúng ta phải hiểu được “lối đi” là con đường dẫn đến với đích - đến với thành công.
- muốn nói đến những lối đi đã cũ, cách làm đã cũ.
- Con đường này sẽ thuận lợi và dễ dàng khi vì đã có người khai phá.
- Còn đối với “lối đi chưa có dấu chân người”.
- mà Robert Frost lựa chọn đó là lối đi còn mới mẻ, lối đi cần đến sự sáng tạo và mạo hiểm cũng như sự dũng cảm để đương đầu với thử thách.
- Như vậy, mượn cách nói giàu hình ảnh, hai tác giả nêu lên những con đường khác nhau để bước đến thành công trong cuộc sống.
- Mỗi con đường đem tới cho ta những thuận lợi và khó khăn riêng, con đường của Lỗ Tấn thiên về cái có sẵn dựa vào kinh nghiệm, còn con đường của Robert Frost đề cao tư duy sáng tạo..
- Đi trên một con đường cũ luôn cho chúng ta cảm giác an toàn, đó là một con đường thuận lợi vì người đi trước đã đúc rút kinh nghiệm thay mình và như thế con đường đi đến thành công sẽ được rút ngắn.
- Nhưng lối đi này không hẳn hoàn toàn là những điều tốt đẹp vì con người không còn nhiều cơ hội để tìm ra cái mới, không có cơ hội để khám phá bản thân.
- Vậy nếu lựa chọn “lối đi không có dấu chân người” thì sao? Lối đi không có dấu chân người đối khi vẫn còn nhiều trở ngại và khó khăn..
- Chính qua lối đi này, con người hiểu được bản lĩnh, ý chí của chính mình và có thể gặt hái được thành công rực rỡ mang dấu ấn của một người tiên phong..
- Người đã không đi theo con đường của các bậc tiền bối như Phan Bội Châu hay Phan Châu Trinh mà lựa chọn cho mình một con đường cứu nước riêng: đi sang các nước phương Tây xem nước họ như thế nào rồi về giúp nhân dân mình.
- Rõ ràng lịch sử đã chứng minh con đường ấy là hoàn toàn đúng đắn..
- Như vậy, hai con đường trên thực chất đã bổ sung cho nhau, con người có được thành công chỉ khi vừa biết kế thừa những kinh nghiệm của người đi trước.
- Từ đó, trên lối đi an toàn sẵn có lại biết sáng tạo và phát huy tư duy mới mẻ của bản thân..
- Còn với một học sinh, tôi ý thức được rằng phải kế thừa con đường của cha anh đã đi và không ngừng học hỏi tiếp thu sáng tạo để cho mình một lối đi mới mẻ thể hiện được bản lĩnh của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Câu nói của hai tác giả là lời chỉ dẫn về những lựa chọn con đường nào cũng có thuận lợi và khó khăn riêng.
- Chúng ta cần con đường của người đi trước để tránh sai lầm nhưng cũng cần dũng cảm để khai phá cho mình một con đường mới nhưng không mù quáng