« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
- Abstract: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
- Dự báo tình hình phát sinh CTRSH trên cơ sở định hƣớng phát triển của thị xã đến năm 2020.
- Đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH của thị xã nhƣ: Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách, các quy định, hƣớng dẫn đồng bộ, hợp lý để đảm bảo tính thống nhất trong triển khai công tác quản lý Chất thải rắn (CTR) tại các cấp.
- xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính cho công tác quản lý CTRSH nhằm khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác quản lý CTR;.
- Thành lập các tổ vệ sinh môi trƣờng tại các xã, phƣờng nhằm huy động nguồn lực mở rộng phạm vi, tăng tỷ lệ và khối lƣợng thu gom CTRSH trên địa bàn thị xã.
- triển khai sớm các mô hình thí điểm thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn để nhân rộng tiến tới năm 2015 thực hiện phân loại CTRSH trên địa bàn toàn thị xã.
- Xây dựng các điểm trung chuyển CTRSH tại địa bàn các xã, bổ sung trang thiết bị thu gom, vận chuyển và cải tiến dây chuyền xử lý CTRSH nâng công suất xử lý và tạo thêm sản phẩm là phân compost.
- Xây dựng các hƣớng dẫn kỹ thuật cụ thể, định kỳ tổ chức tập huấn cho đơn vị, cá nhân có liên quan trong hệ thống quản lý CTRSH để thực hiện hiệu quả công tác quản lý CTRSH.
- đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời dân để góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng và thực hiện tốt các quy định về thải bỏ CTRSH..
- Quản lý chất thải.
- Thị xã Sông Công.
- Thị xã Sông Công là một trong hai trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.
- Tuy nhiên, giống nhƣ các đô thị công nghiệp trong cả nƣớc đƣợc hình thành từ những năm 70, 80 của thế kỷ 20, hiện nay thị xã cũng đã phải đối mặt với nhiều thách thức, áp lực về ô nhiễm môi trƣờng mà một trong số đó là từ chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).
- Việc đánh giá hiện trạng công tác CTRSH là rất cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả CTRSH của thị xã Sông Công cho hiện tại và trong tƣơng lai..
- Mục đích thực hiện đề tài nhằm cung cấp thông tin, số liệu về thực trạng công tác quản lý CTRSH của thị xã Sông Công.
- đánh giá hiện trạng, dự báo phát sinh và đề xuất các giải pháp khả thi, có cơ sở khoa học hỗ trợ công tác quản lý CTRSH của UBND thị xã Sông Công đảm bảo tuân thủ các quy định, phù hợp với quy hoạch quản quản lý chất thải của tỉnh Thái Nguyên và quy hoạch quản lý CTR của thị xã trong thời gian tới..
- Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRSH thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
- Dự báo tình hình phát sinh CTRSH trên cơ sở định hƣớng phát triển của thị xã đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH của thị xã..
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thị xã Sông Công..
- Trên cơ sở đánh giá hiện trạng CTRSH trên địa bàn thị xã và dự báo phát sinh CTRSH đến năm 2020, nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả và bền vững CTRSH trên địa bàn thị xã Sông Công..
- Ý nghĩa thực tế: Là tài liệu tham khảo phục vụ UBND thị xã Sông Công định hƣớng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thị xã đến năm 2020.
- mô hình đề xuất quản lý CTRSH của thị xã Sông Công có thể áp dụng triển khai tại một số huyện khác có điều kiện tƣơng tự trong tỉnh nhƣ Đồng Hỷ, Phổ Yên..
- Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và dự báo phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020, Luận văn đã đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho thị xã Sông Công gồm:.
- Đề xuất phân loại CTRSH tại nguồn tại thị xã;.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trƣờng giai đoạn tại thị xã;.
- Đề xuất áp dụng các mô hình tái chế, tái sử dụng CTRSH phù hợp với điều kiện thực tế của thị xã;.
- Bổ sung nhân lực, trang thiết bị thu gom và vận chuyển CTRSH tới khu xử lý CTRSH Tân Mỹ, xã Tân Quang;.
- TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
- Quản lý CTRSH trên thế giới.
- Tình hình Quản lý CTR sinh hoạt của Việt Nam.
- CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH.
- Một số văn bản pháp lý về quản lý CTR của Việt Nam 1.3.2.
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thị xã Sông Công.
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thị xã Sông Công đến năm 2020.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu.
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH 3.1.1.
- Tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn thị xã năm 2010 là 30,91 tấn/ngày, trong đó khu vực nội thị là 20,96 tấn, khu vực nông thôn là 9,95 tấn.
- Thành phần hữu cơ trong CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình đô thị của thị xã thấp hơn so với các đô thị khác ở Việt Nam, tuy nhiên ở các các xã nông thôn tỷ lệ này tƣơng đối cao.
- Tình hình thu gom, xử lý CTRSH của thị xã Sông Công.
- UBND thị xã Sông Công chỉ đạo công tác quản lý CTRSH, thị xã đã thành lập đơn vị thu gom cấp huyện, chƣa thành lập hệ thống quản lý CTRSH ở cấp xã, công tác xã hội hóa quản lý CTRSH chƣa đƣợc triển khai thực hiện.
- Kinh phí duy trì công tác hoạt động đƣợc hỗ trợ chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nƣớc và một phần thu phí dịch vụ từ các hộ gia đình theo quy định..
- Đánh giá tình hình công tác quản lý CTRSH của thị xã.
- Thuận lợi: Hệ thống tổ chức triển khai công tác CTRSH đã đƣợc thiết lập, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt tƣơng đối đầy đủ, kinh phí đƣợc bố trí nguồn ngân sách nhà nƣớc của thị xã hàng năm để duy trì hoạt động thu gom, xử lý CTRSH..
- Tồn tại, khó khăn: chƣa xây dựng Quy chế chung về công tác quản lý CTR trên địa bàn thị xã, thiếu tài chính và các hƣớng dẫn cho công tác quản lý CTRSH, nguồn lực về trang thiết bị và con ngƣời còn hạn chế và CTRSH chƣa đƣợc phân loại tại nguồn, nhận thức về công tác quản lý CTR còn chƣa đầy đủ..
- dân số thị xã Sông Công (P), tỷ lệ thu gom dự kiến (R).
- Đến năm 2015: Tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn thị xã Sông Công là 62,2 tấn/ngày, tƣơng đƣơng với 22.670 tấn/năm, trong đó, CTRSH đô thị là 48,7 tấn/ngày, CTRSH nông thôn là 13,5 tấn/ngày.
- Khối lƣợng CTRSH dự kiến thu gom và xử lý đạt 72,3 tấn, trong đó khu vực đô thị thu đạt 63,1 tấn/ngày, khu vực nông thôn thu đạt 9,2 tấn/ngày..
- KẾT QUẢ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ XÃ SÔNG CÔNG ĐẾN NĂM 2020.
- Đề xuất cơ chế, chính sách quản lý CTRSH thị xã Sông Công - Xây dựng Quy chế quản lý CTR trên địa bàn thị xã Sông Công.
- Xây dựng hƣớng dẫn về việc thành lập tổ vệ sinh môi trƣờng tại các xã phƣờng - Xây dựng một số văn bản kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý CTRSH cụ thể gồm:.
- Đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ công tác quản lý CTRSH - Cơ chế hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nƣớc.
- Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ khuyến khích các thành phần kinh tế tƣ nhân tích cực tham gia quản lý CTRSH:.
- Đề xuất mô hình tổ chức quản lý CTRSH.
- Mô hình quản lý CTR của thị xã cần bổ sung sự tham gia và trách nhiệm của UBND các phƣờng, xã và các tổ vệ sinh môi trƣờng của các xã, phƣờng nhằm mở rộng phạm vi thu gom tại các khu vực nội thị chƣa đƣợc cung cấp dịch vụ Kinh phí hoạt động của tổ vệ sinh môi trƣờng sẽ đƣợc hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nƣớc và một phần từ phí thu gom rác của các hộ gia đình..
- b) Đề xuất hỗ trợ công tác thu gom, vận chuyển CTRSH.
- Đề xuất phương thức thu gom, vận chuyển CTRSH: Đối với khu vực trung tâm thị xã sử dụng hệ thống thu gom thông qua các điểm tập kết, còn đối với khu vực các xã nông thôn áp dụng hệ thống thu gom trung chuyển.
- c) Đề xuất xử lý CTRSH thị xã Sông Công.
- Xử lý CTRSH tại khu xử lý tập trung kết hợp các phƣơng pháp xử lý cơ và sinh học theo công nghệ MBT-CD08..
- Giai đoạn Tiếp tục sử dụng công nghệ MBT-CD08 để xử lý CTRSH thu gom trên địa bàn thị xã Sông Công nhƣng nâng công suất nhà máy lên 90 tấn/ngày để xử lý hết lƣợng CTRSH đƣợc thu gom..
- Mô hình xử lý CTRSH quy mô hộ gia đình bằng cách xây dựng các hố rác di động đƣợc cấu tạo gồm hai phần: thùng và nắp, thùng rác là hố đất đào với độ sâu 2,5 - 3m.
- Đề xuất xã hội hóa công tác quản lý CTRSH.
- Phát triển hệ thống thu gom 100% theo chủ trƣơng xã hội hóa, trong đó UBND thị xã chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức xây dựng các hƣớng dẫn và chỉ đạo các phòng liên quan, UBND các xã, phƣờng triển khai thực hiện.
- xây dựng các chế tài nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý CTRSH trên địa bàn..
- Đề xuất các hoạt động xã hội hóa công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thông qua phân loại CTRSH tại nguồn, xã hội hóa công tác thu gom CTRSH thông qua các tổ VSMT tại các phƣờng, xã, khuyến khích ngăn ngừa phát sinh CTR thông qua các hoạt động tái chế, tái sử dụng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia công tác xử lý CTRSH, tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trƣờng và quản lý CTR..
- Tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn thị xã Sông Công năm 2010 khoảng 31 tấn/ngày, trong đó tại khu vực nội thị khoảng 21 tấn/ngày, khu vực nông thôn là 10 tấn/ngày.
- Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH chủ yếu đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc.
- Tỷ lệ thu gom CTRSH của thị xã đạt thấp, khoảng 50%, trong đó tại khu vực đô thị đạt 70%, khu vực nông thôn hầu nhƣ chƣa đƣợc thu gom.
- Hầu hết CTRSH đã đƣợc tái chế, tái sử dụng tại khu xử lý CTR của thị xã để tạo ra các sản phẩm là viên đốt và gạch không nung, tuy nhiên khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng còn hạn chế..
- Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thị xã Sông Công còn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ: cơ chế chính sách, các quy định về quản lý CTR còn thiếu.
- nguồn lực tài chính đầu tƣ cho công tác quản lý CTRSH chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc, công tác xã hội hóa quản lý CTRSH chƣa đƣợc chú trọng và đẩy mạnh, chƣa thu hút đƣợc sự tham gia của các thành phần kinh tế khác.
- việc xử lý CTRSH còn gặp nhiều khó khăn do chƣa có hệ thống phân loại CTRSH tại nguồn, công nghệ chƣa ổn định và hạn chế về kinh phí vận hành..
- Kết quả dự báo diễn biến CTRSH trên địa bàn thị xã đến năm 2020 đã cho thấy khối lƣợng CTRSH tại thị xã Sông phát sinh ngày càng cao (năm 2020 tăng 2,6 lần so với năm 2010).
- Để đảm bảo nguồn lực bền vững cho công tác quản lý CTRSH, vấn đề xã hội hóa quản lý CTRSH cần đƣợc đẩy mạnh để huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế và cộng đồng..
- Để hỗ trợ triển khai công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thị xã Sông Công đạt hiệu quả, đề tài nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp sau:.
- Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách, các quy định, hƣớng dẫn đồng bộ, hợp lý để đảm bảo tính thống nhất trong triển khai công tác quản lý CTR tại các cấp.
- xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính cho công tác quản lý CTRSH nhằm khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác quản lý CTR..
- khai sớm các mô hình thí điểm thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn để nhân rộng tiến tới năm 2015 thực hiện phân loại CTRSH trên địa bàn toàn thị xã..
- Xây dựng các điểm trung chuyển CTRSH tại địa bàn các xã, bổ sung trang thiết bị thu gom, vận chuyển và cải tiến dây chuyền xử lý CTRSH nâng công suất xử lý và tạo thêm sản phẩm là phân compost..
- Mô hình tổ chức quản lý CTRSH đề xuất cho thị xã Sông Công có thể áp dụng trực tiếp cho một số huyện có điều kiện tƣơng tự trong tỉnh nhƣ huyện Phổ Yên, huyện Đồng Hỷ.
- Cần có các nghiên cứu về mô hình quản lý CTRSH phù hợp đối với các khu vực nông thôn, miền núi nhƣ huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Bình..
- Các dữ liệu liên quan đến hệ thống tái chế CTR trên địa bàn thị xã chƣa đƣợc đề cập trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Hiện nay, hoạt động tái chế CTR trên địa bàn thị xã nói riêng và toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung đều do các thành phần kinh tế tƣ nhân hoạt động một cách tự phát.
- Các nghiên cứu và số liệu khảo sát về công tác tái chế CTR chƣa đƣợc thực hiện trên địa bàn thị xã và cũng nhƣ trong phạm vi toàn tỉnh.
- Do vậy, tác giả đề xuất cần có các nghiên cứu cụ thể về cơ chế quản lý tái chế CTR trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đề xuất các biện pháp quản lý CTR của tỉnh một cách tổng thể và có hiệu quả..
- Chính phủ (2007), Nghị định 59/2007/NĐ-CP, ngày 09/4/2007 về quản lý CTR, Hà Nội..
- Nguyễn Thanh Liêm (2010), Nghiên cứu xây dựng mô hình thích hợp quản lý CTR sinh hoạt tại thành phố Nha Trang, Luận văn Thạc sĩ Quản lý môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Trần Hiếu Nhuệ (2001), Quản lý CTR, NXB Xây dựng, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Phƣớc (2008) Giáo trình quản lý và xử lý CTR, NXB Xây dựng, Hà Nội..
- Thủ tƣớng Chính phủ (1999), Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 phê duyệt Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội..
- Thủ tƣớng Chính phủ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày phê duyệt Chiến lược Quốc gia về quản lý CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội..
- UBND thị xã Sông Công (2005), Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khu chôn lấp CTR thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên, thị xã Sông Công..
- UBND thị xã Sông Công (2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Quản lý CTR thị xã Sông Công đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sông Công..
- UBND thị xã Sông Công Niên giám thống kê thị xã Sông Công năm 2011, Thị xã Sông Công..
- UBND thị xã Sông Công (3/2012), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sông Công giai đoạn tầm nhìn đến năm 2030, Thị xã Sông Công..
- UBND tỉnh Bình Định, Ban Quản lý dự án Cấp nƣớc và Vệ sinh (3/2011), Quy hoạch Quản lý CTR huyện Tây Sơn, Tây Sơn..
- UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Báo cáo tổng hợp dự án Xây dựng mô hình thí điểm quản lý CTR sinh hoạt tại một số xã, phường trên địa bàn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên..
- UBND tỉnh Thái Nguyên Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Quản lý CTR vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Thái Nguyên..
- Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng và Nguyễn Phúc Thanh (2011), “Quản lý tổng hợp CTR - cách tiếp cận mới cho công tác bảo vệ môi trƣờng”, Tạp chí Khoa học (2011:20a), 39-50..
- Trần Nhật Vy (2011), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bền vững CTR trên địa bàn thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ Quản lý môi trƣờng, Viện Môi trƣờng và Tài nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh.