« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP CHO VIỆC ÁP DỤNG PHEROMONE GIỚI TÍNH CỦA SÙNG KHOAI LANG, CYLAS FORMICARIUS FAB., TRÊN ĐỒNG RUỘNG


Tóm tắt Xem thử

- Một số điều kiện tối ưu cho việc áp dụng pheromone giới tính của sùng khoai lang (SKL) đã được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng.
- Trong các loại dung dịch thử nghiệm, nước xà phòng cho hiệu lực giết SKL tốt nhất và thích hợp nhất cho việc làm bẫy nước.
- Các kết quả đánh giá ngoài đồng cho thấy tuýp cao su nội địa và bẫy nước có khả năng thay thế tốt cho tuýp cao su ngoại nhập và bẫy dính trong việc điều chế mồi pheromone và bắt giữ sùng.
- Ở khía cạnh khác, độ cao đặt bẫy, với vị trí cửa bẫy từ ngang mặt giồng khoai đến cao hơn mặt giồng khoai 100 cm và màu sắc bẫy (xanh dương và vàng) thì không ảnh hưởng lên sự hấp dẫn đối với SKL của mồi pheromone..
- Tại Việt Nam, gần đây, pheromone giới tính của SKL đã tổng hợp thành công với hiệu lực hấp dẫn rất cao trên đồng ruộng (Phạm Kim Sơn et al., 2011).
- Tuy nhiên, Phạm Kim Sơn et al., (2011) chỉ mới xác định được hàm lượng áp dụng của pheromone, các yếu tố ảnh hưởng lên sự hấp dẫn trên đồng ruộng cũng như làm giảm giá thành áp dụng vẫn chưa được khảo sát.
- Để pheromone giới tính có thể được phổ biến và áp dụng trên diện rộng, việc tìm ra các loại vật liệu phụ trợ (chất nền của mồi và bẫy) rẻ tiền và điều kiện thích hợp cho hiệu lực hấp dẫn trực tiếp trên đồng ruộng là rất cần thiết..
- Pheromone giới tính tổng hợp của SKL (gọi tắt là pheromone), hợp chất (Z)-3-dodecenyl-(E)-2-butenoate, với độ tinh khiết >98%, hòa tan trong n-hexane tinh khiết (sản phẩm HPLC grade của Merk) ở nồng độ 10 mg/ml, được cung cấp từ đề tài “Tổng hợp và đánh giá sự hấp dẫn ngoài đồng của pheromone giới tính sùng khoai lang, Cylas formicarius Fab.
- Mồi pheromone là tuýp cao su được nhồi 30 μl dung dịch pheromone tổng hợp, tương ứng với 0,3 mg pheromone..
- Trong các thí nghiệm ngoài đồng, bẫy ở nghiệm thức xử lý thì được đặt mồi pheromone, còn ở nghiệm thức đối chứng, bẫy được đặt tuýp cao su nhồi với 30 μl n-hexane tinh khiết..
- 2.2 Khảo sát hiệu lực gây chết đối với SKL của các dung dịch làm bẫy nước..
- Thí nghiệm được thực hiện trong phòng gồm 4 nghiệm thức bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 3 lần lặp lại.
- Các nghiệm thức thử nghiệm gồm 1) nước xà phòng (7 g xà phòng trong 300 ml nước).
- đối chứng);..
- Sau khi pha chế trong beaker, mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức (300 ml dung dịch) được cho vào trong một hộp nhựa rồi thả vào 30 SKL trưởng thành.
- 2.3 Đánh giá ảnh hưởng của tuýp nhồi làm chất nền phóng thích pheromone Thí nghiệm được tiến hành trên ruộng khoai lang trong giống khoai Tím Nhật ở 3 tháng tuổi có diện tích 1.700 m 2 tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long gồm 3 nghiệm thức bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại..
- Bẫy dùng trong thí nghiệm là dạng bẫy dính có mái che (Takeda, Nhật) (Hình 2B).
- Thời gian thực hiện thí nghiệm là từ ngày đến ngày .
- (B) tuýp cao su nội địa.
- 2.4 Đánh giá ảnh hưởng của kiểu bẫy pheromone.
- Thí nghiệm được tiến hành trên ruộng khoai lang trồng giống khoai tím Nhật ở 3,5 tháng tuổi có diện tích 1.200 m 2 tại tại ấp Thành Nhẫn, xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long gồm 4 nghiệm thức bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.
- Trong đó, nghiệm thức 1 là bẫy nước (Hình 2A).
- nghiệm thức 2 là đối chứng 1, sử dụng bẫy nước.
- nghiệm thức 3 là bẫy dính (Hình 2B).
- nghiệm thức 4 là đối chứng 2, sử dụng bẫy dính.
- Mồi pheromone là dạng tuýp cao su Việt Nam..
- Mồi pheromone.
- Mồi pheromone Cửa bẫy.
- (A) dạng bẫy nước.
- 2.5 Đánh giá ảnh hưởng của độ cao đặt bẫy pheromone.
- Thí nghiệm được tiến hành trên ruộng khoai khoai Trắng sữa có diện tích 2.000 m 2 , tại xã Đông Bình, huyện Bình Minh, Vĩnh Long gồm 5 nghiệm thức bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.
- Trong đó, nghiệm thức 1 là cửa bẫy đặt ngang mặt giồng khoai.
- nghiệm thức 2 là cửa bẫy đặt cao hơn mặt giồng khoai 30 cm.
- nghiệm thức 3 là cửa bẫy đặt cao hơn mặt giồng khoai 50 cm;.
- nghiệm thức 4 là cửa bẫy đặt cao hơn mặt giồng khoai 100 cm.
- nghiệm thức 5 là đối chứng, cửa bẫy đặt ngang mặt giồng khoai.
- Bẫy dùng trong thí nghiệm là dạng bẫy nước.
- mồi pheromone là dạng tuýp cao su Việt Nam.
- Thời gian thực hiện thí nghiệm là từ ngày từ ngày đến ngày .
- 2.6 Đánh giá ảnh hưởng của màu sắc bẫy pheromone.
- Trong đó, nghiệm thức 1 là bẫy có màu trắng như trình bày trong Hình 2A.
- nghiệm thức 2 là bẫy được bao bên ngoài một lớp băng keo màu xanh dương.
- nghiệm thức 3 bẫy được bao bên ngoài một lớp băng keo màu vàng.
- nghiệm thức 4 là đối chứng, bẫy màu trắng như ở nghiệm thức 1.
- Số liệu ghi nhận trong các thí nghiệm được chuyển đổi sang log(x+10) và được xử lý bằng chương trình thống kê MSTATC..
- 3 KẾT QUẢ.
- 3.1 Hiệu lực gây chết đối với SKL của các dung dịch dùng làm bẫy nước.
- SKL bị chết và thoát ra sau khi bị thả vào các loại dung dịch thử nghiệm Nghiệm thức Tỷ lệ SKL chết.
- Các số trong cột có cùng chữ theo sau thì không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan.
- Bảng 1 trình này kết quả khảo sát hiệu lực gây chết của một số loại dung dịch đối với SKL.
- Tỷ lệ SKL chết ở nghiệm thức nước xà phòng là 100% chỉ 10 phút sau khi thả, cao và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại.
- Trong khi đó, khả năng gây chết của nước muối và thuốc trừ sâu đối với SKL là rất thấp, tỷ lệ SKL chết chỉ đạt 5% và 8%, tương ứng, và không khác biệt so với đối chứng ở tất cả các thời điểm ghi nhận.
- Mặt khác, tại thời điểm 60 phút sau khi thả, tỷ lệ SKL thoát ra khỏi dung dịch của nghiệm thức thuốc trừ sâu là 85% và nghiệm thức nước muối là 50%..
- 3.2 Ảnh hưởng của giá thể lên sự hấp dẫn của pheromone.
- Kết quả trình bày trong bảng 2 cho thấy số lượng SKL vào bẫy, một cách trung bình, ở nghiệm thức tuýp nhồi ngoại nhập và nghiệm thức tuýp nhồi nội địa là tương đương nhau.
- Trong khi số lượng SKL vào bẫy ở nghiệm thức tuýp nhồi nội địa luôn khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng trong suốt thời gian thí nghiệm.
- vào bẫy ở nghiệm thức tuýp nhồi nội địa là gần như không giảm trong suốt thời gian thử nghiệm.
- Điều này chứng tỏ, tuýp cao su nội địa là hoàn toàn có khả năng thay thế tuýp cao su ngoại nhập để điều chế mồi pheromone..
- Bảng 2: Ảnh hưởng của kiểu tuýp nhồi lên hiệu lực hấp dẫn của pheromone (0,3 mg/tuýp) đối với thành trùng SKL.
- Nghiệm thức Số lượng thành trùng SKL vào bẫy (con/bẫy) Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Trung bình Tuýp cao su ngoại nhập 157 a 119,7 a 76,33 ab 90,67 ab 109 a Tuýp cao su nội địa 148,3 a 149,3 a 124,3 a 141 a 146,5 a Đối chứng 0,0 b 0,0 b 0,0 b 0,0 b 0,0 b.
- Các số trong cột có cùng chữ theo sau thì không khác biệt nhau qua thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan..
- 3.3 Ảnh hưởng của kiểu bẫy lên sự hấp dẫn của pheromone.
- Bảng 3 trình bày kết quả đánh giá ảnh hưởng của kiểu bẫy lên sự hấp dẫn của pheromone đối với SKL.
- Số lượng SKL vào bẫy ở các nghiệm thức bẫy nước và bẫy dính có mồi pheromone là cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng, trong khi giữa chúng thì không có sự khác biệt ý nghĩa với nhau.
- Như vậy, hiệu quả bắt SKL của bẫy nước và bẫy dính là tương đương nhau, mặc dù số lượng SKL thực tế bị bắt bởi bẫy nước (109 con) là cao gấp 1,6 lần so với bẫy dính (68 con)..
- Bảng 3: Ảnh hưởng của kiểu bẫy lên sự hấp dẫn của pheromone đối với SKL.
- Nghiệm thức Mồi pheromone (mg) Số lượng thành trùng (con/bẫy/tuần) a.
- Bẫy nước (chai 1,5 lít) 0,3 109 a.
- Bẫy nước (Đối chứng 1) 0 0 b.
- Bẫy dính (Đối chứng 2) 0 0 b.
- Các số trong cột có cùng chữ theo sau thì không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan..
- 3.4 Ảnh hưởng của độ cao đặt bẫy lên sự hấp dẫn của pheromone.
- Bảng 4: Số lượng SKL vào bẫy pheromone ở các độ cao đặt bẫy khác nhau.
- Nghiệm thức Số lượng sùng (con/bẫy/tuần) a.
- Cửa bẫy ngang mặt giồng khoai 36,3 a.
- Tương tự như kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của kiểu bẫy, tất cả các nghiệm thức có mồi pheromone trong thí nghiệm này đều có số lượng SKL vào bẫy cao và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.
- Trong khi số lượng SKL vào bẫy ở các nghiệm thức có độ cao đặt bẫy khác nhau thì không khác biệt có ý nghĩa với nhau (Bảng 4)..
- 3.5 Ảnh hưởng của màu sắc bẫy lên sự hấp dẫn của pheromone.
- Bảng 5: Ảnh hưởng của màu sắc bẫy lên sự hấp dẫn của pheromone đối với SKL Nghiệm thức Số lượng sùng (con/bẫy/tuần) a.
- Số lượng SKL vào bẫy ở các nghiệm thức có màu sắc bẫy khác nhau là không khác biệt ý nghĩa với nhau, mặc dù số lượng này ở tất cả cá nghiệm thức xử lý pheromone đều khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng.
- Điều này cho thấy màu sắc bẫy không ảnh hưởng lên sự hấp dẫn của pheromone..
- Vật liệu để điều chế mồi và bẫy pheromone và các yếu tố ảnh hưởng lên sự hấp dẫn của pheromone đối với SKL như kiểu bẫy, độ cao đặt bẫy và màu sắc bẫy đã được khảo sát và đánh giá trong các điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng..
