« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu đặc điểm ống tiêu hóa và hệ số béo của cá bống cát tối Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ỐNG TIÊU HÓA VÀ HỆ SỐ BÉO CỦA CÁ BỐNG CÁT TỐI Glossogobius aureus AKIHITO &.
- Đinh Minh Quang 1.
- Dạ dày, Đồng bằng sông Cửu Long, hệ số béo Clark, miệng, ruột.
- Bài báo này bổ sung thông tin về đặc điểm hình thái của ống tiêu hoá và sự biến thiên của hệ số béo Clark ở loài cá bống cát tối Glossogobius aureus.
- Trong tổng số 742 cá thể thu được bằng lưới đáy có 382 cá đực và 360 cá cái, tất cả đều được dùng để xác định đặc điểm ống tiêu hoá và hệ số béo Clark của loài cá này.
- Loài cá này có cỡ miệng biến động theo giới tính và nhóm chiều dài có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
- Hệ số béo Clark của loài cá này thay đổi giữa giới tính, nhóm chiều dài và mùa vụ nhưng không ý nghĩa thống kê ở mức 5%, nhưng thay đổi ý nghĩa thống kê ở mức 5% theo địa điểm.
- Môi trường ở CRCT và DDCM có thể thuận lợi về nguồn thức ăn cho loài cá này vi hệ số béo Clark ở hai địa điểm này cao hơn so với HBBL và LPST.
- Ngoài ra, hệ số béo Clark còn bị ảnh hưởng bởi sự tương tác giới tính  địa điểm, mùa vụ  địa điểm.
- Kết quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp thêm thông tin dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng của loài cá này..
- Cá bống cát tối Glossogobius aureu là một loài cá được ưa chuộng vì có mức dinh dưỡng cao (Nguyễn Nhật Thi, 2000) và xuất hiện nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Trần Đắc Định và ctv., 2013).
- Cùng với hai loài Glossogobius giuris và Glossogobius sparsipapillus, loài Glossogobius aureus đều thuộc giống Glossogobius, họ cá bống Gobiidae được ghi nhận tại Việt Nam (Trần Đắc Định và ctv., 2013).
- Loài cá này thường phân bố tại vùng nước lợ ở khu vực cửa sông (Diệp Anh Tuấn và ctv., 2014.
- Đinh Minh Quang và ctv., 2009).
- Tuy nhiên, tại các vùng nước ngọt vẫn tìm thấy được loài cá này (Dinh, 2011.
- Hiện nay, một số nghiên cứu đã hướng đến loài cá này như đặc điểm sinh sản (Nguyễn Minh Tuấn và ctv., 2014), tương quan chiều dài và khối lượng (Đinh Minh Quang, 2014), tăng trưởng và hệ số điều kiện (Dinh, 2019.
- Bên cạnh đó, cường độ bắt mồi (Phan Hoàng Giẻo và ctv., 2021a), một số đặc điểm hình thái (Phan Hoàng Giẻo và ctv., 2021b) và hiện trạng khai thác (Dinh et al., 2021) của cá cũng được nghiên cứu gần đây.
- Tuy nhiên, đặc điểm ống tiêu hoá và hệ số béo Clark của loài này vẫn chưa được quan tâm đến.
- Thông qua đặc điểm ống tiêu hoá có thể dự đoán được xu hướng tầng nước bắt mồi của loài cá này.
- Trong khi đó, hệ số béo Clark có vai trò trong việc xác định khả năng tích luỹ năng lượng từ nguồn thức ăn của cá (Clark, 1928).
- Vì vậy, nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu đặc điểm ống tiêu hoá và xác định tính ăn của cá.
- Song song đó, nghiên cứu này còn cung cấp sự biến động hệ số béo Clark của cá Glossogobius aureu theo giới tính, nhóm chiều dài, mùa và điểm nghiên cứu.
- Từ đó, cung cấp thêm những dữ liệu cơ bản về đặc điểm dinh dưỡng của loài cá này..
- Sau khi vận chuyển đến nơi thí nghiệm, cá được định danh dựa vào tài liệu của Trần Đắc Định và ctv..
- Ở loài cá này, việc phân biệt giữa cá đực và cá cái được dựa trên đặc điểm của gai sinh dục và cụ thể, cá cái có gai sinh dục hình oval, cá đực có gai sinh dục hình tam giác (Đinh Minh Quang, 2014)..
- Ống tiêu hoá của cá đã được sử dụng để mô tả các đặc điểm như: cấu trúc miệng, răng, lưỡi và ruột (Nikolsky, 1963).
- Ngoài ra, cá còn được chia thành nhóm thành thục sinh dục và chưa thành thục sinh dục, dựa vào chiều dài thành thục sinh dục đầu tiên của chúng.
- Cá có chiều dài lớn hơn chiều dài thành thục sinh dục đầu tiên được xếp vào nhóm cá thành thục sinh dục (chiều dài thành thục sinh dục đầu tiên của cá đực và cái lần lượt là và ở CRCT và ở LPST và 8,07±0,51 ở HBBL và 7,77±2,28 cm ở DDCM.
- Ngược lại, cá có chiều dài nhỏ hơn chiều dài thành thục sinh dục đầu tiên được xếp vào nhóm chưa thành thục sinh dục.
- Hệ số béo Clark (g/cm 3 ) của cá được tính dựa vào giá trị chiều dài toàn thân (TL) và khối lượng cá không nội quan (W o ) theo công thức của Clark (1928):.
- Cỡ miệng của cá theo công thức của Shirota (1970): MH=AB√2, trong đó, AB là chiều dài xương hàm trên (cm), MH là cỡ miệng khi cá mở một góc 90 o (cm)..
- Sự thay đổi các giá trị về chiều rộng miệng (MH) và hệ số béo Clark giữa cá cái và cá đực và giữa cá chưa thành thục sinh dục và thành thục sinh dục được xác định bằng kiểm định t.
- Kiểm định t còn được dùng để kiểm tra sự biến động của hệ số béo Clark giữa mùa mưa và mùa khô.
- Bên cạnh đó, sự thay đổi của hệ số béo Clark ở các địa điểm nghiên cứu và các tháng thu mẫu cũng được xác định bằng phép thử one-way ANOVA.
- Hình thái ống tiêu hoá của cá bống cát tối Glossogobius aureus được xác định dựa trên 742 cá.
- Kết quả cho thấy ở loài cá này có rạch miệng xiên hướng lên trên, xương hàm dưới dài hơn so với xương hàm trên.
- Đây là điểm tương đồng trong giống Glossogobius vì ở cá bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus cũng có cấu trúc miệng tương tự (Trần Trí Cảnh và ctv., 2021).
- Kích cỡ miệng của loài cá này là 1,63±0,02 cm ở cá cái nhỏ hơn so với giá trị này ở cá đực cm) (t-test, t=-2,47, p<0,05).
- Tương tự, ở loài cá Glossogobius sparsipapillus, cá đực cũng có khả năng bắt được con mồi to hơn với cá cái (kích cỡ miệng ở cá cái và cá đực lần lượt là 0,96±0,23 và 1,04±0,24 cm) (Nguyen et al., 2020).
- Với có kích cỡ miệng lớn hơn, loài cá Glossogobius aureus có thể bắt được con mồi to hơn so với loài cá Glossogobius sparsipapillus, một loài trong cùng giống.
- Khi xét theo nhóm chiều dài, cỡ miệng của cá đã thành thục sinh dục cm) lớn hơn so với nhóm cá chưa thành thục sinh dục cm) (t=- 12,44, p<0,001).
- Cấu tạo miệng (a) và sự phân bố răng (b) của cá Glossogobius aureus (1: hàm trên, 2: lưỡi, 3: hàm dưới, 4: hàng răng ngoài, 5: hàng răng trong, thước tỉ lệ: 0,5 cm) Cấu trúc lưỡi loài cá này chẻ đôi.
- của cá có hai hàng răng với các khoảng cách không đều nhau (Hình 2).
- sparsipapillus (Trần Trí Cảnh và ctv., 2021).
- So với chiều dài tổng của cá thì chiều dài ruột của loài này ngắn hơn đáng kể, điều này cho thấy đây là loài cá ăn động vật.
- dài ruột và chiều dài toàn thân (TL) của loài cá này (0,39) nhỏ hơn 1,0 (Phan Hoàng Giẻo và ctv., 2021a).
- Điều này có thể thấy ở một số loài cá như:.
