« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện (nghiên cứu mẫu tỉnh Lào Cai)


Tóm tắt Xem thử

- Xây dựng mô hình c sở dữ liệu đất đai tỉnh Lào Cai Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên,.
- bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện (nghiên cứu mẫu tỉnh Lào Cai) Nguyễn Cao Huần Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội Đặt vấn đề Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạn đã được Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường".
- Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội, coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển.
- Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới phía bắc của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng và nằm trong hành lang kinh tế quốc tế Côn Minh (Trung Quốc.
- Tỉnh Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật, tài nguyên du lịch phong phú và có đặc điểm khí hậu, thủy văn cùng điều kiện kinh tế - xã hội rất đặc thù so với các tỉnh miền núi khác.
- Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cùng với sự gia tăng khai thác các nguồn tài nguyên của tỉnh nhằm phát triển mạnh kinh tế - xã hội thì những vấn đề về môi trường ngày càng trở nên bức xúc, đặc biệt môi trường các khu đô thị - công nghiệp sẽ bị suy thoái, phát triển kinh tế - xã hội sẽ không bền vững.
- Vì vậy cần thiết phải tiến hành hoạch định chiến lược tổ chức không gian khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tạo cơ sở khoa học cho kế hoạch hóa công tác bảo vệ môi trường của tỉnh, góp phần xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.
- Cơ sở lý luận về tổ chức không gian khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai Tổ chức không gian khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai đến năm 2010 được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận khoa học về tổ chức lãnh thổ, cảnh quan học ứng dụng và thực tiễn của hiện trạng nguồn lực tự nhiên, nhân văn và định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong mối quan hệ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Một số lý thuyết phát triển xét từ góc độ kinh tế lãnh thổ - Lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh đến năng lực sản xuất bên trong của vùng, khả năng chung của các yếu tố đầu vào như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và công nghệ để xác định năng lực sản xuất của lãnh thổ.
- Dựa vào lý thuyết tăng trưởng nội sinh, tổ chức không gian khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Lào Cai phải dựa vào chính các nguồn lực tự nhiên (đất, rừng, khoáng sản) sẵn có và nguồn lực kinh tế - xã hội của tỉnh ở hiện tại và tương lai (nguồn lao động, trí tuệ, khoa học công nghệ, chính sách.
- Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh dựa vào xuất khẩu để phát triển vùng.
- Sự tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai được xác định bởi việc khai thác các lợi thế tự nhiên của vùng và sự tăng trưởng của cơ sở sản xuất - xuất khẩu chịu ảnh hưởng của mức cầu bên ngoài, từ các vùng khác ở trong nước cũng như từ nước ngoài.
- Lý thuyết cực chú trọng vào những lãnh thổ làm phát sinh sự tăng trưởng kinh tế của lãnh thổ, cho rằng công nghiệp và dịch vụ có vai trò lớn đối với sự tăng trưởng của vùng.
- Lý thuyết cực cùng với lý thuyết trung tâm đòi hỏi phải phát triển kinh tế lãnh thổ theo hướng có trọng điểm.
- Đối với Lào Cai phải mở rộng và phát triển các đô thị, khu công nghiệp và thương mại (thị xã Lào Cai - Cam Đường, Sa Pa, Bảo Thắng, Bắc Hà...)..
- Lý thuyết (quan niệm) về phát triển và bảo vệ môi trường: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định trong giai đoạn hiện nay phát triển kinh tế phải bền vững môi trường và xã hội.
- Tổ chức lãnh thổ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và các ngành khác của tỉnh phải chú ý tới bảo vệ môi trường: phòng chống và giảm thiểu các tai biến thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm do các hoạt động kinh tế gây ra..
- Các nguyên tắc tổ chức không gian Khi thực hiện tổ chức không gian khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: (i) Phải thỏa mãn nhu cầu về khả năng tài nguyên và nhu cầu xã hội, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao.
- (iii) Phải kiến thiết được các khu nhân (trung tâm đô thị, khu vực ngoại vi) để tạo nên sức hút kinh tế.
- Quy trình và nội dung các bước nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện được tiến hành theo 3 bước sau (hình 1.
- Bước I cần thực hiện 3 nhiệm vụ chính: (I.1) Đánh giá điều kiện tự nhiên và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên: từ kết quả điều tra, khảo sát tiến hành đánh giá tiềm năng sản xuất các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho những mục tiêu phát triển kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, khai thác khoáng sản, bảo vệ thiên nhiên).
- (I.2) Phân tích tình hình khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế - xã hội: tập trung phân tích thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên, phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở các mốc thời gian quan trọng, đặc biệt chú ý thực trạng hiện nay nhằm phát hiện những mặt hợp lý, những tồn tại và những mâu thuẫn.
- (I.3) Đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường, tai biến thiên nhiên: phải khẳng định được chất lượng môi trường hiện tại và diễn biến môi trường liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, phát triển kinh tế đã nêu ở nhiệm vụ I.2..
- Sơ đồ nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện..
- Bước II gồm 2 nhiệm vụ chính: (II.1) Phân tích quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và (II.2) Dự báo môi trường và tai biến thiên nhiên.
- Kết quả dự báo sẽ là tài liệu quan trọng cho việc xem xét lại bản quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã xây dựng.
- Bước III: Định hướng tổ chức không gian khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sẽ được xây dựng trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu theo các nhiệm vụ I.1, I.2, II.1 và II.2 ở bước I và II.
- Vai trò các nguồn lực và các vấn đề môi trường liên quan đến tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai.
- Các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội - nhân văn Vị trí địa lý: Vị trí cửa khẩu quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Lào Cai phát triển thương mại, du lịch - dịch vụ với vùng tây nam Trung Quốc, đồng thời cũng tạo những thách thức yêu cầu phải đầu tư phát triển kinh tế, nếu không Lào Cai sẽ không trở thành thị trường tiêu thụ, bị ảnh hưởng lôi cuốn và phụ thuộc vào nền kinh tế của Vân Nam, Trung Quốc.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội - nhân văn: Dân số Lào Cai là 622.000 người (năm 2002), phân bố không đồng đều theo không gian (dân số nông thôn chiếm tới 81,37% tổng dân số) và theo hoạt động kinh tế (công nghiệp và xây dựng 5,7%.
- Cơ cấu kinh tế Lào Cai có sự phân hóa theo ngành và theo lãnh thổ: (i) Cơ cấu kinh tế theo ngành: Lào Cai thuộc nhóm tỉnh có GDP thấp nhất cả nước, cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 49,6% (trung bình toàn quốc là 23,7.
- (ii) Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: 3 tiểu vùng kinh tế đặc trưng: (1) Tiểu vùng trung tâm gồm thị xã Lào Cai - Cam Đường và huyện Bảo Thắng, phát triển nông nghiệp thâm canh, công nghiệp, du lịch và ngoại thương.
- (3) Vùng hữu ngạn sông Hồng và lưu vực sông Đà, nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn mang nặng tính tự cung tự cấp, là vùng cây đặc sản đặc hữu Lào Cai (lê, đào, dược liệu, chè tuyết) cùng những ưu thế về kinh tế du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
- Các nguồn lực được phân tích ở trên có những vai trò riêng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ mật thiết không tách rời nhau.
- Vị trí địa lý đặc thù và tài nguyên thiên nhiên đa dạng của Lào Cai giữ vai trò là nguồn lực cơ sở, dân cư và nguồn lao động có vai trò là nguồn lực then chốt, đường lối phát triển kinh tế - xã hội có vai trò định hướng các nhiệm vụ trong thời kỳ chiến lược .
- Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng cơ cấu kinh tế theo ngành là nguồn lực thúc đẩy tích cực cho phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, sớm bắt kịp tốc độ phát triển của cả nước.
- Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò nhất định, thể hiện ở chỗ tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai.