- (1997), bẫy nước dạng chai tròn cho hiệu quả bắt giữ 2 loài SKL, Cylas puncticollis và C.
- brunneus, ở Uganda cao hơn so với bẫy dính..
- Kết quả của thí nghiệm này cho thấy bẫy nước có hiệu lực bắt giết SKL, C..
- formicarius, tương đương với bẫy dính, mặc dù số lượng SKL thực tế bị bắt ở bẫy nước là cao hơn ở bẫy dính (Bảng 3).
- Ngoài ra, vật liệu làm bẫy nước chỉ là chai nhựa (dung tích 1,5 lít) nên giá thành làm bẫy rất thấp.
- Tuy nhiên, trong khảo sát trên loài bướm sâu đục vỏ trái bưởi, Prays endocarpa Meyrick, hiệu lực bắt giữ bướm của bẫy nước là thấp hơn so với bẫy dính (thông tin cá nhân).
- Mồi pheromone thông thường bao gồm pheromone tổng hợp và giá thể để giữ và phóng thích pheromone đồng thời bảo vệ cho pheromone không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng (tia cực tím) và sự oxy hóa.
- Giá thể được dùng phổ biến hiện nay trong nghiên cứu và áp dụng hóa chất tín hiệu là tuýp cao su của công ty Aldrich.
- Kết quả đánh giá cho thấy mồi pheromone được điều chế từ tuýp cao su Việt Nam (giá khoảng 50 đ/tuýp) cho hiệu lực hấp dẫn SKL tương đương với mồi pheromone được điều chế từ tuýp cao su Aldrich (giá khoảng 15.000 đ).
- Trong khi số lượng SKL vào bẫy ở nghiệm thức có mồi pheromone là tuýp cao su Việt Nam vẫn gần như không giảm sau 4 tuần thì số lượng SKL vào bẫy ở nghiệm thức có mồi pheromone là tuýp cao su Aldrich đã có dấu hiệu giảm từ tuần thứ 3 (Bảng 2)..
- Điều này chứng tỏ tuýp cao su Việt Nam là hoàn toàn có khả năng thay thế tuýp cao su Aldrich để làm giá thể điều chế mồi pheromone của SKL.
- Áp dụng hóa chất tín hiệu để quản lý côn trùng gây hại thường gặp một trở ngại quan trọng, đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi mà nông sản có giá trị thấp, là do chi phí áp dụng rất cao, trong đó mồi pheromone chiếm một phần đáng kể.
- Số lượng SKL vào bẫy ở các vị trí đặt bẫy với cửa bẫy từ ngang mặt giồng khoai đến cao hơn mặt giông khoai 100 cm là tương đương nhau (Bảng 4).
- Như vậy, vị trí cửa bẫy đặt ngang hoặc cao hơn một chút so mặt giồng khoai là tốt nhất vì bẫy đặt được dễ và vững vàng hơn (đáy bẫy nằm trên mặt đất) so với các vị trí trên cao, đồng thời vị trí này cũng hạn chế được sự ảnh hưởng của gió và ánh sáng.
- Nghiên cứu của Nakamoto and Kuba (2004) cho thấy màu lục và màu xanh dương cho hiệu lực hấp dẫn đối với loài Euscepes postfasciatus (Fairmaire) (Coleoptera: Curculionidae) trên ruộng khoai lang cao hơn có ý nghĩa so với màu vàng và màu đỏ.
- Kết quả đánh giá cho thấy màu vàng và màu xanh không ảnh hưởng lên sự hấp dẫn của pheromone.
- Điều này có thể do hiệu lực hấp dẫn của pheromone đối với SKL là lớn hơn rất nhiều so với màu sắc, nên sự khác biệt trong số lượng SKL vào bẫy do tác động của màu sắc là không ảnh hưởng đáng kể lên tổng số lượng SKL vào bẫy, dẫn đến các nghiệm thức không khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê..
- Tổng hợp và đánh giá sự hấp dẫn của pheromone giới tính sùng khoai lang Cylas formicarius Fab