- Trần Đắc Định, 2014), Eleotris melanosoma (Đinh Minh Quang và ctv., 2017), Periophthalmodon septemradiatus (Dinh, 2018.
- Dinh et al., 2020) Periophthalmodon schlosseri (Trần Thanh Lâm và ctv., 2019) và Glossogobius sparsipapillus (Trần Trí Cảnh và ctv., 2021)..
- Hệ số béo Clark.
- Kết quả thống kê hệ số béo Clark ở dựa trên giá trị TL và W o ở loài cá này có trung bình là 0,71±12 g/cm 3 , dao động từ 0,27 đến 1,47.
- Ở loài cá này, hệ số béo Clark không bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính (t-test, t=-1,80.
- Sự thay đổi hệ số Clark theo giới tính (Kiểm định t, p>0,05, số trong cột: số lượng cá thể, đường đứng: sai số chuẩn).
- Kết quả này cũng tương đồng với loài Glossogobius sparsipapillus có cùng giống Glossogobius đều cho thấy nhu cầu dinh dưỡng ở cá đực tương đương cá cái (Trần Trí Cảnh và ctv., 2021).
- Một số loài có thuộc các giống và họ cá khác phân bố ở ĐBSCL có hệ số béo Clark thay đổi giống với Glossogobius aureus như Stigmatogobius pleurostigma (Đinh Minh Quang &.
- Trần Thị Diễm My, 2018), Periophthalmodon schlosseri (Trần Thanh Lâm và ctv., 2019) và Eleotris melanosoma (Võ Thành Toàn và ctv., 2014)..
- Tương tự như giới tính, chiều dài thành thục sinh dục cũng không làm thay đổi đến hệ số Clark của loài cá này (t=0,78.
- thục sinh dục, giá trị của hệ số này là 0,71±0,10 g/cm 3 .
- Trong khi ở nhóm cá đã thành thục sinh dục có kích thước lớn hơn hệ số này có xu hướng giảm g/cm 3.
- Điều này có thể do đến giai đoạn thành thục sinh dục cá di cư để sinh sản nên dẫn đến hệ số béo Clark giữa nhóm chưa thành thục sinh dục và thành thục sinh dục khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Trong khi đó, loài cá Butis koilomatodon có hệ số béo Clark ở cá chưa thành thục sinh dục lớn hơn so với nhóm cá thành thục sinh dục (Đinh Minh Quang và ctv., 2020).
- Tuy nhiên, ở loài Periophthalmodon schlosseri, hệ số béo Clark cũng không có sự thay đổi ở hai nhóm này (Trần Thanh Lâm và ctv., 2019)..
- Sự thay đổi hệ số Clark theo nhóm chiều dài.
- Cá bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus có hệ số béo Clark trong mùa khô trung bình là 0,66±0,01 g/cm 3 (n = 299) nhỏ hơn so với mùa mưa g/cm 3.
- Do lượng mưa nhiều trong mùa mưa đã ảnh hưởng đến nhu cầu tích lũy năng lượng của loài cá này (Trần Trí Cảnh và ctv., 2021).
- Tuy nhiên, loài Glossogobius aureus có cùng giống và cùng phạm vi phân bố với loài Glossogobius sparsipapillus, nhưng hệ số béo Clark khác biệt.
- Một số loài cá khác có kết quả tương tự như: Parapocryptes serperaster (Dinh et al., 2017), Stigmatogobius pleurostigma (Đinh Minh Quang &.
- Trần Thị Diễm My, 2018), Pseudapocryptes elongatus (Tran Dac Dinh, 2008), Periophthalmodon schlosseri (Trần Thanh Lâm và ctv., 2019) và Butis koilomatodon (Đinh Minh Quang và ctv., 2020)..
- Sự thay đổi hệ số Clark theo mùa (Kiểm định t, p>0,05, số trong cột: số lượng cá thể, đường đứng: sai số chuẩn).
- Ở các nhân tố như giới tính, chiều dài thành thục sinh dục hay mùa đều không ảnh hưởng đến giá trị hệ số béo Clark của loài cá này.
- Tuy nhiên, hệ số này bị ảnh hưởng bởi các địa điểm nghiên cứu (one- way ANOVA, F=27,19, p<0,05).
- Cụ thể, hệ số này cao nhất tại hai địa điểm là CRCT và DDCM với các giá trị lần lượt là 0,72±0,01 và 0,71±0,01.
- Sự thay đổi hệ số Clark theo điểm (CRCT: Cái Răng - Cần Thơ, LPST: Long Phú - Sóc Trăng, HBBL: Hoà Bình - Bạc Liêu, DDCM: Đầm Dơi - Cà Mau, số trong cột: số lượng cá thể, đường đứng: sai số chuẩn, các chữ cái a, b: thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê).
- Trong khi tại LPST có môi trường thường xuyên bị thay đổi (do xâm nhập mặn vào mùa khô), sự phát triển của cá kém dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng thấp..
- Qua đó cho thấy ở mỗi nơi khác nhau sẽ hình thành nên các đặc trưng khác nhau, trong đó có nhu cầu dinh dưỡng của cá.
- Sự thay đổi theo điểm nghiên cứu của hệ số béo Clark ở loài Butis koilomatodon (Đinh Minh Quang và ctv., 2020) và loài Glossogobius sparsipapillus (Trần Trí Cảnh và ctv., 2021) cũng có kết quả tương đồng..
- Hệ số béo Clark của loài G.
- Tuy nhiên, hệ số này không bị tác động bởi giới tính  mùa vụ (F=0,42.
- Trần Thị Diễm My, 2018), Periophthalmodon schlosseri (Trần Thanh Lâm và ctv., 2019), Butis koilomatodon (Đinh Minh Quang và ctv., 2020) và Glossogobius sparsipapillus (Trần Trí Cảnh và ctv., 2021).
- Một số đặc điểm ống tiêu hoá (cấu trúc miệng, răng, lưỡi và ruột) của cá bống cát tối Glossogobius aureus đã xác định được đây là loài cá thuộc nhóm cá ăn động vật.
- Cỡ miệng của cá đực lớn hơn cá cái và ở nhóm cá thành thục sinh dục lớn hơn nhóm cá chưa thành thục sinh dục.
- Giá trị của hệ số béo Clark ở loài cá này tại CRCT, LPST, HBBL và DDCM thay đổi không có ý nghĩa thống kê theo giới tính, nhóm chiều dài, mùa vụ nhưng thay đổi có ý nghĩa thống kê theo địa điểm nghiên cứu.
- Hệ số béo Clark thường cao tại các môi trường ổn định lâu dài.
- Bên cạnh đó, hệ số này còn bị thay đổi bởi mùa vụ  địa điểm và giới tính  địa điểm.
- Kết quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp thêm thông tin dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng của loài cá này..
- Nghiên cứu thành phần loài cá họ Bống trắng (Gobiidae) phân bố ở ven biển tỉnh Sóc Trăng.
- Đinh Minh Quang.
- Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá trên sông hậu thuộc địa phận An Phú – An Giang.
- Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá lưu vực sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông trên địa bàn huyện Mỏ Cày - Tỉnh Bến Tre.
- Tính ăn và phổ thức ăn của cá bống trứng Eleotris melanosoma ở ven biển tỉnh Sóc Trăng.
- Đinh Minh Quang &.
- Hình thái ống tiêu hóa, tính ăn và phổ thức ăn của cá bống mít Stigmatogobius pleurostigma (Bleeker, 1849) phân bố ven biển Sóc Trăng.
- Hình thái ống tiêu hóa và hệ số béo Clark của cá bống lưng cao Butis koilomatodon phân bố ở một số vùng cửa song ven biển thuộc các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
- Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống cát (Glossogobius aureus Akihito &.
- Tập tính ăn và cường độ bắt mồi của cá bống cát tối Glossogobius aureus phân bố ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ Cần Thơ đến Cà Mau.
- Hình thái ống tiêu hóa, tính ăn và phổ thức ăn của cá Thòi lòi Periophthalmodon schlosseri (Pallas, 1770) phân bố ven biển Trần Đề, Sóc Trăng.
- Hình thái ống tiêu hóa và chỉ số clark của cá bống Glossogobius sparsipapillus phân bố ở một số vùng cửa sông ven biển tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
- Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) phân bố dọc theo sông Hậu.
- Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá bống trứng (Eeleotris melanosoma Bleeker, 1853) phân bố dọc theo tuyến sông Hậu.