« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị quyết 02-NQ/TW Đổi mới hoạt động của Công đoàn Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Trải qua hơn 90 năm hình thành và phát triển, sau 35 năm đổi mới đất nước, Công đoàn Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt, có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
- Tổ chức công đoàn được củng cố, phát triển, số lượng đoàn viên và công đoàn cơ sở tăng nhanh, đội ngũ cán bộ phát triển cả về số lượng và chất lượng.
- Công đoàn mở rộng hoạt động sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
- Công tác tài chính, tài sản công đoàn từng bước được hoàn thiện.
- Công đoàn đã làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với công nhân, người lao động, tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc..
- Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của Công đoàn còn một số hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
- Công tác phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở chưa tương xứng với tốc độ phát triển của doanh nghiệp, người lao động.
- chất lượng đoàn viên chưa cao, hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở còn hạn chế.
- Mô hình tổ chức, phương thức tập hợp đoàn viên, người lao động có mặt chậm được đổi mới.
- Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn còn bất cập.
- Hoạt động công đoàn ở một số ngành, địa phương chưa gắn với đặc điểm, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động và tình hình quan hệ lao động.
- Hiệu quả tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, người lao động chưa cao.
- Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là: Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ, chính quyền về vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn chưa đầy đủ.
- Nhà nước về công nhân, công đoàn.
- Nội dung, phương pháp tuyên truyền, vận động, tập hợp, nhất là ở công đoàn cơ sở chưa phù hợp với điều kiện làm việc và đời sống của một bộ phận người lao động.
- Việc tham mưu, phối hợp để giải quyết các vấn đề bức xúc, phức tạp liên quan đến công nhân, công đoàn có mặt còn hạn chế.
- Một bộ phận cán bộ công đoàn chậm đổi mới tư duy, năng lực hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu của hoạt động công đoàn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ công đoàn chưa đáp ứng yêu cầu..
- Thời gian tới, số lượng công nhân, lao động tăng nhanh, hoạt động công đoàn tiếp tục mở rộng và chuyển mạnh sang khu vực ngoài nhà nước.
- việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sẽ tác động sâu sắc đến việc làm, chất lượng nguồn nhân lực, việc thu hút, tập hợp người lao động… Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới mạnh mẽ, thực chất hơn tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam..
- Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là trách nhiệm của Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội..
- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, phù hợp với thể chế chính trị đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế..
- Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh là góp phần quan trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa..
- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn phải phù hợp với số lượng, cơ cấu lao động, nhu cầu, nguyện vọng của công nhân, người lao động và yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- phát huy vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động..
- Đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo nguồn lực đủ mạnh để Công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Phấn đấu có 13,5 triệu đoàn viên công đoàn, hầu hết doanh nghiệp có 25 công nhân, lao động trở lên có tổ chức công đoàn.
- Phấn đấu 80% trở lên các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể.
- Phấn đấu có 16,5 triệu đoàn viên công đoàn.
- nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động thì phần lớn người lao động được tập hợp, tham gia một số hoạt động của Công đoàn Việt Nam..
- Phấn đấu 85% trở lên các doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể..
- Hầu hết người lao động tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn Việt Nam.
- 99% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn ký kết được thoả ước lao động tập thể..
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động.
- tập trung phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở.
- Nghiên cứu, triển khai các phương thức, mô hình tập hợp đoàn viên, người lao động thích ứng với tình hình mới.
- Tăng cường vận động, thuyết phục để người lao động nâng cao hiểu biết, tự nguyện tham gia, thành lập, xây dựng công đoàn ở cơ sở, người sử dụng lao động bảo đảm quyền của người lao động được tham gia và hoạt động trong tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp..
- Đổi mới quy trình, thủ tục kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở theo hướng linh hoạt, chủ động, kịp thời, thiết thực.
- Tập trung thành lập công đoàn cơ sở, nhất là ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, nơi có đông người lao động, nơi tiềm ẩn phức tạp trong quan hệ lao động..
- xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả mô hình tổ chức công đoàn 4 cấp, kết hợp chặt chẽ giữa công đoàn địa phương và công đoàn ngành.
- tập trung nâng cao chất lượng công đoàn cơ sở và cấp trên cơ sở, nhất là công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.
- công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
- cố, phát triển công đoàn ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn địa phương.
- Nghiên cứu, điều chỉnh nhiệm vụ của các cấp công đoàn theo hướng tập trung vào các nhiệm vụ cốt lõi, phù hợp với đặc thù từng cấp và sự phát triển của thị trường lao động..
- Xây dựng mô hình tổ chức công đoàn theo hướng mở, linh hoạt, năng động nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động.
- Nghiên cứu, tổ chức thí điểm một số mô hình mới, như: Công đoàn ngành, công đoàn tổng công ty trực thuộc theo hướng tập trung, tinh gọn, hiệu quả.
- công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp có đông đoàn viên và doanh nghiệp có dưới 25 đoàn viên.
- công đoàn khu vực ở một số địa phương có ít doanh nghiệp.
- công đoàn tổng công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam… Thành lập trung tâm tư vấn và hỗ trợ người lao động ở những ngành, địa phương có đông công nhân, người lao động..
- Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn bảo đảm về số lượng, chất lượng, có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín, có năng lực đối thoại, dẫn dắt, truyền cảm hứng, tập hợp, đoàn kết người lao động.
- Người đứng đầu tổ chức công đoàn phải có uy tín cao, am hiểu sâu sắc và có kinh nghiệm thực tiễn về công tác vận động quần chúng, nhất là vận động công nhân, người lao động và chủ doanh nghiệp.
- Cơ cấu cấp uỷ các cấp có tỉ lệ hợp lý người trưởng thành từ công nhân, công đoàn.
- Cấp uỷ thống nhất với công đoàn cấp trên trong việc đề bạt, điều động, luân chuyển chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cùng cấp..
- Nghiên cứu, ban hành chính sách phù hợp để tuyển dụng cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân.
- thu hút, tạo động lực cho cán bộ công đoàn..
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế giao biên chế cho Công đoàn hợp lý, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế..
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới.
- Công đoàn các cấp căn cứ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động để xác định nội dung và mục tiêu hoạt động.
- xây dựng niềm tin, tạo sự gắn kết giữa người lao động với tổ chức công đoàn để Công đoàn Việt Nam thực sự là tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động..
- cho đoàn viên, người lao động.
- biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích, quan tâm đến cán bộ công đoàn cơ sở, tập thể và.
- người lao động trực tiếp.
- Chủ động, tích cực mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhằm học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ nguồn lực, thúc đẩy đổi mới, nâng cao vị thế của Công đoàn Việt Nam trên trường quốc tế..
- Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động theo hướng khoa học, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, người lao động.
- Quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về công nhân, công đoàn trong tình hình mới.
- Xây dựng nguồn tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
- Kịp thời rà soát, sửa đổi các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn, tài sản công đoàn phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- xây dựng cơ chế sử dụng tài chính gắn với nhiệm vụ chung, lĩnh vực, địa bàn ưu tiên, cân đối giữa các cấp công đoàn.
- thu kinh phí công đoàn và khuyến khích xã hội hoá nguồn lực để công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao..
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát tài chính, tài sản công đoàn.
- Chủ động, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong các cấp công đoàn.
- Sắp xếp, đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động, tính tự chủ của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp kinh tế công đoàn, góp phần tạo nguồn lực cho hoạt động công đoàn..
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.
- Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng đối với tổ chức và hoạt động công đoàn, tạo điều kiện để công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ.
- khắc phục tình trạng buông lỏng vai trò lãnh đạo hoặc bao biện, làm thay, giao nhiệm vụ không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
- về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thời cơ, thách thức và những vấn đề mới đặt ra đối với Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và phê chuẩn các công ước quốc tế liên quan đến lao động, công đoàn..
- thành lập tổ chức công đoàn để tạo tiền đề thành lập tổ chức đảng, đoàn thể khác.
- Ở những nơi chưa có tổ chức đảng, Đảng lãnh đạo tổ chức công đoàn thông qua công đoàn cấp trên trực tiếp.
- cán bộ công đoàn các cấp, trước hết là cán bộ công đoàn cơ sở có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đoàn viên, người lao động..
- quan tâm bồi dưỡng, giới thiệu công nhân, người lao động đủ tiêu chuẩn vào Đảng..
- Các cấp uỷ phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với công đoàn cấp trên trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức, cán bộ và hoạt động công đoàn cấp mình.
- Định kỳ hằng năm và khi cần thiết, ban thường vụ hoặc ban chấp hành cấp uỷ (nơi không có ban thường vụ) làm việc với ban chấp hành công đoàn cùng cấp để nắm tình hình hoạt động, chỉ đạo, định hướng nhiệm vụ thời gian tiếp theo.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công nhân, công đoàn.
- Đảng viên làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đủ điều kiện phải tham gia tổ chức công đoàn và gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động của công đoàn..
- tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội với công đoàn.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn.
- nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động và tổ chức đại diện của người lao động.
- Cơ quan quản lý nhà nước tích cực phối hợp với công đoàn tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn..
- Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp tăng cường phối hợp với công đoàn.
- xây dựng các chương trình, quy chế phối hợp, kế hoạch hoạt động nhằm chăm lo, bảo đảm quyền lợi của người lao động, hỗ trợ và tạo điều kiện để công đoàn hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, thiết thực, hiệu quả.
- Quản lý tốt sự ra đời, bảo đảm hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích của các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
- có các biện pháp phù hợp, hiệu quả để thu hút, vận động, định hướng tổ chức này gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Công đoàn chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội xây dựng các chương trình phối hợp, thoả thuận hợp tác có tính lâu dài, toàn diện, tạo sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, huy động các nguồn lực chăm lo lợi ích cho đoàn viên, hội viên.
- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012 và các đạo luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai và giám sát việc thực hiện Nghị quyết..
- tăng cường phối hợp hoạt động với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam..
- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về tuyển dụng, giao biên chế, chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn chuyên trách, một số mô hình thí điểm về tổ chức và hoạt động công đoàn phù hợp với tình hình mới..
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu, đưa nội dung về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn vào chương trình đào tạo lý luận chính trị và bồi dưỡng cán bộ trong các học viện, trường chính trị.