- Các vấn đề bảo vệ môi trường chủ yếu cần được quan tâm trong sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế.
- Quá trình sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai làm nảy sinh một số vấn đề môi trường chủ yếu sau: (i) Bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Lào Cai là nơi có địa hình cao với đỉnh Fanxipăng cao nhất Đông Dương, là vùng đầu nguồn của lưu vực sông Hồng.
- Trong vùng có nhiều loài động, thực vật quý hiếm, hiện tại đang bị suy thoái, vì vậy cần có chiến lược phát triển và bảo vệ rừng phục vụ cải thiện hệ sinh thái, cải thiện môi trường đất, nước, không khí và giảm thiểu tai biến thiên nhiên.
- Việc phát triển các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên của tỉnh.
- Vì vậy cần phải đánh giá và hoạch định không gian hợp lý phát triển nông nghiệp (lúa nước, ruộng bậc thang, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả á nhiệt đới.
- Đây là những hiện tượng xảy ra trong không gian vào mùa mưa vừa do nguyên nhân tự nhiên, vừa do hoạt động kinh tế của con người.
- (iv) Giảm thiểu các nguồn ô nhiễm môi trường: các nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất nông nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp chế biến nông sản.
- Định hướng tổ chức không gian khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai Trên cơ sở phân tích hiện trạng và các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, có thể đưa ra hoạch định chiến lược tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai, bao gồm các không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp, phòng hộ và bảo tồn, khai thác khoáng sản, mạng lưới không gian đô thị - công nghiệp và tuyến trục phát triển kinh tế, không gian bảo vệ và quản lý môi trường.
- Kết quả được thể hiện trên bản đồ tổ chức không gian tỷ lệ 1:100.000..
- Tổ chức không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp Dựa vào tiềm năng tự nhiên và nhu cầu sinh thái cây trồng, đồng thời phân tích nhu cầu của xã hội và thị trường có thể hoạch định các không gian ưu tiên phát triển một số loại hình sử dụng đất đai trong nông nghiệp như sau.
- Không gian ưu tiên trồng lúa nước và hoa màu vùng thấp: bố trí ở nơi thấp, có địa hình tương đối bằng phẳng (các thung lũng suối, thung lũng sông Hồng), có nguồn cung cấp nước cấy cho hai vụ lúa, có điều kiện thâm canh nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật.
- Không gian ưu tiên phát triển ruộng bậc thang: Phương thức canh tác ruộng bậc thang ở Lào Cai là một phương thức tất yếu và hợp lý cả trên phương diện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn.
- Có thể phát triển ruộng bậc thang trên sườn dốc và trên sườn tích tụ.
- Sơ đồ tổ chức không gian khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai..
- Không gian hoạch định chuyển đổi nương rẫy thành nương bậc thang trên sườn núi: Hiện nay, trên các sườn núi, đồi, diện tích sản xuất nương rẫy của đồng bào còn khá lớn.
- Không gian ưu tiên phát triển cây ăn quả á nhiệt đới (chủ yếu là nhãn, vải, xoài): Tập trung phát triển ở những địa hình có độ dốc không lớn thuộc các huyện Bảo Thắng, Cam Đường, Văn Bàn.
- Không gian ưu tiên phát triển cây ăn quả nhiệt đới đai thấp có mùa đông lạnh: tập trung phát triển ở thị xã Lào Cai.
- Không gian ưu tiên phát triển rau xanh và hoa đai trung bình ẩm và rét: Trung tâm là Sa Pa và thị xã Lào Cai.
- Không gian ưu tiên phát triển cây công nghiệp (chè): ở vùng đồi dốc với độ cao lớn ưu tiên phát triển tập trung chè Tuyết San (Bát Xát, Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên.
- Không gian kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng đai trung bình và đai cao: tập trung ở các huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn.
- Không gian ưu tiên phát triển cây ăn quả ôn đới đai cao rét - ẩm: Vùng ưu tiên chuyên canh cây ăn quả ôn đới đai cao: lê, đào, hồng ở Sa Pa.
- Tổ chức không gian ưu tiên phòng hộ và bảo tồn Không gian ưu tiên phát triển lâm nghiệp phòng hộ và bảo tồn ở Lào Cai được hoạch định theo các hướng sau.
- Không gian hoạch định vườn quốc gia (VQG Hoàng Liên.
- Không gian hoạch định vùng đệm vườn quốc gia và bảo tồn thiên nhiên: thuộc phạm vi các xã ven vùng lõi của VQG và khu bảo tồn.
- Những xã này cần được quy hoạch và được hỗ trợ về mọi phương diện tài chính, kỹ thuật, giáo dục và giao trách nhiệm cho cộng đồng phải tự quản lý nguồn tài nguyên bảo đảm cho phát triển bền vững.
- Không gian khoanh nuôi và tái sinh rừng phòng hộ đầu nguồn: Khoanh nuôi tái sinh tập trung ở những khu vực có khả năng tái sinh lớn, đã hình thành những trảng cây tiên phong như Sau sau, Vối thuốc, Màng tang, Thành ngạnh, Thảo táu.
- Không gian ưu tiên trồng rừng nguyên liệu và cải thiện môi trường: Rừng trồng cần được ưu tiên phát triển cả trên các điều kiện đất đai không thuận lợi cho tái sinh rừng hoặc ở những nơi cao, dốc nhưng tầng dầy đất lớn, tùy theo đặc điểm của các cảnh quan mà giống cây trồng được lựa chọn.
- Không gian ưu tiên phát triển lâm viên và phát triển sinh thái: dựa trên tiềm năng tự nhiên (vốn rừng nguyên sinh.
- Không gian ưu tiên xây dựng hồ chứa nước đa mục tiêu - dự trữ, cấp nước, ngừa lũ và khai thác thủy năng: Điều kiện tự nhiên đặc thù của tỉnh Lào Cai, địa hình phân cắt mạnh, lượng mưa lớn và tập trung, các diện tích cần tưới tiêu nhỏ, nằm phân tán nên chỉ xây dựng các hồ chứa nước quy mô nhỏ.
- Tổ chức không gian khai thác và chế biến khoáng sản Tiềm năng khoáng sản của Lào Cai hiện còn rất lớn, đa số chưa được thăm dò kỹ và chưa khai thác.
- Tổ chức mạng lưới không gian đô thị, khu công nghiệp và tuyến trục phát triển kinh tế 1.
- Không gian phát triển hệ thống đô thị Trước hết là nâng cấp thị xã Lào Cai, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trong thời gian tới, thị xã này sẽ trở thành thành phố của một tỉnh biên giới miền núi phía Bắc, phát triển tương xứng với các thành phố biên giới của các nước lân cận.
- Hình thành mạng lưới thị trấn được coi như những đô thị vệ tinh cho thị xã Lào Cai có sức hút và ảnh hưởng kinh tế đối với các vùng khác trong tỉnh: nâng cấp các thị trấn Phố Lu, Phố Ràng, Khánh Yên, Bắc Hà, Sa Pa để thực sự trở thành các trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của các huyện.
- Không gian phát triển các khu công nghiệp Khu công nghiệp Lào Cai - Cam Đường được xây dựng và phát triển thành khu công nghiệp lớn nhất tỉnh.
- Tại đây tập trung phát triển nhiều ngành công nghiệp như chế biến khoáng sản, nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ kim khí, hàng tiêu dùng may mặc.
- Khu công nghiệp Sin Quyền: phát triển công nghiệp khai thác và chế biến đồng.
- Không gian phát triển kinh tế theo các tuyến trục quan trọng Các tuyến trục ở trong thế liên kết kinh tế giữa các huyện trong tỉnh và giữa Lào Cai với các tỉnh thuộc trục kinh tế sông Hồng.
- Trục kinh tế động lực dọc sông Hồng: được hình thành dọc theo sông Hồng, kéo dài từ Trịnh Tường - Sin Quyền (Bát Xát) qua thị xã Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng xuống đến Bảo Yên với xương sống là tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông gắn liền với các tỉnh trung du và đồng bằng sông Hồng..
- Ngoài trục kinh tế động lực sông Hồng, ở Lào Cai sẽ hình thành 3 tuyến phát triển kinh tế khác.
- Tuyến phát triển kinh tế Dương Quỳ - Bảo Yên: gắn liền với khu khai thác sắt Quý Sa (Văn Bàn) và các vựa lúa lớn của tỉnh như Minh Lương, Dương Quỳ, Võ Lao, Nghĩa Đô.
- Sau khi mỏ sắt Quý Sa đi vào khai thác, tuyến phát triển kinh tế phía nam này sẽ có điều kiện phát triển mạnh các cơ sở hạ tầng.
- Tuyến phát triển kinh tế Lào Cai - Sa Pa: sẽ được hình thành nhằm khai thác tốt tiềm năng dịch vụ du lịch và cây ăn quả, cây đặc sản.
- Tuyến phát triển kinh tế Bắc Hà - Phố Lu (Bảo Thắng): nối liền phần lãnh thổ phía đông của tỉnh với trục kinh tế động lực.
- Trung tâm phát triển kinh tế Bắc Hà trong tương lai sẽ nằm trong vùng chuyên canh cây ăn quả ôn đới lớn nhất của tỉnh.
- Tại trung tâm này sẽ được đầu tư phát triển mạnh cho sản xuất và chế biến cây ăn quả.
- Như vậy, hai tuyến phát triển kinh tế Dương Quỳ - Bảo Yên (nằm ở phía nam) và thị xã Lào Cai - Sa Pa (nằm ở phía tây bắc) được nối với trục động lực sông Hồng ở phía bắc và phía nam, sẽ tạo nên một hệ thống liên hoàn tuyến phát triển kinh tế phân bố khá hợp lý trên lãnh thổ tỉnh.
- Hệ thống tuyến phát triển này sẽ là động lực và cơ sở để thúc đẩy các vùng kinh tế khác trong tỉnh phát triển.
- Tổ chức không gian bảo vệ và quản lý môi trường Nội dung của tổ chức không gian bảo vệ và quản lý môi trường ở Lào Cai gồm.
- Không gian ngăn ngừa, giảm thiểu tai biến thiên nhiên (không gian ngăn ngừa trượt đất và đổ lở.
- Không gian giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu công nghiệp và đô thị.
- Thực hiện phương án này có nhiều thuận lợi: với quy mô lớn, thuộc sự quản lý của Trung ương nên có sự chỉ đạo kịp thời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự quản lý điều hành thống nhất của một ban quản lý, đặc biệt sự đầu tư sẽ có nhiều thuận lợi hơn, được đầu tư trực tiếp từ Trung ương nên đáp ứng tốt các nhu cầu của công tác quản lý, đồng thời có điều kiện thu hút các nguồn hỗ trợ khác.
- Không gian ngăn ngừa tai biến thiên nhiên Phân tích hiện trạng tai biến trượt lở, xói mòn và dựa vào bản đồ địa môi trường đã hoạch định các không gian ngăn ngừa, giảm thiểu tai biến thiên nhiên: không gian ngăn ngừa trượt đất và đổ lở.
- Không gian phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp khai thác khoáng sản apatit Lào Cai, quặng đồng Sin Quyền.
- còn ở những nơi sản xuất nông nghiệp, thâm canh nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường đất do sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
- Vì vậy, cần có biện pháp phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Kết luận Tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện là một hướng ứng dụng thực tiễn của khoa học địa lý.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu quan trọng cho hoạch định chiến lược phát triển kinh tế gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai.
- Chỉ thị số 36 - CT/TW ngày của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Cục Thống kê tỉnh Lào Cai.
- Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai đến 2010.
- UBND tỉnh Lào Cai - Sở KHCN&MT.
- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển khoa học, công nghệ và môi trường tỉnh Lào Cai giai đoạn .
- Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - Học hỏi và sáng tạo