« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHI THỨC LỄ CẤP SẮC (ĐỘ GIỚI) VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG


Tóm tắt Xem thử

- NGHI THỨC LỄ CẤP SẮC (ĐỘ GIỚI) VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO CHÀM (LAM ĐIỆN DAO) TRUNG QUỐC.
- Teng Chengda Đại học Dân tộc Quảng Tây 1.
- Tổng quan về dân tộc Dao - Trung Quốc.
- Dân tộc Dao là một thành viên quan trọng trong 55 dân tộc thiểu số của TQ, theo số liệu thống kê điều tra dân số lần thứ 5 năm 2000 thì dân tộc Dao có 2,63 triệu người.
- Dân tộc Dao phân bố rộng rãi chủ yếu tập trung ở 134 huyện thị thuộc 6 tỉnh Quảng Tây, Hồ Nam, Quảng Đông, Vân Nam, Quý Châu và Giang Tây phía Nam TQ.
- Trong đó, người Dao cư trú đông nhất là ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây với 1,472 triệu người chiếm 56% tổng số người Dao của TQ, chủ yếu phân bố ở 6 huyện tự trị dân tộc Dao gồm Đại Hoa, Ba Ma, Đô An, Công Thành, Phú Xuyên và Kim Tú.
- người Dao tại tỉnh Hồ Nam có khoảng 705000 người.
- Vân Nam có 210000 người chủ yếu phân bố ở Hà Khẩu, huyện tự trị dân tộc Dao Kim Bình và các huyện như Quảng Nam, Phú Ninh, Ma Lật Pha, Khâu Bắc, Tây Trù, Thế Tông, Mã Quan, Nguyên Dương, Lục Xuân, Mê Giang, Giang Thành, Mãnh Lạp… Dân số dân tộc Dao ở tỉnh Quế Châu có 4400 người.
- Dân tộc Dao là một dân tộc có lịch sử lâu đời và có một nền văn hoá truyền thống phong phú đậm bản sắc.
- Do trong một thời gian dài người Dao chủ yếu định cư ở những khu vực dọc theo triền núi được phân bố rộng rãi nền nền văn hoá của người Dao bị ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hoá của các dân tộc khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về văn hoá truyền thống trong nội bộ dân tộc Dao.
- Các nhánh của người Dao có khoảng hơn 30 nhánh bao gồm: Lam Điện Dao (Dao Chàm), Hồng Dao (Dao Đỏ), Bàn Dao (Bàn Cổ Dao), Sơn Tử Dao, Đính Bản Dao, Hoa Lam Dao, Quá Sơn Dao, Bạch Khố Dao, Bát Bài Dao, Bình Địa Dao (Dao đồng bằng), Ao Dao, Trà Sơn Dao, Bối Lâu Dao.
- Hầu hết các học giả đều căn cứ vào sự khác nhau về ngôn ngữ của người Dao để phân loại thành 4 nhánh người Dao chính: Một là nhánh người Dao dùng ngôn ngữ hệ Miêu Dao.
- Theo những nghiên cứu khảo sát gần đây thì nhánh Bình địa Dao (Dao đồng bằng) là một nhánh xuất phát từ Bàn Dao, ngoài sự.
- ảnh hưởng từ ngôn ngữ tiếng Han thì về truyền thống lịch sử và văn hoá phong tục tập quán, tín ngưỡng vẫn mang đậm ảnh hưởng của nền văn hoá lịch sử của dân tộc Bàn Dao.
- Do đó, các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan điểm rằng dân tộc Dao ở TQ chủ yếu phân thành 3 nhánh lớn đó là Bàn Dao, Bỗ Nỗ Dao và Trà Sơn Dao.
- Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập, quán triệt nguyên tắc bình đẳng đoàn kết giữa các dân tộc của Chính phủ TQ thì đã thống nhất gọi chung là dân tộc Dao..
- Văn hoá truyền thống của Lam Điện Dao (Dao Chàm)..
- Lam Điện Dao là một nhánh quan trọng trong dân tộc Dao, dân số Lam Điện Dao ở TQ vào khoảng 270 nghìn người.
- Được gọi là Lam Điện Dao là vì trang phục của dân tộc này từ trước đến nay vẫn có màu Chàm.
- Lam Điện Dao chủ yếu phân bố ở 16 huyện thị thuộc tỉnh Vân Nam bao gồm: Phú Ninh, Quảng Nam, Tây Trù, Thế Tông, Thạch Sơn, Ma Lật Pha, Mã Quan, Hà Khẩu, Kim Bình, Mãnh Lạp, Cảnh Hồng, Nguyên Dương, Giang Thành, Mặc Giang…người Lam Điện Dao ở tỉnh Vân Nam có khoảng 180 nghìn người.
- Ngoài ra người Lam Điện Dao còn được phân bố ở 17 huyện thị thuộc tỉnh Quảng Tây bao gồm Điền Lâm, Nà Po, Tây Lâm, Thượng Tư, Phòng Thành Cảng, Phong Sơn… với dân số khoảng 90 nghìn người.
- Người Lam Điện Dao ở Vân Nam và Quảng Tây hầu hết sinh sống tại địa hình rừng núi mà chủ yếu cư trú ở vùng biên giới Trung Quốc - Việt Nam, Trung Quốc – Lào và Trung Quốc- Mianma..
- Cùng với quá trình phát triển nền văn hoá của nhân loại thì nền văn hoá của dân tộc Dao cũng có những sự biến đổi nhất định và mang những nét đặc trưng văn hoá riêng biệt.
- Truyền thống văn hoá của người Dao bị ảnh hưởng không nhỏ từ nền văn hoa Trung Hoa.
- Sự giao thoa văn hoá với các nền văn hoá bên ngoài của người Dao cư trú tại phía Tây Nam biên giới TQ là không lớn do vị trí địa lý, môi trường sinh sống…vì thế trong văn hoá truyền thống của người Dao vẫn còn nguyên những đặc điểm riêng biệt không giống những nền văn hoá khác.
- Văn hoá tôn giáo của người Dao bản địa rất phong phú đa dạng mặc dù vẫn bị ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật giáo… nhưng nhìn chung những đặc điểm nổi bật về tôn giáo của người Dao vẫn còn được lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay.
- Mặc dù, trong thời gian “Cách mạng văn hoá” đại đa số kinh thư tôn giáo của người Dao đã bị thiêu huỷ nhưng một bộ phận người Dao bản địa ở tỉnh Vân Nam vẫn còn lưu giữ được những văn.
- bản ghi chép các nét văn hoá truyền thống, nghi thức tôn giáo đặc trưng của dân tộc Dao..
- Văn hoá tôn giáo Lam Điện Dao là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành văn hoá dân tộc Dao.
- Nền văn hoá Lam Điện rất phong phú và mang những nét văn hoá riêng biệt.
- Đời sống xã hội của người Lam Điện Dao vẫn còn những nghi lễ tôn giáo mang màu sắc riêng của người Dao như nghi lễ “Nhảy hang”, “Cấp sắc”….
- Nội dung nghi thức “Cấp sắc’ của người Lam Điện Dao..
- Cấp sắc (Tiếng Dao: ăn chay), là việc xem xét những luân thường đạo lí trưyền thống đối với những nam thanh niên trong đời sống xã hội của người Dao Chàm, là hành vi tín ngưỡng tôn giáo và là phương thức mang tính quy phạm chủ yếu để giáo dục đaọ đức.
- Trong lịch sử nghi thức Độ giải (Lễ Cấp sắc) được phân thành “Độ sư”, “Độ đạo”, “Đạo đến văn”, “Sư đến võ”.
- Có thể nói như thế này, nếu là con trai độc nhất trong gia đình thì sẽ tiến hành nghi lễ “Độ đạo” và “Độ sư”.
- Ngày nay, hầu hết các gia đình dân tộc Dao tiến hành nghi thức “Độ giải” cho con trai thường là “Độ sư” kèm theo “Độ đạo”, để biểu thị là con trai họ đã hoàn toàn trưởng thành từ nhân cách đến tâm linh..
- Độ tuổi người thanh thiếu niên tham gia nghi thức độ giải là từ 10 đến 18 tuổi..
- Bắt đầu từ 10 tuổi tính từ ngày sinh thầy cúng tiến hành tra cứu “Bát tự” (giờ, ngày tháng năm sinh viết theo Thiên can và Địa chi) trong “Tạp lượng sách” hoặc “Đại đồng sách”, “60 giả tự sách” để chọn ngày lành tháng tốt tiến hành nghi thức mà những ngày được chọn không được tương khắc với với số mệnh người được độ giải..
- Nếu vượt quá 18 tuổi thì rất khó để có thể chọn được ngày lành tháng tốt để tiến hành nghi thức, trong độ tuổi từ 20 đến 60 nếu không được độ giải thì sẽ không phải là người thành niên, không được tham gia các hoạt động xã hội, càng không được tuyển chọn vào các vị trí quan trọng của xã hội thậm chí còn gặp trở ngại trong hình thức “hát đối” giữa nam nữ thanh niên..
- Trong quá trình tiến hành nghi thức “Độ giải” đệ tử phải nghiêm chỉnh tuân thủ truyền thống đạo đức và một số điều cấm kỵ của dân tộc Dao, một khi vi phạm vào những điều cấm kỵ đó thì sẽ không linh nghiệm.
- Ngày hành lễ cấp sắc thường được tiến hành vào những tháng cuối năm.
- Trước khi hành lễ, người cấp sắc phải kiêng:.
- Thời gian tiến hành lễ cấp sắc 3 đèn kéo dài từ 1 đến 2 ngày.
- cấp sắc 7 đèn kéo dài 3 đến 5 ngày với các nghi lễ chính trình diện và thụ đèn.
- Nghi lễ cấp sắc của người Dao có nhiều bậc.
- Bậc đầu tiên, họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã.
- Ông thầy được chọn làm lễ phải cao tay, ngày tháng được chọn rất cẩn thận, người được cấp sắc cũng phải thuần thục các nghi lễ quy định trong các bản sắc.
- Việc cấp sắc trong gia đình được tuân thủ từ trên xuống dưới, từ cha đến con, từ anh, đến em.
- Một buổi cấp sắc có thể làm cho một hoặc vài người cũng được nhưng phải là số lẻ.
- Người đàn ông có vợ thường được chọn để cấp sắc trước.
- Gia chủ phải làm cơm, rượu cúng báo tổ tiên về việc chuẩn bị và hẹn thời điểm tiến hành lễ cấp sắc.
- Thường một lễ cấp sắc 3 đèn thì cần 3 thầy, 7 đèn thì 7 thầy.
- Tiếp đó, tại lễ thụ đèn, người được cấp sắc phải ăn mặc chỉnh tề ngồi trước bàn thờ, hai tay giữ một cây tre, nứa, ngang vai có đục và xuyên một thanh ngang dài vừa tầm vai để thầy đốt đèn, đặt nến để làm lễ.
- Người thụ lễ được cấp đạo sắc với 10 điều cấm, 10 điều nguyện và 10 câu hỏi, tên âm của người thụ lễ cũng được ghi luôn trong đó để khi chết về được với tổ tiên..
- Các bước của một nghi lễ “Cấp sắc:.
- Trong lịch sử đảm nhiệm vị trí sư công và đạo công đã được ấn định sẵn và đều là những người am hiểu và được xã hội thừa nhận.
- Trong quá trình tiến hành nghi thức cấp sắc người đảm nhiệm vai trò đạo công, sư công nhất thiết phải làm tốt mọi thủ tục của buổi lễ.
- Bố mẹ của người được cấp sắc và đạo công, sư công đều phải là người cùng tôn tộc, những người này đều phải là những người có kinh nghiệm, được giáo dục và tinh thông nội dung của các loại kinh thư liên quan đến nghi thức này.
- Nếu khi thời gian tiến hành nghi thức đã được xác định và không thay đổi thì trước 1 đến 6 ngày.
- trước khi tiến hành buổi lễ, bố mẹ người được cấp sắc sẽ mời từ 7 đến 9 vị sư phụ đến nhà thắp hương, giết gà tế thần linh..
- Vài giờ trước khi tiến hành nghi thức các vị sự phụ làm phép cầu sự giúp đỡ của thần linh qua việc giết gà tế thần linh.
- Người chủ trì nghi thức tuỳ thuộc vào khoảng thời gian tiến hành buổi lễ để phân công sắp xếp công việc của từng người tham gia nghi thức, ăn tối xong những người được phân công sẽ tiến hành đánh trống, cồng chiêng trước khi chủ trì tiến hành nghi thức.
- Căn cứ vào truyền thống phong tục tập quán của dân tộc Dao và tuỳ thuộc vào điều kiện của gia chủ có thể mời một đôi nam, nữ hát chào mừng..
- Cùng với tiếng pháo 2 tập sự sẽ tiến hành niệm kinh xen lẫn với tiếng trống, chiêng.
- Sau đó đi vòng ra ngoài cửa 3 vòng theo chiều kim đồng hồ, mỗi vòng là một lần thể hiện sự kính bái “Thiên đình”.
- Kể từ khi bắt đầu niệm kinh đến khi tiếng trống cổ động đầu tiên vang lên (trống cổ vũ) là dấu hiệu bắt đầu chính thức tiến hành nghi thức buổi lễ.
- Tiếng trống cổ động có quy định nghiêm khắc và trình tự điều này thể hiện những nét đặc sắc văn hoá mới cũng như nền văn hoá nguyên thuỷ của người dân tộc Dao..
- Việc đánh trổng cổ động, tiếng chiêng có nghĩa là cùng với đó là nghi lễ tiến hành trấn soái mời 5 vị “sư phụ”: Triệu sư, Đặng sư, Mã sư, Quan sư, Ngũ lôi..
- Điều này thể hiện quy luật cuộc sống và quy luật sản xuất thường ngày của người dân tộc Dao, đồng thời cũng phản ánh vai trò của thiên văn, thuỷ văn đối với đời sống của người Dao..
- Theo quan niệm của người dân tộc Dao sư công sẽ mời Tam nguyên, Ngọc hoàng, Lôi vương, Bàn Cổ đại vương, Bàn hoàng thánh đế, Tứ soái, Trương thiên soái, Long Vương, Thổ địa, Lệnh công, Sơn thần, Lão tổ tôn….
- tham dự nghi lễ ăn chay.
- Hoạt động cử chỉ của sư công, đạo công cần phải được tiến hành một cách nghiêm túc..
- Lên “Ngũ đài” là một khâu quan trọng trong nghi thức, các gia đình dân tộc Dao khi tiến hành nghi thức cấp sắc đều tự tổ chức khâu này chứ không phải là phối hợp tổ chức.
- Do đó nếu trong cùng một ngày các gia đình tiến hành nghi lễ cấp sắc thì lịch trình khâu “ngũ đài’ phải được sắp xếp tiến hành trước khi mặt trời mọc và gia đình nào làm khâu này sớm hơn thì nghi thức cấp sắc của gia đình đó sẽ thành công hơn.
- Khi tiến hành lên ngũ đài sư công sẽ ngồi giữa 5 đệ tử bắt đầu đọc kinh xen lẫn tiếng trống chiêng, sau đó sư công sẽ mặc một áo màu vàng để đặt bao tiền màu đỏ và một chiếc mũ lên bàn, dung một sợi vải đỏ quấn quanh eo của người được cấp sắc..
- Sau đó dẫn các môn đệ và những người tham gia nghi lễ đi vòng quanh đài theo chiều quay của kim đồng hồ 3 vòng, tay kẹp một tờ giấy để xua đuổi tà ma..
- Sau đó thầy cúng sẽ tiến hành đặt tên mới cho đệ tử được cấp sắc.
- Cũng từ đây người được cấp sắc sẽ có quyền tham gia vào các hoạt động của xã hội..
- Các điều luật cấp sắc:.
- Văn hoá cấp sắc của dân tộc Dao là một phong tục mang giá trị đạo đức.
- Thông qua nghi thức tôn giáo này để cân bằng mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới.
- Tính uy nghiêm của nghi thức này còn được thể hiện ở 10 điều răn, 10 điều nguyện và 10 câu hỏi được đưa ra trong quá trình tiến hành nghi thức cấp sắc của người Dao..
- Không được tham sống sợ chết.
- Không được dấu giếm những điều răn dạy.
- Mười điều răn có thể nói là đây là tôn chỉ cơ bản của nghi thức cấp sắc của dân tộc Dao, nó trở thành như một quy phạm đạo đức xã hội đồng thời phản ánh tính chất giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc Dao.
- 10 điều răn chiếm vị trí rất quan trọng trong tư tưởng của người Dao là động lực tinh thần để mọi người dân tộc Dao phấn đấu thực hiện để đạt được mục đích của bản thân mình..
- Nguyện là một linh hồn bất tận Nguyện thụ giới hiển linh Nguyện đến Tam quang Nguyện phát binh Tứ thánh Nguyện phục vụ ngũ soái Nguyện chính thanh lục thần Nguyện lai hiện thất tinh Nguyện tuỳ thân bát quái Nguyện khai thái cửu miếu Nguyện thành tâm làm việc thiện.
- Quy luật và giá trị đạo đức của nghi thức cấp sắc phản ánh mối quan hệ sâu sắc giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể và giữa thành viên với quần thể dân tộc Dao.
- Chức năng giáo dục đạo đức của nghi thức này có lợi đối với việc đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho tầng lớp thanh thiếu niên , xử lý ổn thoả và hài hoà mối quan hệ giữa con người với con người và con người với thế giới..
- Nghi thức cấp sắc có ý nghĩa về quy luật tuần hoàn âm dương, phản ánh sâu sắc giá trị của giá đình sự hỗ trợ tôn trọng lẫn nhau đồng thời nghi thức này cũng là một sự thừa nhận trách nhiệm của bản thần con người đối với xã hội, góp phần thúc đẩy duy trì sự phát triển bền vững của xã hội và hoà hợp dân tộc..
- Phát triển và bảo tồn nghi thức cấp sắc của dân tộc Lam Điện Dao (Dao Chàm).
- Cấp sắc là sản vật lịch sử có giá trị nhất định của quá trình phát triển xã hội dân tộc Dao, là một trong những nét đặc sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Dao.
- Nó không những có ý nghĩa bảo tồn nền văn hoá truyền thống của dân tộc Dao mà còn có sứ mệnh tôn giáo thông qua nghi thức này phản ánh mối quan hệ hài hoà giữa con người với thiên nhiên, con người với con người.
- Xã hội người Dao ở huyện Ma Lật Pha tỉnh Vân Nam cho đến ngày nay vẫn bảo tồn được hoàn chỉnh quá trình nghi thức cấp sắc, yêu cầu mọi thanh thiếu niên thông qua nghi thức này thực hiện “xác nhận thân phận”.
- Do đó, bất luận nền văn hoá truyền thống có phát sinh những sự thay đổi nào thì nghi thức cấp sắc vẫn là một nghi lễ quan trọng đối với các gia đình dân tộc Dao, bất luận kinh tế gia đình có khó khăn thế nào cũng có phương án giải quyết..
- Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, văn hoá khoa học kỹ thuật không ngừng phổ cập, đặc biệt là sự thâm nhập mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường vào đời sống xã hội, ý thức của người dân tộc Dao Chàm không ngừng được nâng cao, tính pháp chế ngày càng được tăng cường, khái niệm thần thánh của nghi thức cấp sắuatrong tâm linh thanh thiếu niên đã dần dần phai một.
- những gì dạy trong các nghi lễ tôn giáo.
- Cùng với đó là sự xuất hiện của một số tệ nạn như nạn ngược đãi, trộm cắp…mà những hiện tượng này trái với tôn chỉ của nghi thức cấp sắc khiến cho nghi thức cấp sắc của dân tộc Dao ngày càng mất đi giá trị vốn có của nó.
- Việc bảo tồn và phát triển truyền thống văn hoá nghi thức cấp sắc hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.
- Nghi thức cấp sắc là một hoạt động tôn giáo mang nét văn hoá truyền thống của người dân tộc Dao, nó có vai trò quan trọng không thể thay thế trong việc điều chỉnh cân bằng các mối quan hệ con người với con người, con người với xã hội.