« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị quyết 11/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- CHÍNH PHỦ.
- NGHỊ QUYẾT.
- PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 01 NĂM 2020 CHÍNH PHỦ.
- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;.
- Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;.
- Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2020, tổ chức vào ngày 05 tháng 02 năm 2020,.
- Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2020.
- công tác phòng, chống và ứng phó với dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.
- Chính phủ thống nhất đánh giá: Tháng 01 năm 2020, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định.
- Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 8,4%.
- Tổng vốn đầu tư có yếu tố nước ngoài tăng 179,5%.
- giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3,2%.
- Trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức, cộng đồng, doanh nghiệp đã thực hiện tốt các nhiệm vụ phục vụ, chăm lo Tết cho Nhân dân theo Chỉ thị của Ban Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, bảo đảm an toàn thực phẩm được quan tâm thực hiện tốt.
- Đặc biệt, đã kịp thời ứng phó, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (dịch bệnh nCoV) gây ra, hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh, được Nhân dân cả nước và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
- Dịch bệnh nCoV rất nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng, ảnh hưởng lớn tới đời sống của Nhân dân và nhiều ngành, lĩnh vực.
- Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm.
- Trong khi đó, tình hình thế giới có nhiều yếu tố tác động bất lợi, khó khăn hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh nCoV ở Trung Quốc và đang lan rộng ra nhiều quốc gia, căng thẳng thương mại giữa các đối tác lớn, xu hướng bảo hộ và hạn chế thương mại - đầu tư qua biên giới tiếp tục gia tăng, căng thẳng địa chính trị và xung đột ở một số khu vực.
- Chính phủ thống nhất quan điểm chỉ đạo, điều hành là vừa thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV, vừa tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt được mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
- yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thể hiện quyết tâm chính trị, khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 với tinh thần chủ động, tích cực hơn, năng động, sáng tạo, nhạy bén hơn, có đối sách phù hợp, kịp thời để phòng, chống dịch bệnh và giảm thiểu, bù đắp được những thiệt hại do dịch bệnh gây ra trên các lĩnh vực..
- a) Về công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV:.
- Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương coi công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không được chủ quan nhưng cũng không hoang mang, dao động, cần chủ động, tích cực ứng phó trên tất cả mọi phương diện, sẵn sàng chấp nhận thiệt hại một phần kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân..
- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh nCoV, Ban Chỉ đạo các địa phương, các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm, đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại công văn số 79-CV/TW ngày 29 tháng 01 năm 2020, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số: 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2020, 06/CT-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020.
- Thông báo số 43/TB-VPCP ngày 06 tháng 02 năm 2020 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ.
- Bộ Y tế là đầu mối đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- chú trọng thông tin, truyền thông, khuyến cáo cách phòng, chống dịch bệnh nhằm nâng cao hiểu biết, ổn định tâm lý của người dân.
- xây dựng, cập nhật các phương án để chủ động ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra..
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn thực hiện một số chế độ đặc thù và nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV theo hướng ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp để chi trả theo đúng quy định của pháp luật.
- Chủ trì, thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 197/TTg-KTTH ngày 07 tháng 02 tháng 2020 về việc miễn thuế nhập khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay sát trùng.
- nguyên liệu để sản xuất khẩu trang, nước sát trùng, các vật tư, thiết bị cần thiết khác phục vụ việc phòng, chống dịch bệnh nCoV, bảo đảm chặt chẽ, không để xảy ra việc lợi dụng chính sách nhằm trục lợi..
- Bộ Ngoại giao chủ trì cùng Bộ Y tế, các cơ quan liên quan hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, các quốc gia, đối tác quốc tế, WHO để cập nhật tình hình quốc tế trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đồng bộ, đạt hiệu quả cao và hài hòa với các quan hệ đối ngoại, đồng thời tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại, đầu tư....
- b) Về ứng phó tác động của dịch bệnh nCoV đối với phát triển kinh tế - xã hội:.
- Từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, đánh giá và lượng hóa các tác động của dịch bệnh nCoV đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn, nhất là xuất nhập khẩu, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, vận tải, dịch vụ để cập nhật kịch bản tăng trưởng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 733/VPCP-KTTH ngày 03 tháng 02 năm 2020.
- đề xuất giải pháp, đối sách phù hợp để hạn chế các tác động do dịch bệnh nCoV gây ra, trong đó lưu ý các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn đầu tư công còn lại của năm 2019, thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án công trình lớn như: Dự án đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận, đường bộ cao tốc Bắc-Nam, Cảng hàng không quốc tế.
- giải quyết nhanh thủ tục đầu tư các dự án FDI, ODA, các dự án đầu tư trong nước và việc thành lập các doanh nghiệp mới, thúc đẩy đầu tư xã hội, phấn đấu đạt mục tiêu một triệu doanh nghiệp trong năm 2020, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp, cập nhật, hoàn thiện kịch bản tăng trưởng, nghiên cứu các nội dung tại Đề án Nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế để đề xuất các giải pháp, đối sách căn cơ, các biện pháp chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện tốt các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ..
- thực hiện nghiêm Công điện số 122a/CĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020..
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan phản hồi, cung cấp bổ sung thông tin, tài liệu để bảo vệ, nâng hạng đối với kết quả đánh giá xếp hạng, giảm thiểu yêu cầu kế hoạch hành động của Đoàn đánh giá đa phương về phòng, chống rửa tiền (APG) đối với Việt Nam..
- Bộ Tài chính tiếp tục cập nhật tình hình, xây dựng các phương án bảo đảm đạt và vượt mục tiêu về tài chính-ngân sách nhà nước theo các Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương thực hiện ngay các giải pháp điều hành, kiểm soát, bình ổn giá các mặt hàng thẹo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, các vật tư, thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh và các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
- Tạo điều kiện nhập khẩu, thông quan nhanh chóng các hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất phòng, chống dịch bệnh.
- bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương phân bổ, giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020.
- đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2020 ngay từ đầu năm, nhất là các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai, các dự án lớn, dự án quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài, bảo đảm thực hiện và giải ngân hết nguồn vốn còn lại của năm 2019 và nguồn vốn được giao năm 2020.
- hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với dự án dự kiến sử dụng từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 và danh mục dự án tại các Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 797/NQ-UBTVQH14 ngày 24 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án phân bổ 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 28 tháng 2 năm 2020 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ..
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 cho dự án đã đủ thủ tục đầu tư, cần bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn để làm cơ sở bố trí kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020 trước ngày 31 tháng 3 năm 2020.
- phương án phân bổ, giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về danh mục, mức vốn bố trí từng dự án, tổng hợp, báo cáo phương án xử lý số vốn kế hoạch năm 2020 các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa giao chi tiết cho các dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công trước ngày 30 tháng 4 năm 2020.
- Khẩn trương hoàn thiện Dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để trình Quốc hội thông qua..
- Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, đưa vào vận hành các dự án công nghiệp,.
- khẩn trương xây dựng kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020-2025.
- tiếp tục thực hiện nghiêm khuyến nghị của EC để gỡ thẻ vàng.
- Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công an và các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuẩn bị nội dung tổ chức hội nghị về cơ cấu lại thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng của ngành du lịch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2 năm 2020..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tích cực triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục.
- Thanh tra Chính phủ khẩn trương ban hành kết luận thanh tra và đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, bảo đảm đúng tiến độ chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng..
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tăng cường thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các giải pháp chỉ đạo, điều hành quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Kêu gọi toàn thể cộng đồng công nghệ Việt Nam cùng chung tay thể hiện trách nhiệm và sứ mệnh để hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp với Bộ Y tế phổ biến kiến thức phòng, chống dịch bệnh cho người dân..
- Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc: miễn giấy phép, điều kiện nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ giải đua xe Công thức 1.
- hàng hóa nhập khẩu để phục vụ giải đua Công thức 1 thuộc diện hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo tiết n điểm 7 khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ.
- Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan tại các Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 và số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 để phù hợp với yêu cầu thực tiễn..
- Về Đề nghị xây dựng Luật Cảnh sát cơ động.
- Chính phủ cơ bản thống nhất thông qua các chính sách của Đề nghị xây dựng Luật Cảnh sát cơ động do Bộ Công an đề xuất nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý xây dựng Cảnh sát cơ động chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, bảo đảm thực hiện tốt vai trò lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
- Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng dự án Luật này, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020 theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật..
- Về Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Chính phủ thống nhất với Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp do Bộ Tài chính đề xuất để tiếp tục thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 55/2016/QH12 và Nghị quyết số 28/2016/QH14 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025..
- Giao Bộ Tư pháp bổ sung dự thảo Nghị quyết này vào Đề nghị của Chính phủ về điều chỉnh Chương trình năm 2020 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội..
- Giao Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Căn cứ kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Tài chính tiếp thu, hoàn thiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội dự thảo Nghị quyết này..
- Về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi):.
- Chính phủ cơ bản thống nhất thông qua Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)..
- Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật này bảo đảm thể chế hóa các Nghị quyết của Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.
- báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội dự án Luật này..
- Về dự án Luật Biên phòng Việt Nam.
- Chính phủ cơ bản thống nhất thông qua dự án Luật Biên phòng Việt Nam.
- Giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật này, trong đó quy định cụ thể hơn cơ chế phối hợp để tránh chồng chéo, trùng lắp với quyền hạn của Hải quan và các lực lượng khác.
- Về đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
- Chính phủ xác định công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm.
- yêu cầu từng Thành viên Chính phủ quan tâm, dành thời gian nhiều hơn nữa cho việc nghiên cứu, đề xuất chính sách, nhất là nội hàm chính sách phải khoa học, khả thi, đồng bộ.
- Tất cả các dự án, dự thảo đưa vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây.
- dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 phải có đầy đủ hồ sơ và được Chính phủ thông qua theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Năm 2021 là năm chuyển tiếp nhiệm kỳ, nhiều nhiệm vụ quan trọng, cần xây dựng Chương trình bảo đảm khả thi, phù hợp.
- Đối với các Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Chính phủ thông qua, đề nghị các bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo khẩn trương hoàn thiện Hồ sơ, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020..
- Đối với các dự án, dự thảo nhằm triển khai thi hành Hiến pháp nhưng đã xin rút khỏi Chương trình, đề nghị các bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo việc chuẩn bị, đối với những vấn đề nhạy cảm, tác động tới an sinh xã hội phải đánh giá kỹ tác động, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị và dự kiến tiến độ trình các dự án, dự thảo;.
- gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội khi trình Đề nghị của Chính phủ về Chương trình năm 2021.
- điều chỉnh Chương trình năm 2020..
- Về các vướng mắc, chồng chéo, thiếu đồng bộ giữa các Luật theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát cụ thể.
- đối với các nội dung đã được đề nghị sửa đổi, bổ sung tại các dự án Luật đã được tổng hợp trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
- đối với các nội dung chưa được đề nghị sửa đổi, bổ sung, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề nghị dự án một Luật sửa nhiều Luật để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi của hệ thống pháp luật..
- Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát kỹ nội hàm chính sách của các dự án, dự thảo đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và điều chỉnh Chương trình năm 2020 bảo đảm cân đối và khả thi, hạn chế tối đa việc điều chỉnh.
- tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định..
- Về việc bổ sung Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
- Chính phủ thống nhất đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020..
- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Hồ sơ theo đúng quy định.
- trên cơ sở đó, giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định..
- Giao Bộ Giao thông vận tải căn cứ quy định pháp luật từng thời kỳ, quy định của Hợp đồng dự án và điều khoản chuyển tiếp của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ để thực hiện quyết toán các hợp đồng BOT, BT trước thời điểm Thông tư số 166/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành.
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;.
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;.
- CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG