« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị quyết 55-NQ/TW Định hướng phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030


Tóm tắt Xem thử

- Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày càng được quan tâm.
- Đã tích cực thực hiện chuyển đổi ngành năng lượng sang hoạt động theo cơ chế thị trường.
- Tuy vậy, ngành năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém.
- Mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia còn nhiều thách thức.
- các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn.
- một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi.
- Công tác quản lý, khai thác nguồn tài nguyên năng lượng còn một số hạn chế.
- Hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng còn thấp.
- Cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ.
- Thị trường năng lượng cạnh tranh phát triển chưa đồng bộ, thiếu liên thông giữa các phân ngành, giữa phát điện với truyền tải điện.
- chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa.
- Một số dự án năng lượng do doanh nghiệp nhà nước đầu tư còn thua lỗ.
- một số dự án năng lượng đầu tư ra nước ngoài tiềm ẩn nhiều khả năng mất vốn.
- Công tác bảo vệ môi trường trong ngành năng lượng có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức, gây bức xúc xã hội..
- một số vấn đề về phát triển năng lượng chậm được tổng kết cả về lý luận và thực tiễn.
- chậm giải quyết những vướng mắc về phương hướng phát triển các nguồn năng lượng và cụ thể hoá cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực năng lượng.
- Một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa thúc đẩy việc xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh.
- Chính sách về đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên năng lượng còn thiếu, chưa đồng bộ.
- Chính sách khoa học và công nghệ đối với ngành năng lượng chậm đổi mới.
- Bộ máy quản lý nhà nước ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng thiếu ổn định.
- công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về năng lượng thiếu quyết liệt..
- Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế hội nhập quốc tế.
- áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng.
- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng.
- Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng.
- ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch.
- Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phát triển tất cả các phân ngành, lĩnh vực năng lượng.
- đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành năng lượng.
- Tăng cường kiểm toán năng lượng.
- Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
- Ngành năng lượng phát triển hài hoà giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN.
- Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu năng lượng hợp lý.
- triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng.
- Chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng.
- Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm .
- Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030.
- Tầm nhìn đến năm 2045: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
- các phân ngành năng lượng phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- hệ thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực và quốc tế được nâng cao.
- Phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững.
- Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện;.
- Hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi.
- Sớm nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển năng lượng địa nhiệt, sóng biển, thuỷ triều, hải lưu.
- Thực hiện nghiên cứu công nghệ, xây dựng một số đề án thử nghiệm sản xuất và khuyến khích sử dụng năng lượng hydro phù hợp với xu thế chung của thế giới..
- Cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả.
- Có chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp tiêu thụ ít năng lượng và có hiệu quả về kinh tế - xã hội..
- Rà soát, hoàn thiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn .
- Có chính sách khuyến khích các hộ tiêu thụ sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, nhất là trong công nghiệp và giao thông.
- Phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực.
- nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng.
- Có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng bền vững.
- Xác định danh mục hạ tầng năng lượng có thể dùng chung và xây dựng cơ chế dùng chung phù hợp với cơ chế thị trường.
- Thúc đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành năng lượng.
- xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia về phát triển hạ tầng năng lượng thông minh.
- hoàn thiện cơ chế, xây dựng cơ sở dữ liệu, thực hiện thống kê năng lượng quốc gia phục vụ công tác quản lý, điều hành hiệu quả ngành năng lượng..
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển công nghiệp chế tạo và dịch vụ phục vụ ngành năng lượng theo hướng tăng cường nội lực, hướng đến xuất khẩu;.
- Hoàn thiện khung pháp lý, khuyến khích và đẩy mạnh triển khai mô hình các công ty dịch vụ năng lượng.
- Khẩn trương xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách khuyến khích nâng cao tỉ lệ nội địa hoá trong ngành năng lượng.
- Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng.
- khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hoá phát triển năng lượng.
- chú trọng nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hạ tầng năng lượng quốc gia.
- xử lý, tái cơ cấu triệt để các dự án, doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, thua lỗ trong lĩnh vực năng lượng.
- bảo đảm đầy đủ vốn cho các doanh nghiệp năng lượng nhà nước thực hiện các mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh..
- Tiếp tục khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài có quy mô, chất lượng và hiệu quả cho ngành năng lượng.
- Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Xoá bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, các công cụ có tính thị trường để đẩy mạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả..
- khuyến khích các dự án đầu tư năng lượng theo hình thức đối tác công tư (PPP).
- Hoàn thiện chính sách thuế khuyến khích sản xuất, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo.
- Hoàn thiện cơ chế và thực hiện chính sách về tiêu chuẩn tỉ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu đầu tư và cung cấp năng lượng..
- Nghiên cứu, thực hiện luật hoá việc điều hành giá điện và một số ưu đãi cho dự án được khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực năng lượng.
- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành luật về năng lượng tái tạo..
- Rà soát, điều chỉnh và sớm ban hành các quy hoạch liên quan đến phát triển năng lượng theo Luật Quy hoạch..
- Phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng.
- lồng ghép hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển năng lượng.
- Tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp năng lượng tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
- thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực năng lượng.
- Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực tổng thể và các chương trình đào tạo cho những khâu then chốt của ngành năng lượng.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo về năng lượng hạt nhân đi đôi với đào tạo nâng cao..
- tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến lược để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài nguyên năng lượng ở nước ngoài.
- Thực hiện chính sách đối ngoại năng lượng linh hoạt, hiệu quả, bình đẳng, cùng có lợi..
- Khẩn trương xây dựng chiến lược nhập khẩu năng lượng dài hạn song song với khuyến khích đầu tư, khai thác tài nguyên năng lượng ở nước ngoài để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
- Mở rộng quan hệ đối tác với các công ty đầu tư năng lượng, phát triển công nghệ năng lượng tiên tiến..
- Tích cực tham gia hợp tác năng lượng tại tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) và khu vực Đông Nam Á (ASEAN).
- Thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
- Hoàn thiện khung chính sách, xây dựng và bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về khí thải và chất thải trong ngành năng lượng theo hướng tiệm cận với những tiêu chuẩn của các nước phát triển.
- Thông tin tuyên truyền kịp thời và đầy đủ về công tác bảo vệ môi trường trong ngành năng lượng..
- Xây dựng và triển khai Đề án tích hợp mô hình kinh tế tuần hoàn vào chiến lược phát triển các doanh nghiệp năng lượng.
- Phát triển hệ thống quản lý và xử lý chất thải trong sản xuất năng lượng với công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện nước ta.
- bảo đảm năng lực tự xử lý các nguồn thải trong các doanh nghiệp năng lượng.
- Có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng..
- phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển ngành năng lượng.
- Xây dựng cơ chế và khung pháp lý bảo đảm cho việc tuân thủ quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia.
- Xử lý nghiêm đối với các dự án đầu tư chậm triển khai, làm ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia..
- Rà soát, hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng.
- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương, giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển năng lượng.
- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật để tạo thuận lợi cho phát triển năng lượng quốc gia theo tinh thần của Nghị quyết.
- tăng cường giám sát việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và các chính sách phát triển năng lượng quốc gia.