« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa kinh tế Trường Đại học Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH DU HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Phan Anh Tú và Trịnh Thúy Hằng.
- Ý định du học, sinh viên Kinh tế, nhân tố ảnh hưởng Keywords:.
- Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định du học sau khi tốt nghiệp của sinh viên các ngành Kinh tế thuộc Trường Đại học Cần Thơ.
- Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 271 sinh viên (từ năm nhất đến năm thứ tư) thuộc 11 ngành thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
- Phương pháp thống kê mô tả và phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để trả lời câu hỏi nghiên cứu.
- Kết quả cho thấy các nhóm nhân tố sau có ảnh hưởng đến ý định du học sau khi tốt nghiệp của sinh viên các ngành Kinh tế, đó là: (1) Động lực văn hóa, (2) Nguồn lực thông tin, (3) Động cơ thành đạt, (4) Áp lực xã hội, (5) Đặc điểm cá nhân, (6) Nguồn lực tài chính và (7) Sự yêu thích du học.
- Nghiên cứu mong muốn sẽ góp phần tích cực vào các chương trình giáo dục và hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Cần Thơ..
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa kinh tế Trường Đại học Cần Thơ.
- Tiến trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa giáo dục đang ngày càng lan rộng tầm ảnh hưởng trên hầu hết các lãnh thổ, từ đó, việc du học của học sinh, sinh viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bổ sung lực lượng lao động và thúc đẩy.
- Số lượng du học sinh ngày càng có xu hướng tăng và dự báo đến năm 2020, toàn thế giới sẽ có khoảng 7 triệu sinh viên quốc tế (Albach et al., 2009).
- Theo đó, điểm đến được du học sinh Việt Nam ưa chuộng nhất là Úc với 27.550 người, đứng thứ hai là Hoa Kỳ với 16.579 người và thứ ba là Nhật Bản với 14.726 người..
- Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu đưa ra các nhân tố có tác động đến ý định du học của sinh viên.
- Cụ thể, nghiên cứu Mazzarol và Soutar (2002) đưa ra 14 nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn du học tại Australia của sinh viên đến từ Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc Đại lục và Ấn Độ, ví dụ như mong muốn học hỏi văn hóa mới, chi phí du học hay tính cách hướng ngoại của sinh viên.
- (2006) cho thấy yếu tố gia đình và bạn bè cũng tác động đến việc hình thành ý định du học của sinh viên tại Malaysia..
- Trong nghiên cứu của Bodycott (2009), Mercy (2009), Hormoz et al.
- (2014) thì các yếu tố như triển vọng nghề nghiệp, mong muốn được học tập trong nền giáo dục của các nước tiên tiến và phát triển sự nghiệp cá nhân có tác động đến quyết định du học của sinh viên.
- Tuy nhiên, ở Việt Nam rất ít nghiên cứu tìm hiểu đến ý định du học, vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của sinh viên kinh tế sau khi tốt nghiệp tại Trường Đại học Cần Thơ.
- Qua đó, nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm giúp sinh viên hiện thực hóa ý định du học sau khi tốt nghiệp..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- 2.1 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu về ý định, lý thuyết Hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior) của Ajzen (1991) được sử dụng phổ biến nhất.
- Tuy nhiên, những nghiên cứu về ý định dựa trên lý thuyết hành vi hoạch định cho 3 nhân tố trên thường chỉ giải thích được từ 30% đến 50% sự khác biệt trong ý định.
- Vì vậy, nghiên cứu của tác giả đã ứng dụng thêm các nhân tố từ các mô hình khác của Jinous Kasravi (2009), Mark H.
- Mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất như sau:.
- Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn lực tài chính.
- Ý định du học Hành vi du học Áp lực xã hội.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa vào nhóm biến kiểm soát đó là: Kết quả học tập, nền tảng gia đình và mức độ yêu thích du học..
- 2.2 Phương pháp chọn quan sát mẫu Tổng số quan sát của mẫu nghiên cứu là 271 sinh viênthuộc 11 ngành tại Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ thông qua phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện.
- Khảo sát đưa ra câu hỏi sàng lọc chỉ dành cho những đối tượng là sinh viên chính quy các khóa và có mối quan tâm đến các vấn đề du học..
- Trong tổng số 271 sinh viên được khảo sát, có 78 sinh viên khóa 38 (chiếm tỷ lệ 28,8.
- 64 sinh viên khóa 39 (chiếm tỷ lệ 23,6.
- 69 sinh viên khóa 40 (chiếm tỷ lệ 25,5%) và 60 sinh viên khóa 41(chiếm tỷ lệ 22,1.
- Về kết quả học tập, đa số sinh viên có học lực khá và giỏi với tỷ lệ lần lượt là 52% và 34,7%.
- nhóm sinh viên có kết quả học tập thuộc loại trung bình có tỷ lệ là 8,9%.
- còn lại nhóm sinh viên có kết quả học tập xuất sắc và yếu chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 4,1% và 0,4%.
- Khảo sát về mức độ yêu thích du học trong sinh viên cho thấy, sinh viên các ngành kinh tếTrường Đại học Cần Thơ đều có mức độ yêu thích trên mức trung bình và gần với mức yêu thích (3,85).
- trong đó, sinh viên có câu trả lời yêu thích với các vấn đề du học là cao nhất (thang điểm 4) với 129 sinh viên, chiếm 47,6%.
- Khảo sát về nguồn thông tin du học mà các sinh viên các ngành kinh tếTrường Đại học Cần Thơ thường tiếp cận thì phổ biến nhất là qua các website du học và diễn đàn du học online, chiếm 67,2% trên tổng số đáp viên.
- tiếp đến có 134 sinh viên, chiếm 49,4%sinh viên đáp rằng họ tiếp cận thông tin du học thông qua các thông báo từ trang web của nhà trường.
- Nhìn chung, hai động cơ chính khiến sinh viên có mong muốn du học sau khi tốt nghiệp là muốn trau dồi, nâng cao kiến thức đã học ở đại học và muốn có thu nhập cao, chiếm tỷ lệ lần lượt là 80,81% và 69,74% trên tổng số quan sát.
- Hình 2: Động cơ du học của sinh viên Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2015 2.3 Phương pháp phân tích.
- Kế thừa và phát triển các phương pháp phân tích từ các tài liệu đã được lược khảo, bộ tiêu chí đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học sau khi tốt nghiệp của sinh viên các ngành kinh tế được đề xuất gồm 20 biến quan sát, bao gồm:Động cơ thành đạt (4 nhận định), nguồn lực tài chính (3 nhận định), áp lực xã hội (3 nhận định), nguồn lực.
- thông tin (5 nhận định), động lực văn hóa (5 nhận định).
- Thang đo biến phụ thuộc – ý định du học (3 nhận định) được sử dụng từ thang đo của Manyu Li et al.
- xét đến việc đi du học.
- Nghiên cứu tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, sau đó tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích nhân tốkhám phá (EFA) để xác định nhóm các nhân tố ảnh hưởng tới ý định du học và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp.Cuối cùng là sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định du học sau khi tốt nghiệp của sinh viên..
- 3.1 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Để đo lường sự tương quan chặt chẽ các mục hỏi trong thang đo thì trước khi phân tích nhân tố khám phá ta sử dụng Hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, được sử dụng để loại các biến “rác” (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Nunnally, 1978;.
- Slater, 1995) và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.
- Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của 20 biến quan sát cho hệ số Cronbach’s Alpha tổng bằng 0,813 tương đối cao (>.
- 0,8), cho thấy thang đo có ý nghĩa và các nhân tố còn lại đáng tin cậy..
- Ở đây, biến TC1 – Gia đình có thể hỗ trợ tài chính cho tôi phản ánh tác động của nền tảng tài chính của gia đình tới ý định du học của sinh viên.Nghiên cứu của Mark H..
