« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên.
- Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trường.
- Abstract: Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực mỏ: Điều tra thu thập các thông tin tự nhiên (khí hậu, địa hình, thủy văn) và các thông tin kinh tế xã hội (hoạt động sản xuất, thu nhập, sức khỏe) tại khu vực mỏ.
- Khảo sát, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu vực mỏ: sử dụng các kết quả phân tích mẫu môi trường đã có tại khu vực mỏ trong thời gian để đánh giá cụ thể chất lượng môi trường khu vực mỏ: Sử dụng kết quả phân tích mẫu không khí, kết quả phân tích mẫu nước mặt, nước thải, nước ngầm, kết quả phân tích mẫu đất.
- Trên cơ sở thu thập tài liệu về công nghệ khai thác mỏ, hệ thống khai thác mỏ, đánh giá các nguồn gây tác động và tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động của mỏ.
- Đánh giá tổng thể công tác bảo vệ môi trường mỏ (sử dụng phương pháp đánh giá môi trường) nhằm chỉ ra các giải pháp cần ưu tiên giải quyết..
- Đề xuất các giải pháp kĩ thuật và giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường khu vực mỏ.
- Căn cứ vào thực trạng môi trường, nhận định các vấn đề môi trường còn tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp xử lý và quản lý môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của mỏ..
- Keywords: Khoa học môi trường.
- Ô nhiễm môi trường.
- Quản lý mỏ than.
- Trong số đó phải kể đến các hoạt động của công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
- Khai thác than là một hoạt động đã được quan tâm đầu tư phát triển.
- Trên cơ sở nhu cầu than ngày càng tăng trên thị trường, các hoạt động khai thác và chế biến than cũng liên tục gia tăng.
- Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành khai thác than mang lại, thì hoạt động này cũng đã can thiệp khá mạnh mẽ đến môi trường, gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường đòi hỏi các nhà đầu tư cần phải có các giải pháp quản lý, giải pháp công nghệ và các giải pháp xử lý hợp lý nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến môi trường..
- Thái Nguyên hiện là một trong những cái nôi của ngành khai thác và chế biến khoáng sản của Việt Nam.
- Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 7 mỏ và điểm khoáng sản than, trong đó thăm dò, khai thác 6 mỏ.
- Ngoài những lợi ích do ngành công nghiệp khai thác chế biến than mang lại cho địa phương Thái Nguyên thì những tác động đến môi trường hiện nay cũng không nhỏ:.
- Vấn đề sạt lở bãi thải, hạ thấp mực nước ngầm, ô nhiễm môi trường không khí, làm bẩn nguồn nước tưới tiêu...đang ngày càng gây bức xúc trong nhân dân..
- Trước thực tế trên, đề tài ”Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên”.
- nhằm mục đích đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo các vấn đề môi trường phát sinh trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường mỏ than Khánh Hòa, tỉnh Thái Nguyên..
- Công nghiệp khai thác than.
- Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 13 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó thăm dò, khai thác 6 mỏ.
- Công suất khai thác hiện tại: 400.000Tấn/năm.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiện trạng chất lượng và công tác quản lý môi trường khu vực mỏ than Khánh Hòa tỉnh Thái Nguyên..
- Mỏ than Khánh Hòa và khu vực lân cận..
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ và dự báo các tác động đến môi trường do hoạt động của mỏ đến khi kết thúc mỏ.
- Phương pháp đánh giá môi trường.
- Hiện trạng và dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng khu vực mỏ.
- Để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ, đề tài sử dụng chuỗi kết quả phân tích đã có tại khu vực mỏ (mẫu khí, mẫu nước và mẫu đất) dựa trên nguồn tài liệu là các báo cáo quan trắc môi trường định kỳ do mỏ thực hiện hàng năm.
- Trên cơ sở đó phân tích đánh giá và dự báo diễn biến chất lượng môi trường khu vực mỏ đến khi kết thúc mỏ..
- Nguồn phát sinh khí bụi do hoạt động khai thác than tại mỏ than Khánh Hòa gồm:.
- Qua thực tế khảo sát tại khu vực mỏ và căn cứ vào kết quả phân tích mẫu môi trường không khí định kỳ hàng năm cho thấy môi trường không khí tại khu vực mỏ đã có dấu hiệu bị ô nhiễm đặc biệt là vấn đề ô nhiễm do bụi than và tiếng ồn..
- Các kết quả phân tích cũng cho thấy chất lượng môi trường không khí tại một số khu dân cư đang bị suy giảm do tác động của bụi than, tiếng ồn.
- Các khu vực bị ảnh hưởng chủ yếu có vị trí gần với tuyến đường vận chuyển than, vị trí gần khu vực đổ thải (mẫu KK12, KK14, KK19, KK21, KK22).
- Các kết quả đo cũng phản ánh phạm vi ảnh hưởng đến môi trường không khí do hoạt động của mỏ than trong thời gian qua: Khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất nằm trong phạm vi 100 - 500 m tính từ ranh giới khai trường..
- Với sự hoạt động kéo dài và mở rộng khai thác mỏ đến 2029, lượng bụi phát sinh hàng năm khá lớn, phạm vi ảnh hưởng khá rộng: Ngoài khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và chịu tác động lớn nhất do nồng độ bụi cao là khu vực khai trường, bụi còn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh trong vòng bán kính 3km..
- Nước thải mỏ đã tác gây những tác động không nhỏ đến nguồn tiếp nhận (suối Tân Long) và nước mặt khu vực..
- Các kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực mỏ cho thấy các chỉ tiêu phân tích (pH, chỉ tiêu hữu cơ, chỉ tiêu kim loại nặng, chỉ tiêu dầu mỡ, coliform) trong nước mặt đều nằm trong giới hạn cho phép của 08:2008/BTNMT (B1.
- Điều này chứng tỏ chất lượng nước mặt khu vực vẫn đảm bảo chất lượng nước phục vụ cho tưới tiêu, thủy lợi.
- Do vậy, mỏ cần tính đến các giải pháp lâu dài hạn chế thấp nhất các tác động đến nguồn nước mặt khu vực..
- Kết quả phân tích mẫu nước ngầm được lấy tại nhà các hộ dân sinh sống tại xã Sơn Cẩm, Phúc Hà gần khu vực mỏ cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 09:2008/ BTNMT.
- Các kết quả phân tích cho thấy đất khu vực mỏ cơ bản chưa bị tác động bởi các hoạt động khai thác.
- động của mỏ, hàm lượng As trong đất cao có thể giải thích là do cấu tạo địa chất của khu vực mỏ..
- Môi trường đất tuy có tính đệm khá tốt và ít chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các chất ô nhiễm song chúng lại có khả năng tích lũy chất ô nhiễm theo thời gian.
- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất bao gồm: Chất thải rắn sản xuất (đất đá thải, bụi than rơi vãi, phế thải công nghiệp), chất thải rắn sinh hoạt.
- Ngoài ra, môi trường đất còn chịu tác động do các chất ô nhiễm trong không khí và nước thải..
- Hệ động thực vật khu vực mỏ nhìn chung nghèo nàn, chủ yếu là các loài nuôi trồng của nhân dân địa phương.
- Hiện tại độ che phủ thực vật trong khu vực khai thác mỏ Khánh Hòa ở mức trung bình với các loại cây chủ yếu là lau sậy, cỏ dại, bạch đàn…với đặc trưng hệ sinh thái cạn cũng như hệ sinh thái nước khu vực dự án tương đối nghèo nàn, không có loài động vật hoang dã, đặc hữu nên các tác động tiêu cực của quá trình hoạt động tới tài nguyên sinh vật là nhỏ..
- Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tình hình bệnh tật khu vực có liên quan đến hoạt động của mỏ.
- Tuy nhiên, theo số liệu điều tra về tình hình sức khỏe người dân sống gần khu vực mỏ, đã có các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi cấp và mãn tính, bệnh liên quan đến mắt..
- Hoạt động của mỏ thời gian qua chưa xảy ra sự cố môi trường nào đáng kể.
- Đánh giá tổng quan hiện trạng công tác quản lý môi trƣờng khu vực mỏ 3.2.1.
- Các giải pháp quản lý môi trƣờng đang thực hiện.
- Về giải pháp quản lý: Hiện nay mỏ có phòng An toàn môi trường với hơn 10 cán bộ chuyên phụ trách các vấn đề về an toàn mỏ, vấn đề môi trường mỏ trong đó có 01 cán bộ chuyên trách về môi trường.
- Trong hoạt động quản lý môi trường, mỏ luôn có ý thức tuân thủ các quy định chung liên quan đến bảo vệ môi trường theo Luật môi trường như: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chương trình kiểm soát ô nhiễm định kỳ và báo cáo môi trường định kỳ đến cơ quan quản lý, thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường..
- Tưới nước, làm ẩm trong khu vực bốc xúc và trên tuyến đường vận chuyển trong khu vực mỏ, xưởng chế biến than, trạm chuyển tải than, sân công nghiệp, trồng cây xanh, tuân thủ các quy định đối với phương tiện vận chuyển, phương tiện thi công..
- Đối với nước thải sinh hoạt: Xử lý qua bể tự hoại trước khi xả ra ngoài môi trường..
- Để đánh giá tổng hợp công tác quản lý môi trường tại mỏ than Khánh Hòa trên cơ sở đó xác định vấn đề tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục, báo cáo dựa theo phương pháp xây dựng nhóm tiêu chí, đánh giá mức độ quan trọng, mức độ tuân thủ các tiêu chí, cho điểm và đánh giá..
- Nhóm 1: Nhóm tiêu chí về việc thực hiện các quy định chung trong bảo vệ môi trường của mỏ;.
- Nhóm 2: Nhóm tiêu chí về hệ thống quản lý và xử lý khí bụi từ hoạt động của mỏ;.
- Nhóm 3: Nhóm tiêu chí về hệ thống quản lý và xử lý nước thải mỏ;.
- Kết quả đánh giá cho thấy chỉ có 2 nhóm tiêu chí đạt mức tỷ lệ đánh giá trên trung bình là nhóm tiêu chí về thực hiện các quy định chung về bảo vệ môi trường và nhóm tiêu chí về quản lý rủi ro, sự cố đạt điểm trên trung bình trong khi đó các tiêu chí về giảm thiểu chất thải chỉ đạt dưới mức trung bình..
- Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lƣợng môi trƣờng khu vực mỏ.
- Cải thiện chất lượng môi trường không khí: Đầu tư hệ thống phun sương dập bụi cho những khu vực phát sinh bụi: Khu vực sàng tuyển than, khu vực tuyến đường vận chuyển đất đá thải ra bãi thải Nam và bãi thải Tây..
- Cải thiện chất lượng môi trường nước: Xử lắng kết hợp với đông keo tụ..
- Đề xuất phương án cải tạo phục hồi môi trường: Cải tạo và giữ lại moong khai thác làm hồ chứa nước.
- San cắt, hạ thấp độ cao bãi thải Tây, trồng cây trên toàn bộ khu vực bãi thải.
- Mỏ than Khánh Hòa cũng nằm trong thực trạng chung các mỏ than đang khai thác tại nước ta hiện nay.
- Bên cạnh những ý nghĩa kinh tế nhất định, hoạt động khai thác than tại mỏ than Khánh Hòa trong những năm qua cũng gây các tác động không nhỏ đến môi trường địa phương xã Phúc Hà – khu vực phía Tây Bắc thành phố Thái Nguyên, xã An Khánh – phía Tây Nam huyện Đại Từ, đặc biệt vấn đề bụi và vấn đề nước thải..
- Dựa trên các tiêu chí xây dựng đánh giá tổng thể công tác quản lý môi trường mỏ cho thấy: các giải pháp giảm thiểu, xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn hiện tại của mỏ chưa đạt yêu cầu..
- Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường mỏ được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích đánh hiện trạng chất lượng môi trường, hiện trạng công tác quản lý môi trường, các vấn đề môi trường cần ưu tiên giải quyết, tính khả thi và phù hợp với thực tế mỏ.
- Các giải pháp đề xuất cụ thể: Đầu tư hệ thống phun sương giảm bụi bố trí tại các khu vực phát sinh bụi lớn như phân xưởng sàng tuyển, khu vực đổ thải, tuyến đường vận chuyển.
- Bên cạnh các giải pháp kĩ thuật cần thiết kết hợp với các giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực và nhận thức môi trường của cán bộ công nhân mỏ..
- Để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại khu vực mỏ cần thiết có sự quan tâm chặt chẽ và đồng bộ của chủ mỏ, của chính quyền địa phương và sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên..
- Bộ công thương (2009), Thông tư số 20/2009/TT-BCT quy định quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toan toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, Hà Nội..
- Bộ Công thương (2011), Thông tư số 03/2011/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò, Hà Nội..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Hà Nội..
- Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than - Khoáng sản Việt Nam (2010), Báo cáo tổng hợp tài liệu, tính lại trữ lượng và chuyển đổi cấp trữ lượng, cấp tài nguyên mỏ than Khánh Hoà - Thái Nguyên, Hà Nội..
- Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa-VVMI (2009), Thuyết minh dự án khai thác nâng cao công suất mỏ than Khánh Hòa, Thái Nguyên..
- Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2009), Báo cáo kết quả thực hiệncông tác bảo vệ môi trường quý 1 năm 2009, Thái Nguyên..
- Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2009), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường quý 3 năm 2009, Thái Nguyên..
- Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2010), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường quý 1 năm 2010, Thái Nguyên..
- Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2010), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường quý 3/2010, Thái Nguyên..
- Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2010), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường quý 4/2010, Thái Nguyên..
- Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa – VVMI (2011), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường quý 1 năm 2011, Thái Nguyên..
- Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội..
- Hồ Sĩ Giao, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản (2010), Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội..
- Bùi Thanh Hải (2010), Đánh giá chất lượng đất và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lân Thái Nguyên, Thái Nguyên..
- Trần Đức Hạ (2002), Giáo trình quản lý môi trường nước, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội..
- Lê Tuấn Lộc, Hồ Sĩ Giao (2006), Cẩm nang công nghệ và thiết bị mỏ, Quyển 1- Mỏ khai thác lộ thiên, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội..
- Trần Miên Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải mỏ than trong điều kiện Việt Nam", http.
- Sở Tài nguyên môi trường Thái Nguyên (2009), Báo cáo Kết quả thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng sản tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên..
- Nguyễn Thị Thu Thủy Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh", http://vea.gov.vn/truyenthong/tapchimt/cccs..
- Thủ tướng chính phủ (2008), Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Hà Nội..
- Lê Minh Triết Hoàn nguyên môi trường trong khai thác than chưa tốt", http://www.cand.com.vn..
- Lê Trình (2000), Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Đề án khắc phục ONMT tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên..
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn Thái Nguyên..
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.