« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị quyết 23-NQ/TW Đảng đề ra 07 mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2030


Tóm tắt Xem thử

- VỀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045.
- Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu phát triển công nghiệp đất nước.
- nội lực của nền công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- chất lượng sản phẩm, năng suất lao động ngành công nghiệp còn thấp.
- phát triển công nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác.
- Hiệu quả hoạt động của đa số doanh nghiệp công nghiệp nhà nước thấp, nhiều dự án công nghiệp quy mô lớn thua lỗ.
- hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong nước là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- việc cơ cấu lại các ngành công nghiệp thực hiện còn chậm.
- chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt.
- nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đề ra.
- công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, tỉ lệ nội địa hóa của các ngành công nghiệp ở mức thấp.
- tình trạng ô nhiễm môi trường từ phát triển công nghiệp ngày càng trầm trọng....
- tư duy và cách tiếp cận trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia còn bị ảnh hưởng bởi cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.
- Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp còn thiếu tổng thể, đồng bộ.
- chưa có nghị quyết chuyên đề về chính sách phát triển công nghiệp quốc gia qua các thời kỳ..
- Chính sách phát triển công nghiệp có nhiều nội dung chưa sát với thực tế, không phù hợp.
- chưa xác định đúng vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp.
- thiếu chính sách đủ mạnh để tăng cường năng lực doanh nghiệp công nghiệp tư nhân.
- việc lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn còn dàn trải.
- chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ thiếu đồng bộ, tính khả thi thấp..
- Chính sách huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phát triển công nghiệp thiếu hiệu quả, chưa có bước đột phá.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Chính sách khoa học và công nghệ chưa trở thành động lực quan trọng nhất cho phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp.
- bám sát, kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển công nghiệp và kinh nghiệm công nghiệp hóa của thế giới..
- Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo;.
- phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm.
- phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá.
- chú trọng phát triển công nghiệp xanh..
- Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo giữ vị trí then chốt, là khâu đột phá trong chính sách công nghiệp quốc gia.
- Nhà nước giữ vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế cho phát triển công nghiệp, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh công nghiệp thuận lợi, ổn định, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.
- Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, thực sự trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.
- tăng cường tiềm lực, tận dụng và phát triển liên kết công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp dân sinh..
- Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại..
- Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%.
- Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%..
- Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm..
- Chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN..
- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%..
- Xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế..
- III- ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC GIA.
- 1- Chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
- Có chính sách thúc đẩy việc dịch chuyển các ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên và lao động, tác động xấu đến môi trường sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
- Chống mọi biểu hiện duy ý chí, lợi ích cục bộ trong phân bố không gian công nghiệp..
- Triển khai cơ chế, chính sách xây dựng thí điểm về cụm liên kết ngành công nghiệp đối với một số sản phẩm trong các ngành công nghiệp ưu tiên theo lợi thế cạnh tranh, chuyên môn hóa và chuỗi giá trị..
- Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp tập trung vào tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, xây dựng kết cấu hạ tầng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển các cụm liên kết ngành công nghiệp.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và mức độ thông minh.
- 2- Chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên.
- Lựa chọn một số ngành công nghiệp để ưu tiên phát triển theo hướng phải đáp ứng các nguyên tắc: Dựa trên kết quả phân tích khách quan lợi thế của đất nước.
- một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà Việt Nam vẫn đang có lợi thế.
- công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh.
- công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
- Ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, kết hợp với công nghiệp dân sinh theo hướng lưỡng dụng.
- Tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa.
- Giai đoạn tập trung ưu tiên phát triển các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông.
- Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các ngành công nghiệp ưu tiên phải theo cơ chế thị trường, tuân thủ các điều khoản cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
- Đầu tư của Nhà nước vào các ngành công nghiệp ưu tiên chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia.
- Tránh dàn trải trong lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên, bảo đảm đủ các nguồn lực cần thiết..
- 3- Chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp - Thực thi các chính sách bảo đảm ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp.
- đẩy phát triển công nghiệp.
- Phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động quan trọng vốn trung và dài hạn cho phát triển công nghiệp.
- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp đủ điều kiện phát hành cổ phiếu và trái phiếu, niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế..
- Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, hướng đến thúc đẩy và hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ưu tiên của đất nước.
- Có cơ chế đặc thù và đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.
- Thực hiện chính sách miễn, giảm thuế ở mức hợp lý và có thời hạn phù hợp đối với các ngành công nghiệp ưu tiên, các ngành công nghiệp thông minh.
- Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính, tín dụng (kể cả vốn vay từ nước ngoài) đối với các doanh nghiệp công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Xoá bỏ triệt để các rào cản, bất bình đẳng trong tiếp cận tài chính, tín dụng của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế..
- Tổ chức lại thị trường các sản phẩm công nghiệp.
- Xây dựng và thực thi hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành công nghiệp phù hợp để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước.
- Hướng dẫn và có các biện pháp hỗ trợ phù hợp để các doanh nghiệp công nghiệp tham gia có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết.
- xây dựng và thực thi chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đối với các sản phẩm công nghiệp..
- 4- Chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp.
- Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần chi phối đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh.
- Chú trọng xây dựng và triển khai các chính sách nâng cao năng lực công nghệ, quản trị cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước.
- Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ hình thành các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp..
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp hỗ trợ thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Hình thành và phát triển hệ thống các doanh nghiệp dịch vụ tư vấn phát triển công nghiệp.
- Hỗ trợ phát triển các nhà cung ứng trong các ngành công nghiệp ưu tiên, coi đây là cốt lõi của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ..
- Đổi mới chính sách và đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
- Chuyển mạnh chính sách thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp từ số lượng sang chất lượng và có trọng tâm, trọng điểm.
- ưu tiên các công ty đa quốc gia có thương hiệu quốc tế và có năng lực cạnh tranh cao, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ..
- Nghiên cứu, xây dựng các mô hình mới thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp..
- 5- Chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghiệp.
- Nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nhân lực công nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4..
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động công nghiệp cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề.
- 6- Chính sách khoa học và công nghệ cho phát triển công nghiệp.
- Xây dựng và thực hiện Chiến lược tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Việt Nam..
- Ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy hợp tác, chuyển giao công nghệ giữa công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp dân sinh..
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển các doanh nghiệp khoa học-công nghệ trong công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học-công nghệ trong các lĩnh vực, ngành công nghiệp chủ lực, ưu tiên..
- 7- Chính sách khai thác tài nguyên, khoáng sản và chính sách bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển công nghiệp.
- Rà soát, sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của các ngành công nghiệp.
- Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển mạnh ngành công nghiệp môi trường.
- 8- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và triển khai thực hiện chính sách phát triển công nghiệp quốc gia.
- Xác định việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa.
- Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của từng ngành và từng cấp..
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp.
- Kiên quyết chống lợi ích nhóm, quan hệ thân hữu, tham nhũng, lãng phí trong xây dựng và thực thi chính sách phát triển công nghiệp quốc gia..
- tăng cường giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia..
- 3- Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì rà soát, nghiên cứu bổ sung hoặc xây dựng mới Chiến lược phát triển công nghiệp.
- Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết.