« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện Lắk, tỉnh Đăk Lắk


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện.
- Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận của cảnh quan học, cảnh quan ứng dụng, đánh giá cảnh quan và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, những cơ sở lý luận về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường và việc vận dụng vào nghiên cứu cảnh quan huyện Lắk.
- Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và thành lập Bản đồ cảnh quan huyện Lắk.
- Phân tích tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan huyện Lắk.
- Thực hiện đánh giá cảnh quan, xác định mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan đối với mục đích phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp Lắk.
- Xây dựng các cơ sở, nguyên tắc, phương pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu cảnh quan trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Cảnh quan của một lãnh thổ luôn có những thay đổi và phân hoá phức tạp.
- Các thành phần cấu tạo cảnh quan có tính độc lập tương đối, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ tạo thành một hệ thống động lực.
- Trong những năm gần đây, để giải quyết những vấn đề thực tế mang tính tổng hợp cao, hướng nghiên cứu cảnh quan, đánh giá cảnh quan đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng, đáp ứng được nhiều vấn đề thực tế đặt ra và là cơ sở khoa học của việc lựa chọn các mục tiêu sử dụng thích hợp lãnh thổ.
- phân tích tính đa dạng của cảnh quan trên cơ sở làm rõ cấu trúc, chức năng và động lực phát triển cảnh quan có xem xét đến yếu tố nhân tác là những cơ sở khoa học đầy đủ và đáng tin cậy để hoạch định phát triển kinh tế của mỗi một vùng lãnh thổ..
- Để có một cách nhìn nhận tổng thể và hoàn thiện hơn về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Lắk, nhằm xây dựng những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội bền vững lâu dài, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ thì có thể thấy rằng vấn đề nghiên cứu, đánh giá cảnh quan huyện Lắk là vấn đề hết sức cần thiết..
- Xuất phát từ những nhìn nhận trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và bảo vệ môi trường huyện Lắk, tỉnh Đăk Lắk”.
- Quan niệm cảnh quan và cảnh quan học.
- Về mặt phương pháp luận nghiên cứu, học thuyết cảnh quan được xây dựng bắt đầu từ thế kỷ XIX, tuân thủ các giai đoạn phát triển từ phân tích bộ phận, rồi đến tổng hợp.
- Trong quá trình phát triển, khái niệm “cảnh quan” dần dần được hoàn chỉnh, mỗi khái niệm đánh dấu một bước phát triển của khoa học cảnh quan trên thế giới..
- Quan điểm giải thích cảnh quan của ông được các nhà địa lý Xô Viết như: L.G.Ramenxki, X.V.Kalexnik, N.A.Xontxep, A.A.Grigôriep cùng nhiều nhà địa lý khác ủng hộ và phát triển [14, 25]..
- Năm 1948, N.A.Xolsev đã phát triển trên cơ sở quan niệm của L.S.Berge, ông đưa ra định nghĩa xác định: Cảnh quan là một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, các thành phần địa chất, địa hình, khí hậu, đất và động thực vật có sự lặp lại một cách điển hình và có quy luật.
- Với định nghĩa này, N.A.Xolsev đã xác định được cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang của cảnh quan [14, 25]..
- Cảnh quan được coi là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên ở bất kỳ một cấp phân chia nào, đó là quan niệm chung..
- Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị lãnh thổ tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những biến đổi do tác động của con người.
- Quan niệm cảnh quan là đơn vị mang tính kiểu loại..
- Cảnh quan là những cá thể địa lý, là một phần nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý, trong đó có những đặc tính chung nhất..
- Trong đó quan niệm kiểu loại và quan niệm cá thể được nhiều nhà nghiên cứu cảnh quan sử dụng, phổ biến là quan niệm kiểu loại.
- Cảnh quan huyện Lắk là một thể tổng hợp tự nhiên phức tạp vừa có tính đồng nhất vừa bất đồng nhất bao gồm một hệ thống các yếu tố thành phần cấu tạo nên (địa chất, địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật) và giữa chúng có mối liên hệ phụ thuộc.
- Chính vì vậy khi nghiên cứu cảnh quan huyện Lắk cần lựa chọn phương pháp và quan điểm nghiên cứu phù hợp..
- Đánh giá cảnh quan.
- Đánh giá Cảnh quan là một khâu quan trọng trong nghiên cứu địa lý ứng dụng nhằm mục đích phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ, tức là giúp các nhà quản lý hoạch định, tổ chức sản xuất phù hợp với chức năng của từng cảnh quan và đảm bảo phát triển bền vững lãnh thổ..
- Bản chất của công tác đánh giá cảnh quan là xác định mức độ thuận lợi của cảnh quan cho các mục đích sử dụng khác nhau.
- Mỗi loại hình sử dụng có một yêu cầu nhất định đối với cảnh quan, đánh giá cảnh quan được thực hiện trên cơ sở đối chiếu, so sánh mức độ thuận lợi của cảnh quan đối với từng loại hình sử dụng.
- Đánh giá cảnh quan cũng như nhiều lĩnh vực khoa học khác phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ đánh giá thành phần đến đánh giá tổng hợp.
- Phương pháp đánh giá cảnh quan thực chất đã được xem xét từ những năm 70 của thế kỷ XX ở những khía cạnh khác nhau như:.
- Hiện nay ngoài các phương pháp đánh giá cảnh quan truyền thống còn có các phương pháp hỗ trợ như: Phương pháp đánh giá đất của FAO đánh giá.
- Ở nước ta từ những năm 80, 90 trở lại đây các công trình nghiên cứu cảnh quan cũng đã tập trung vào những vấn đề đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, TNTN ở các vùng và các địa phương nhằm mục đích tìm ra các giải pháp để sử dụng hợp lý nguồn TNTN và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, Phạm Quang Tuấn (2004), Trương Quang Hải (2004)...và rất nhiều luận án, luận văn đã thực hiện nghiên cứu, đánh giá cảnh quan ở từng lãnh thổ cụ thể .
- CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.
- VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN 2.1.1.
- ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN LẮK.
- Phân dị của các bộ phận địa hình tạo nên cho lãnh thổ 3 lớp cảnh quan chính:.
- Lớp cảnh quan núi.
- Lớp cảnh quan cao nguyên.
- Lớp cảnh quan đồng bằng.
- Phần lớp diện tích lãnh thổ thuộc lớp cảnh quan núi..
- Phụ lớp cảnh quan: Là cấp phân vị được hình thành do sự phân hóa bên trong lớp cảnh quan, dựa trên các đặc trưng về trắc lượng hình thái của địa hình.
- Cảnh quan huyện Lắk được phân chia thành 5 phụ lớp cảnh quan gồm: Phụ lớp cảnh quan núi trung bình.
- Phụ lớp cảnh quan núi thấp.
- Phụ lớp cảnh quan cao nguyên.
- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao.
- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp..
- Phân hóa theo độ cao địa hình nên toàn lãnh thổ có sự khác nhau về hình thái, vì vậy huyện Lắk có 5 kiểu cảnh quan với rừng cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa..
- Loại cảnh quan: Là đơn vị phân loại dựa trên mối tác động tương hỗ của 1 loại đất và 1 kiểu thảm thực vật.
- Loại cảnh quan phản ánh sự đa dạng cảnh quan lãnh thổ và thể hiện cụ thể, đầy đủ nhất đặc điểm sinh thái của từng đơn vị lãnh thổ.
- Với sự kết hợp của 8 nhóm loại đất và 7 quần xã thực vật hiện tại trên lãnh thổ hình thành nên 91 loại cảnh quan..
- Dạng cảnh quan: Là đơn vị phân loại cuối cùng trong hệ thống phân loại cho cảnh quan huyện Lắk.
- CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP HUYỆN LẮK.
- ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP HUYỆN LẮK.
- nghi Dạng cảnh quan.
- Luận văn tiến hành đánh giá 76 dạng cảnh quan có khả năng sử dụng cho mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn..
- Còn lại 58 dạng cảnh quan được đánh giá ở mức độ thích hợp và rất thích hợp đối với mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, chóng xói mòn, rửa trôi đất đai, bảo vệ môi trường..
- Mức độ rất thích hợp (P1) gồm 25 dạng cảnh quan có diện tích 64.770 ha chiếm 50,95% diện tích tự nhiên của huyện, tập trung chủ yếu ở khu vực núi trung bình và núi thấp, phân bố ở phía đông của huyện, đầu nguồn các sông suối, địa hình có độ dốc lớn, mưa lớn tập trung.
- Mức khá thích hợp (P2) gồm 33 dạng cảnh quan có diện tích 21.740 ha chiếm 17,1% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở những khu vực có độ dốc tương đối lớn, sườn núi thấp có xói mòn, rửa trôi tương đối mạnh.
- Luận văn tiến hành đánh giá 42 dạng cảnh quan có khả năng sử dụng cho mục đích phát triển rừng khai thác kinh doanh, trồng rừng, khoanh nuôi hoặc tu bổ để khai thác..
- Có 11 dạng cảnh quan với diện tích 9.934 ha chiếm 7,81 % diện tích tự nhiên, xếp vào loại kém thích hợp (S3) đối với mục đích đánh giá.
- Đây là những cảnh quan ở địa hình có độ dốc lớn, vùng núi cao, khó khai thác.
- Những cảnh quan có điều kiện đất đai, độ ẩm không phù hợp sản xuất rừng..
- Mức rất thích hợp (S1) gồm 11 dạng cảnh quan có diện tích 3.812 ha chiếm 3,0%.
- Mức khá thích hợp (S2) gồm 20 dạng cảnh quan có diện tích 24.880 ha chiếm 19,57% diện tích tự nhiên, là những cảnh quan phân bố ở khu vực địa hình núi, đồi có độ dốc từ các điều kiện khai thác, trồng rừng, tu bổ rừng khá thuận lợi.
- Luận văn tiến hành đánh giá 42 dạng cảnh quan cho mục đích trồng tập đoàn cây hàng năm..
- Có 6 dạng cảnh quan xếp vào loại kém thích hợp (H3), bao gồm các cảnh quan phân bố ở những khu vực chân núi, đất bị xói mòn, bạc màu, tầng mỏng có lẫn nhiều sỏi đá, khô..
- Mức rất thích hợp (H1) gồm 13 dạng cảnh quan có diện tích 3.842 ha chiếm 3,02%.
- diện tích tự nhiên, là những cảnh quan phân bố trên đất có tầng dày từ 30-50cm, ở vùng đồng bằng cao và thung lũng trên đất phù sa ngòi suối hoặc phù sa ven sông..
- Mức khá thích hợp (H2) gồm 23 dạng cảnh quan có diện tích 12.180 ha chiếm 9,58% diện tích tự nhiên, là những cảnh quan phân bố ở những vùng núi thấp hoặc đồng bằng cao, đất tầng mỏng và bạc màu, đất hơi khô..
- Luận văn tiến hành đánh giá 37 dạng cảnh quan cho mục đích trồng lúa..
- Có 7 dạng cảnh quan xếp vào loại kém thích hợp (L3), là những cảnh quan có điều kiện đất đai, địa hình và chế độ nước kém phù hợp để trồng lúa.
- Mức rất thích hợp (L1) gồm 12 dạng cảnh quan có diện tích 6.871 ha chiếm 5,41%.
- Mức khá thích hợp gồm 18 dạng cảnh quan có diện tích 6.937 ha chiếm 5,46% diện tích tự nhiên, gồm các cảnh quan phân bố ở núi thấp, đồng bằng cao trên đất xám bạc màu,.
- Bảng tổng hợp đề xuất hƣớng sử dụng các dạng cảnh quan Dạng cảnh quan Hiện trạng cảnh.
- Vì vây, các dạng cảnh quan này vẫn được giữ nguyên, không chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác..
- Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan là hướng nghiên cứu mang tính ứng dụng.
- Trên cơ sở những vấn đề về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, luận văn vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu cảnh quan huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nhằm mục đích đưa ra những định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đây là những cơ sở khoa học đáng tin cậy phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững lâu dài.
- Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cảnh quan và hiện trạng phát triển cũng như định hướng phát triển nền kinh tế địa phương kết hợp với mục tiêu ban đầu, luận văn đã lựa chọn đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Căn cứ kết quả đánh giá, hiện trạng phát triển và quy hoạch phát triển nông – lâm nghiệp của huyện Lắk, luận văn đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đối với từng đơn vị cảnh quan, phù hợp với chức năng cảnh quan và những giải pháp phát triển nhằm hướng tới phát triển bền vững lãnh thổ.
- Thành lập bản đồ định hướng sử dụng cảnh quan cho các mục đích phát triển nông, lâm nghiệp.
- Có 59 dạng cảnh quan được định hướng sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp, phân bố rộng khắp lãnh thổ của huyện, từ những khu vực núi trung bình Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka đến các khu vực trũng khác trong huyện..
- Có 47 dạng cảnh quan được định hướng sử dụng cho mục đích phát triển nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở đồng bằng và thung lũng sông, suối..
- Có 18 dạng cảnh quan được định hướng sử dụng cho mục đích nông - lâm kết hợp, phân bố chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên thấp.
- Nguyễn Thị Kim Chương (1998), Lớp vỏ cảnh quan và các quy luật Địa lý của Trái đất, NXB Giáo dục, Hà Nội..
- Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lãnh thổ môi trường Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội..
- Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan", Tạp chí các Khoa học về Trái đất, số 2 (T Hà Nội..
- Phạm Hoàng Hải Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam, phương pháp luận và một số kết quả thực tiễn nghiên cứu", Tuyển tập các báo cáo Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ II, Hà Nội..
- Trương Quang Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2010), “Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tại khu vực có núi đá vôi tỉnh Ninh Bình”, Hội nghị khoa học Địa lý Toàn Quốc lần thứ 5, tr..39, Hà Nội..
- Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan theo quan điểm tiếp cận kinh tế sinh thái, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội..
- (2004), “Mô hình tích hợp ALES-GIS trong đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển cây trồng nông, lâm nghiệp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Ixatsenko (1976), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên (Người dịch:.
- Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội..
- Nguyễn Thành Long và nnk (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn An Thịnh (2007), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, Luận án Tiến sỹ Địa lý, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Trọng Tiến (1996), Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan phục vụ cho việc bố trí hợp lý cây trồng nông - lâm nghiệp miền núi Lào Cai, Luận án PTS Khoa học Địa lý - Địa chất, Hà Nội..
- Phạm Quang Tuấn (2003), Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Vinh, Huỳnh Nhung (1995), “Quan niệm cảnh quan, hệ sinh thái, sự phát triển của cảnh quan học và sinh thái học cảnh quan”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Địa lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội..
- Phạm Thế Vĩnh (2004), Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven biển đồng bằng sông Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Hà Nội