- (2008) đã chỉ ra yếu tố thu nhập của gia đình và khả năng chi trả của cha mẹ có ảnh hưởng đến ý định du học của sinh viên.
- Trong nghiên cứu của Jinous Kasravi (2009), có 76,3% số sinh viên được khảo sát cho rằng họ sử dụng hỗ trợ tài chính từ gia đình cho việc du học.
- (2014) cho rằng, hệ số tương quan biến - tổng chỉ cần lớn hơn 0,2 là được.
- nếu loại biến Hệ số tương quan.
- XH3 Tôi nghĩ đa số sinh viên cho rằng chương trình học trong nước chưa đủ đáp ứng mong đợi TT1 Có nhiều kênh thông tin về du học tiếp cận tới tôi.
- TT2 Tôi thường hay được tiếp cận với những thông tin du học của các trường đại học (thông qua website, hội thảo du học).
- TT3 Cha mẹ có chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về việc du học với tôi TT4 Bạn bè có chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về việc du học với tôi TT5 Thầy cô có chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về việc du học với tôi VH1 Tôi muốn học hỏi thêm một nền văn hóa mới.
- Như vậy, sau kết quả kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ở Bảng 1 ta thấy, bộ tiêu chí gồm 20 biến quan sát vẫn được duy trì và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
- 3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Khi sử dụng phân tích EFA, hệ số KMO cần nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân tích nhân tố mới là thích hợp và kiểm định Barlett’s xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát phải có ý nghĩa thống kê (sig.
- hệ số tải nhân tố (factor loading) >.
- 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, hệ số tải nhân tố >0,4 được xem là quan trọng và ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn..
- Qua phân tích nhân tố lần cuối với 19 biến quan sát sau khi đã loại bỏ biến TC3 (có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5), các kiểm định vẫn được đảm bảo như sau: Hệ số KMO = 0,795 nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1.
- 50%) đạt yêu cầu và cho biết 6 nhóm nhân tố giải thích được 62,61% độ biến thiên của dữ liệu.
- Sau phân tích nhân tố khám phá EFA, 6 nhóm nhân tố được hình thành như sau:.
- Nhân tố F 1 (X 1.
- gồm 5 biếnVH1, VH2, VH3, VH4, VH5, gọi là Động lực văn hóa”.Nhân tố F 2 (X 2.
- Nhân tố F 3 (X 3.
- Nhân tố F 4 (X 4.
- “Động cơ thành đạt”.Nhân tố F 5 (X 5.
- gồm 2 biến TC1, TC2, gọi là “Nguồn lực tài chính”và nhân tố F 6 (X 6 ) là nhóm nhân tố mới được hình thành gồm 2 biến DC1, DC2, được đặt tên là “Đặc điểm cá nhân”.
- Như vậy, sau kiểm định độ tin cậy qua hệ sốCronbach’s Alpha và 2 lần phân tích nhân tố khám phá, mô hình nghiên cứu đã được hiệu chỉnh tương ứng..
- Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần cuối.
- Biến quan sát Ma trận xoay nhân tố.
- Hệ số KMO = 0,795.
- 3.3 Phân tích tương quan và hồi quy Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến ý định du học của sinh viên các ngành kinh tếTrường Đại học Cần Thơ, 02 mô hình hồi quy tuyến tính được sửdụng (Bảng 4).
- Trong đó, mô hình 1 là mô hình xác định mức độ tác động của 6 nhân tốđược rút ra từ phân tích nhân tốkhám phá đến ý định du học sau khi tốt nghiệp.Mô hình 2, tác giả thêm vào nhóm biến kiểm soát để xem xét mức.
- độ tác động của các biến này đến ý định du học của sinh viên..
- Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính.
- Biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2.
- Hệ số R .
- Hệ số Durbin – Watson .
- Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy, cả 2 mô hình đều có ý nghĩa thống kê (hệ số Sig.
- Hệ số Durbin – Watson của mô hình 1 là 1,841 và mô hình 2 là 1,919 chứng tỏ các mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
- Hệ số VIF của 2 mô hình cũng nhỏ hơn 10 rất nhiều nên các biến đưa vào mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến không đáng kể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Ở mô hình 1, khi chưa có tác động của nhóm biến kiểm soát, R 2 điều chỉnh = 0,403 nghĩa là 40,3% sự biến thiên của ý định du học của sinh viên được giải thích bởi các nhân tố trong mô hình..
- Kết quả cho thấy, trong 6 biến chỉ có 5 biến là có ý nghĩa thống kê và đều có tương quan thuận với biến ý định du học của sinh viên đó là X 1 , X 2 ,X 3 ,X 4.
- Trong đó, biến X 1 – Động lực văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất đến biến Y là ý định du học (β.
- Ở mô hình 2, tác động của nhóm biến kiểm soát đã làm cho R 2 điều chỉnh = 0,439 và cao hơn mô hình 1nghĩa là 43,9% sự biến thiên của ý định du học của sinh viên được giải thích bởi các nhân tố trong mô hình.
- Cụ thể, biến X 1 – Động lực văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định du học của sinh viên với hệ số Beta dương (β = 0,276.
- 0,01) cho thấy, sinh viên càng có sự chuẩn bị, trải nghiệm và tiếp cận văn hóa đa dạng thì sẽ ý định du học sau khi tốt nghiệp của họ sẽ càng cao..
- Tương tự với các biến sau đó là “Nguồn lực thông tin”, “Động cơ thành đạt”, “Áp lực xã hội” và “Đặc điểm cá nhân” cũng có ảnh hưởng thuận chiều với ý định du học của sinh viên.
- Trong 3 biến kiểm soát, ta cũng thấy, ý định du học của sinh viên không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố “Kết quả học tập”và “Nền tảng gia đình” nhưng lại bị ảnh hưởng bởi yếu tố “Sự yêu thích du học”..
- Mô hình gồm 6 nhân tố nghiên cứu về ý định du học sau khi tốt nghiệp của sinh viên các ngành kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ khi được kiểm soát bởi biến “Sự yêu thích du học” cho thấy tác động từ thấp đến cao bao gồm: (1) Động lực văn.
- Một vài hạn chế trong kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở đề xuất cho hướng nghiên cứu trong tương lai.Thứ nhất, do hạn chế về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu chỉ tập trung tiến hành với cỡ mẫu là 271 sinh viên, các nghiên cứu trong tương lai nên phát triển với cỡ mẫu lớn hơn.
- Thứ hai,nghiên cứu chỉ hướng đến đối tượng nghiên cứu là sinh viên các ngành kinh tế Trường Đại học Cần Thơ, do đó, cần có các nghiên cứu trên những đối tượng ở các khoa khác và nhóm sinh viên đã tốt nghiệp ra trường hoặc đã đi du học trở về.
- Thứ ba,nghiên cứu chưa đề cập hết được những yếu tố rào cản và các yếu tố khác như yếu tố môi trường thể chế thuộc về bản thân trường đại học, khu vực địa lý có ảnh hưởng đến ý định du học sau khi tốt nghiệp của sinh viên các ngành kinh tếTrường Đại học Cần Thơ.Thứ tư, mô hình nghiên cứu triển khai không giữ lại được các nhân tố sau quá trình phân tích EFA và nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở khám phá nhân tố nên chưa có cái nhìn sâu về sự ảnh hưởng của nhóm nhân tố này.
- Cuối cùng, hầu hết nghiên cứu của các tác giả trước đó được thực hiện với mục đích là phát triển chiến lược hợp tác và marketing quốc tế cho trường đại học của họ, nhưng trong phạm vi của nghiên cứu này vẫn chưa đề cập cụ thể.
- Các nghiên cứu trong tương lai có thể khai thác và phát triển thêm về vấn đề này..
- Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.