« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu hệ thống cây xanh ở Trường Trung Cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CÂY XANH Ở.
- Phát triển mảng xanh, quản lý cây xanh, Trường Trung Cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương Keywords:.
- Nghiên cứu đã thực hiện điều tra, đánh giá hiện trạng hệ thống cây xanh trong Trường Trung Cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương.
- Kết quả nghiên cứu xác định được 43 loài thuộc 27 họ của 18 bộ thực vật trong khuôn viên trường.
- Hệ thống cây xanh còn thiếu quy hoạch tổng thể cũng như chi tiết, không có cơ sở dữ liệu cây xanh, thiếu đội ngũ chuyên sâu, công tác quản lý chưa khoa học.
- Đặc biệt, nhà trường cần xây dựng hệ thống dữ liệu mảng xanh, có một đội ngũ quản lý chuyên sâu, và công tác quản lý cần mang tính khoa học..
- Nghiên cứu hệ thống cây xanh ở Trường Trung Cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương.
- phát triển mảng xanh, gắn kết hài hòa giữa tự nhiên và con người.
- Cây xanh đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, kiến tạo cảnh quan, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí cho cộng đồng.
- Trong bối cảnh đó, phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường học là yếu tố hết sức quan trọng góp phần tạo môi.
- Nhận thức được tầm quan trọng đó, Trường Trung Cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương những năm gần đây đã và đang quan tâm đến công tác phát triển hệ thống cây xanh.
- Số lượng và chất lượng cây xanh trong thời gian gần đây của trường có tăng nhưng còn rất thấp, thiếu tính liên kết với quy hoạch tổng thể khuôn viên nhà trường.
- Mặt khác, từ lúc thành lập trường năm 1979 đến nay, chưa có một cuộc điều tra, khảo sát nào về hệ thống cây xanh được tiến hành nhằm đánh giá, ghi nhận hiện trạng làm cơ sở dữ liệu khoa học cho việc quản lý, học tập và nghiên cứu..
- Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm bước đầu xây dựng dữ liệu cơ bản về hệ thống cây xanh toàn trường làm cơ sở khoa học không những phục vụ cho việc giữ gìn, phát huy giá trị và quản lý mảng xanh mà còn phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu, từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý nhằm duy trì và phát triển bền vững mảng xanh khuôn viên trường..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật bậc cao có mạch, tập trung vào các loại cây bóng mát và cây trang trí trong khuôn viên trường.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện thông qua việc khảo sát ngẫu nhiên 19 cán bộ, giáo viên với nội dung tập trung về công tác chăm sóc và quản lý mảng xanh của trường.
- Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu các nhân viên có trách nhiệm quản lý, chăm sóc cây xanh..
- của tác giả Phạm Hoàng Hộ (1999) để xác định tên khoa học của các loài cây xanh.
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Một số yếu tố sinh thái, khí hậu.
- Như vậy, cây xanh trồng tại trường cần có khả năng chống chịu gió bão..
- Đất trong khuôn viên trường có độ pH trong khoảng 6,0-6,3 nên thích hợp cho việc trồng nhiều loài cây xanh khác nhau (Đo thực địa, 2017).
- Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác chọn loài cây trồng và phát triển mảng xanh trường.
- 3.2 Hiện trạng cây xanh trong khuôn viên trường.
- Số lượng loài, tính đa dạng của hệ thống cây xanh tại trường còn thấp.
- Bảng 1: Bảng phân loại cây xanh căn cứ theo bộ và họ.
- Theo Đinh Quang Diệp (2005), phân loại chiều cao và đường kính cho nhóm cây bóng mát là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiện trạng, đồng thời làm cơ sở dữ liệu cơ bản cần thiết cho công tác quản lý nhóm các loài cây này.
- Kết quả trên cho thấy chiều cao cây xanh ở trường không có sự phân bố đồng đều giữa các loài, cấp độ chiều cao vút ngọn cấp độ thứ nhất và thứ hai chỉ tập trung với số lượng lớn ở 2 loài đó là dầu rái và sao đen..
- xanh có đường kính (D) từ 40 cm trở lên được đánh giá là những cây có giá trị lịch sử cao, gắn liền với sự phát triển của một trường học.
- Số liệu trên cho thấy hệ thống cây xanh của trường chưa thể hiện được bề dày lịch sử trong khoảng dưới 20 năm đầu hình thành trường.
- Ngược lại, số lượng cây có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 cm chiếm ưu thế, chiếm tới gần một nửa tổng số cây xanh toàn trường (45,7.
- Chứng tỏ trong khoảng thời gian 10 năm gần đây, trường đã chú ý nhiều đến sự phát triển mảng xanh, tập trung số luợng lớn ở cây bóng mát và dùng cho mục đích thực hành, thực tập, trong đó có sự chú ý phát triển đa dạng về loài cây trang trí như: sanh (15 cây), mai chiếu thủy (8 cây), cọ xẻ (5 cây), vương tùng (4 cây), đại phú gia (4 cây)..
- Như vậy, trên 20 năm trước, truờng đã có sự chú trọng đến sự phát triển nhóm cây bóng mát.
- Đặc biệt, trường chưa có vườn ươm để phục vụ mục đích tạo nguồn cây xanh, lưu giữ và nuôi dưỡng các chủng loại cây phục vụ cho công tác phát triển không gian xanh.
- 3.3 Thực trạng quản lý cây xanh.
- Sự thiếu hụt về nhân lực là những khó khăn cho công tác phát triển mảng xanh của trường.
- Trường chưa thành lập “Đội cây xanh” để thực hiện công tác quản lý, trồng mới, bảo dưỡng, chăm sóc và cải tạo mảng xanh.
- Đặc biệt, công tác đào hố trồng cây thân gỗ chưa đúng kỹ thuật..
- Sử dụng T-test để kiểm định nội dung phỏng vấn “Công tác nghiên cứu và quản lý về các chủng loại cây xanh được thực hiện một cách khoa học”.
- Điều này khẳng định rằng công tác nghiên cứu và quản lý về các chủng loại cây xanh chưa được thực hiện một cách khoa học..
- Đối với công tác bón phân, từ trước đến nay trường chủ yếu sử dụng phân vô cơ để bón cây, chưa chú ý đến phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng và phân vi sinh.
- Theo kết quả nghiên cứu, có 18,3% tổng số cây bóng mát đang ở tình trạng kém phát triển.
- Trong đó chiếm tỉ lệ kém phát triển lớn nhất là loài bằng lăng nước (8,2.
- Trong công tác phòng, chống sâu bệnh, các đơn vị chuyên môn chưa có tính chuyên nghiệp cao chưa áp dụng giống kháng và sạch bệnh, chỉ đơn thuần mua và trồng một cách tự phát, không qua khâu kiểm tra nguồn bệnh.
- Công tác chăm sóc, cải tạo và quản lý cây bóng mát chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức..
- Nghiên cứu cho thấy 14,6 % cây bóng mát bị mối ăn quanh thân cây, trong đó chủ yếu là cây dầu rái.
- Đơn vị quản lý chưa báo cáo cũng như chưa đề xuất biện pháp xử lý.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều cây bóng mát trong khuôn viên trường không đảm bảo an toàn.
- Công tác chăm sóc, cải tạo và quản lý cây dùng cho mục đích thực hành, thực tập đã được chú trọng, nhưng chưa đi vào chiều sâu, chưa có kế hoạch phát triển mang tính chiến lược.
- Nhìn chung, nhà trường đã rất quan tâm đến công tác trồng mới, cắt tỉa cây, hạ thấp tán, cắt gọn tán và diệt cỏ dại cho nhóm cây này.
- Tuy nhiên, công tác chăm sóc vẫn chưa đạt yêu cầu, nhóm cây ăn trái thiếu phân bón và thiếu nước trầm trọng dẫn đến 100 % cây chậm phát triển.
- Công tác phòng ngừa sâu bệnh chưa được quan tâm đúng mức.
- Sử dụng T-test để kiểm định nội dung phỏng vấn “Công tác giám sát và chỉ đạo việc chăm sóc, phát triển nhóm cây ăn trái tốt” thể hiện sự tập trung ở mức rất không đồng ý, kết quả đạt mức ý nghĩa thống kê (Mean = 1,68.
- Điều này khẳng định rằng công tác giám sát và chỉ đạo việc chăm sóc, phát triển nhóm cây ăn trái chưa tốt..
- Công tác chăm sóc, cải tạo và quản lý cây trang trí đã được chú trọng, bước đầu đi vào chiều sâu, nhưng chưa có kế hoạch phát triển mang tính chiến lược.
- Nhìn chung, đơn vị chuyên môn đã rất quan tâm đến công tác trồng mới, bón phân, cắt tỉa cây, hạ thấp tán, cắt gọn tán và diệt cỏ dại cho nhóm cây này.
- Tuy nhiên, công tác chăm sóc vẫn chưa đạt yêu cầu, nhóm cây trang trí thiếu phân bón hữu cơ và thỉnh thoảng thiếu nước làm cây chậm phát triển.
- Công tác phòng ngừa sâu bệnh chỉ tập trung ở nhóm hoa lan, các nhóm cây khác chưa được chú trọng.
- Đơn vị quản lý chưa có kế hoạch duy tu các chậu cảnh hàng năm.
- Nghiên cứu cho thấy việc bố trí một số loài cây trang trí chưa thích hợp với nhu cầu ánh sáng của loài.
- Dụng cụ phục vụ công tác quản lý và chăm sóc cây xanh của trường còn rất hạn chế về số lượng, chất lượng và chủng loại.
- 3.4 Đề xuất giải pháp quản lý 3.4.1 Đề xuất danh mục cây xanh trồng Toàn trường có 8 loài cây bóng mát nhưng chiếm tỉ lệ lớn nhất 59,2% tổng số cây xanh.
- 3.4.2 Đề xuất cách trồng và chăm sóc cây xanh Trồng cây thân gỗ trong trường phải bảo đảm đúng kỹ thuật, chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn.
- cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2010).
- từng loài, độ tuổi để tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt.
- Tất cả các nhóm cây trồng trong trường phải được chăm sóc định kỳ, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như an toàn.
- Đối với cây tầm gửi, phải thường xuyên kiểm tra, khảo sát kỹ, dùng biện pháp cắt bỏ cây tầm gửi, sau đó gom lại đem đốt để hạn chế sự lây lan trên cây bàng, keo lá tràm, bằng lăng nước trong hệ thống cây xanh nhà trường..
- Nhà trường cần tập trung công tác phòng ngừa bệnh cho cây trồng với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
- Nhà trường cần cần lập kế hoạch mua nhiều thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác chăm sóc cây xanh còn thiếu như máy cắt cỏ, cưa máy, kìm cắt tỉa loại lớn, bộ dụng cụ trèo cây, đồ bảo hộ lao động và thang leo cây.
- 3.4.3 Đề xuất cách tổ chức, quản lý.
- Trường cần đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý cây xanh, kể cả chính sách thu hút, tuyển dụng mới.
- Các hoạt động thi đua tăng năng suất lao động, tạo động lực và sự đam mê cho người làm công tác nghiên cứu và phát triển không gian xanh nên được chú trọng..
- Nhà trường cần quán triệt nhiệm vụ NCKH của giáo viên song hành với nhiệm vụ giảng dạy theo Điều lệ trường trung cấp (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011) và chế độ công tác của giáo viên.
- Hơn nữa, cần có sự phối hợp tốt giữa các phòng, khoa, bộ môn trong việc hợp tác NCKH cây trồng và phát triển mảng xanh.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng tham gia trồng, chăm sóc và chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh..
- Bên cạnh nguồn tài chính của nhà nước, trường nên tìm kiếm các nguồn lực xã hội như hợp tác doanh nghiệp hay hợp tác quốc tế phục vụ cho nhiệm vụ phát triển mảng xanh.
- Thành lập quỹ bảo vệ và phát triển cây xanh..
- Việc trồng cây xanh trong trường không nên mang tính tự phát, phải có thiết kế hay quy hoạch chi tiết cũng như tổng thể, phải mang tính đồng bộ giữa cây xanh và cơ sở hạ tầng.
- GIS cần được áp dụng trong quản lý hệ thống cây xanh của trường nhằm giúp cho công tác quản lý, chăm sóc, trồng mới và dự báo công việc dễ dàng hơn, khoa học hơn (Đỗ Minh Cảnh, 2014)..
- Nhà trường cần lập hồ sơ theo dõi tình trạng phát triển của cây, đặc biệt những cây nguy hiểm.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống cây xanh của trường còn thiếu quy hoạch tổng thể cũng như chi tiết, không có cơ sở dữ liệu cây trồng, thiếu đội ngũ chuyên sâu.
- công tác quản lý chưa khoa học, cây xanh không ổn định về số lượng và kém đa dạng về loài.
- Công tác trồng, duy tu, chăm sóc, cải tạo và quản lý hệ thống cây xanh nói chung hoàn toàn mang tính thủ công, tự phát, chưa được chú trọng và còn mang tính thời vụ cao.
- Hiện có 370 cây xanh và các thảm cỏ, cây bụi thuộc 27 họ với 43 loài thực vật.
- Trường cần nhiều giải pháp nhằm phát triển không gian xanh.
- Nhà trường cần tăng diện tích mảng xanh thông qua việc trồng thêm cây xanh ở những diện tích còn trống hay tận dụng nhiều khoảng không gian có thể trồng được..
- Trường cần nghiên cứu và đưa vào áp dụng GIS trong quản lý hệ thống cây xanh nhằm giúp cho công tác quản lý dễ dàng hơn, khoa học hơn nhờ phần mềm quản lý và bản đồ hóa cây xanh.
- vụ công tác giảng dạy, thực tập và nghiên cứu, đồng thời làm cơ sở phát triển không gian xanh của trường, tăng diện tích mảng xanh.
- Các biện pháp phòng, trị sâu bệnh cho cây xanh nên hướng đến “thân thiện với môi trường”, ưu tiên sử dụng các biện hay thuốc trừ sâu bệnh sinh học.
- Đặc biệt, công tác quản lý cây xanh cần đưa về cho một đơn vị trong trường chịu trách nhiệm quản lý..
- Thông tư số 20/2005/TT-BXD, ngày về việc “Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị”..
- Thông tư số 20/2009/TT-BXD, ngày 30/6/2009 về việc “Sửa đổi, bổ sung thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày về việc Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị”..
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN về việc “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - tiêu chuẩn thiết kế”..
- Hiện trạng và hướng duy trì hệ thống cây xanh trong khuôn viên trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
- Tạp chí Khoa học và Phát triển.
- Cây xanh - phát triển và quản lý trong môi trường đô thị, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh..
- “Quản lý cây xanh đô thị”..
- Giải pháp thúc đẩy công tác NCKH và chuyển giao công nghệ tại các trường Trung cấp chuyên nghiệp.
- Ứng dụng GIS hỗ trợ quản lý cây xanh tại Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bài giảng Quản lý cây xanh đô thị, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.