« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu lâm sàng bệnh viêm tử cung trên chó và ảnh hưởng của hormone progesterone đến nguy cơ mắc bệnh


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HORMONE PROGESTERONE ĐẾN NGUY CƠ MẮC BỆNH Nguyễn Phi Bằng * và Nguyễn Thị Hạnh Chi.
- Lâm sàng, nghiên cứu bệnh- chứng, progesterone, viêm tử cung, yếu tố nguy cơ.
- Nghiên cứu lâm sàng bệnh viêm tử cung trên chó và ảnh hưởng của thuốc ngừa thai bằng hormone medroxyprogesterone acetate (MPA) được thực hiện từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2018 bằng phương pháp nghiên cứu bệnh chứng nhằm khảo sát tình hình viêm tử cung trên chó, đánh giá tác động của thuốc ngừa thai lên sự gia tăng nguy cơ viêm tử cung trên chó.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chó mắc bệnh viêm tử cung tại địa bàn khảo sát là 12,76%, trong đó tỷ lệ chó mắc bệnh có tiêm ngừa thai bằng hormone MPA là 60,22%.
- Trong tổng số ca mắc bệnh có tiêm ngừa thai bằng hormone MPA, tỷ lệ chó đã tiêm ngừa thai 1 lần là 23,21%, 2 lần 26,79% và hơn hai lần có sự gia tăng đột biến về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 50%.
- Về lâm sàng, các triệu chứng uống nhiều nước, chảy dịch âm đạo, bụng to bất thường hay liếm âm hộ là những dấu hiệu bệnh lý lâm sàng khá tin cậy để định hướng chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở chó.
- Kết quả về mô tả sự tương quan của yếu tố nguy cơ dựa vào nghiên cứu bệnh chứng bằng tỷ suất chênh OR cũng cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa yếu tố nguy cơ và sự xuất hiện bệnh, nguy cơ mắc bệnh của chó có tiêm ngừa thai bằng hormone progesterone cao gấp 4,29 lần so với chó không tiêm ngừa thai..
- Nghiên cứu lâm sàng bệnh viêm tử cung trên chó và ảnh hưởng của hormone progesterone đến nguy cơ mắc bệnh.
- Trong danh sách những bệnh phổ biến trên chó, các bệnh về sản khoa như viêm tử cung, đẻ khó, chửa giả, chậm động dục, sa âm đạo, trong đó viêm tử cung là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (Sử Thanh Long và Trần Lê Thu Hằng, 2015) và để tránh bị mất chó và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản người ta thường chọn các biện pháp tránh thai cho chó như triệt sản và sử dụng thuốc ngừa thai.
- Nhiều quan sát cho thấy thuốc ngừa thai có chứa Progesterone làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung trên chó (Nguyễn Thị Quỳnh Anh và ctv., 2018).
- Hiện nay, bệnh viêm tử cung có mủ (bọc mủ tử cung) là một trong những bệnh khá phổ biến trong số các bệnh lý thuộc hệ sinh dục của chó cái.
- Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh viêm tử cung có mủ, nhất là ở những phòng điều trị thú y chưa trang bị được máy siêu âm vẫn còn gặp nhiều trở ngại..
- Nghiên cứu này nhằm khảo sát lâm sàng trên chó bệnh viêm tử cung và đánh giá ảnh hưởng của biện pháp ngừa thai bằng Progesterone lên tỷ lệ viêm tử cung của chó cái sinh sản đồng thời khảo sát hiệu quả của các phác đồ điều trị bệnh này..
- Nghiên cứu tiến hành quan sát 729 ca bệnh được điều trị tại các phòng khám tư nhân và khảo sát các tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên chó viêm tử cung qua mô tả lâm sàng của bệnh viêm tử cung trên chó (Lê Văn Thọ và ctv., 2008.
- Đánh giá mức độ liên quan giữa yếu tố nguy cơ đến tỷ lệ bệnh viêm tử cung ở chó bằng tỷ số tỷ suất chênh OR (Odds ratio) theo Thrusfield (2007)..
- là tiêm ngừa thai cho chó cái bằng thuốc Depo Provera thành phần là medroxyprogesterone acetate (MPA) 150 mg/mL..
- Xác định dạng viêm tử cung.
- Viêm tử cung dạng kín là dạng viêm tích mủ bên trong lòng tử cung, cửa tử cung được bịt kín không có dịch chảy ra ngoài..
- Viêm tử cung dạng hở là dạng viêm có sự mở cổ tử cung và dịch viêm thoát ra ngoài..
- Bảng 1: Các phác đồ điều trị nội khoa trong nghiên cứu.
- Tên phác đồ Hoạt chất Liều điều trị.
- Nghiên cứu điều trị nội khoa 51 chó viêm tử cung dạng hở bằng 2 phác đồ trên.
- Đồng thời nghiên cứu cũng ghi nhận 24 ca xử lý viêm tử cung bằng phương pháp mổ ngoại khoa..
- 3.1 Tình hình bệnh viêm tử cung trên chó ở thành phố Long Xuyên.
- Kết quả Bảng 2 cho thấy chó nghi viêm tử cung là 22,22% và chó viêm tử cung chiếm 12,76%, trong số 162 ca nghi mắc bệnh viêm tử cung có 93 ca có một số biểu hiện lâm sàng đặc trưng như liếm âm hộ, chảy dịch tử cung sẽ dễ phát hiện chẩn đoán bệnh, điều này có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm tử cung, đối với viêm tử cung dạng kín dựa vào các triệu chứng bụng to bất thường.
- kết hợp với chọc dò tử cung đã phát hiện dấu hiệu khá tin cậy để chẩn đoán bệnh này, kết quả nghiên cứu khá phù hợp với nhận định của Ramsingh et al..
- Đối với chó bị viêm tử cung, hiện tượng chảy dịch viêm ngoài âm đạo do khi tử cung viêm tích mủ, phản xạ mở cổ tử cung trong thời kỳ động dục, giao phối ở chó sẽ tạo điều kiện giúp dịch viêm thoát ra bên ngoài (Sử Thanh Long và Trần Lê Thu Hằng, 2015).
- Số chó có chích ngừa thai bị viêm tử cung có 56 ca trong tổng số 729 ca chiếm 7,68 số chó được ghi nhận, thông thường ở những chó có tiêm ngừa thai mắc bệnh viêm tử cung dạng kín trong giai đoạn đầu của bệnh thường chưa có triệu chứng đặc biệt nhưng đặc biệt ở những trường hợp viêm nặng, viêm dạng kín, độc tố tiết ra đi vào máu có thể gây độc, các triệu chứng: sốt, nôn mửa, tiêu chảy rõ ràng hơn.
- Điều này có thể giải tích do lớp nội mạc tử cung của chó rất nhạy cảm với progesterone sẽ hình thành các nang, tăng tiết dịch, nhất là ở thời điểm sau động dục, làm cho tế bào trở nên dễ bị cảm nhiễm, từ đó nguy cơ bệnh viêm tử cung tăng cao (Nguyễn Thị Quỳnh Anh và ctv., 2018), đây cũng là lý do tại sao những chó không cho sinh sản hoặc ngừa thai bằng progesterone sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung..
- Bảng 2: Bệnh viêm tử cung và các bệnh sản khoa khác trên chó.
- Số chó nghi viêm tử cung .
- Số chó mắc bệnh viêm tử cung .
- Số chó mắc bệnh viêm tử cung có ngừa thai bằng MPA .
- Kết quả nghiên cứu Bảng 3 chỉ ra rằng, số ca tiêm ngừa thai ở chó đã mắc bệnh viêm tử cung là.
- 56 ca tương đương 60,22% tổng số ca bệnh viêm tử cung được nghiên cứu ghi nhận, kế đến là chó bệnh viêm tử cung do sinh đẻ chiếm 23,66%, còn lại các nguyên nhân khác là 16,13%.
- (2008) có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung trên chó, có hai nhóm nguyên nhân do cơ thể của thú và do sinh lý của cơ thể, cụ thể là do vi khuẩn ở âm đạo hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh ở đường tiêu hóa khi thú táo bón, sức đề kháng của cơ thể giảm sút nên mầm bệnh có mặt ở đường ruột sẽ qua niêm mạc đi vào máu gây viêm tử cung.
- Viêm tử cung xảy ra trong thời kỳ lên giống trên chó, nhiễm trùng sau khi thụ tinh hay trong lúc giao phối.
- không đảm bảo điều kiện vô trùng hoặc do rối loạn các hormone sinh dục trên thú cái và do sử dụng thuốc ngừa thai trên chó thời gian kéo dài nhưng trong thực tế, qua hỏi bệnh nghiên cứu ghi nhận đa số chó bệnh viêm tử cung liên quan đến hai yếu tố chính là sinh đẻ và tiêm ngừa thai..
- Bảng 3: Tỷ lệ bệnh viêm tử cung theo nguyên nhân gây bệnh Nguy cơ Số chó mắc bệnh viêm tử.
- Tiêm ngừa thai 56 60,22 b.
- thai bằng hormone progesterone tỷ lệ nhiễm cao nhất, như vậy khi chó tiêm ngừa thai bằng hormone progesterone có thể gây ra các rối loạn và mất cân bằng sinh lý nội tiết tự nhiên trên chó sinh sản, hàm lượng progesterone tăng cao đột ngột làm niêm mạc tử cung dày lên và sinh nhiều dịch tiết trong tử cung có thể là nguyên nhân gây viêm tử cung tích mủ trên chó, kết quả phù hợp với nhận định của Debra et al..
- 3.3 Sự phân bố bệnh viêm tử cung trên chó có tiêm hormone progesterone.
- Bảng 4: Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm tử cung trên chó theo số lần tiêm ngừa thai bằng hormone MPA (n = 56).
- ngừa thai Số chó mắc bệnh.
- viêm tử cung Tỷ lệ.
- Kết quả khảo sát tỷ lệ viêm tử cung thay đổi theo số lần tiêm ngừa thai cho thấy chó có số lần tiêm ngừa thai càng nhiều thì tỷ lệ viêm tử cung càng cao..
- Số ca mắc bệnh viêm tử cung (23%) đã từng tiêm ngừa thai bằng MPA 1 lần, số ca mắc bệnh viêm tử cung có tiêm ngừa thai lần thứ 2 là 26,79% trong khi đó số ca viêm tử cung có tiêm ngừa thai từ 2 lần trở lên tăng mạnh đến 50%.
- Điều này cho thấy tỷ lệ viêm tử cung do tiêm ngừa thai bằng MPA có sự gia tăng đột biến từ lần thứ 2 trở lên, nên sự phân bố bệnh viêm tử cung trên chó cho thấy tỷ lệ bệnh viêm tử cung tăng lên theo số lần tiêm ngừa thai.
- Kết quả thể hiện rằng từ lần tiêm ngừa thai lần thứ 2 nguy cơ viêm tử cung do thuốc ngừa thai mang lại cao hơn.
- Bệnh viêm tử cung có liên quan rất lớn đến MPA trong máu, lớp nội mạc tử cung của chó rất nhạy cảm với progesterone nên sẽ hình thành những nang.
- Những nang này tiết nhiều dịch và được lưu lại bên trong tử cung làm gia tăng kích thước của tử cung.
- Khi bệnh tiến triển dịch tràn ra ngoài âm đạo, lúc này vi khuẩn có sẵn ở âm đạo đi vào bên trong qua cổ tử cung và gây nhiễm trùng..
- Cơ thể đáp ứng lại với sự nhiễm trùng bằng cách huy động nhiều tế bào bạch cầu đến tử cung, mặt khác tử cung vẫn gia tăng sự tiết dịch, từ đó càng làm cho tử cung căng lớn ra.
- Như vậy, bệnh viêm tử cung có liên quan rất lớn đến sự gia tăng kích thích tố MPA trong cơ thể chó và nguy cơ có thể gia tăng khi lượng progesterone được cấp từ việc tiêm phòng bằng thuốc ngừa thai MPA (Lê Văn Thọ và ctv., 2008)..
- 3.4 Sự phân bố tỷ lệ các dạng viêm tử cung trên chó ở thành phố Long Xuyên.
- Bảng 5: Tỷ lệ viêm tử cung trên chó theo tính chất viêm.
- Các dạng viêm tử cung.
- Tỷ lệ bệnh.
- Ở những chó bị viêm tử cung, dịch tiết sẽ tích tụ bên trong tử cung ngày càng nhiều, nếu cổ tử cung mở.
- Đây là một trong những chỉ dẫn quan trọng để chẩn đoán lâm sàng của bệnh viêm tử cung ở chó cái.
- Khi cổ tử cung đóng lại, các chất dịch được giữ lại bên trong tử cung và tử cung ngày càng lớn ra.
- Nếu không được điều trị kịp thời thú có thể vỡ tử cung và chết (Lê Văn Thọ và ctv., 2008)..
- 3.5 Sự phân bố tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh viêm tử cung.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chó mắc bệnh viêm tử cung có những triệu chứng như bỏ ăn, ủ rũ, tăng thân nhiệt, uống nhiều nước, bụng trương to bất thường, liếm âm hộ, chảy dịch âm đạo, mệt, khó thở và có đến 86,02% số ca mắc bệnh có từ hai triệu chứng trở lên đối với các ca chảy dịch âm đạo do sự tiết dịch quá mức của lớp nội mạc tử cung làm gia tăng sự co thắt của cơ tử cung để đây dịch viêm ra ngoài, tỷ lệ lên chó dấu hiệu trên có tần suất xuất hiện là 51/93 chiếm 54,84%.
- Uống nhiều nước là dấu hiệu lâm sàng phổ biến trên chó viêm tử cung.
- có tần suất xuất hiện là 61/93 chiếm 65,59% điều này có thể giải thích chó bệnh viêm tử cung mất rất nhiều nước cho sự tiết dịch ở tử cung kéo theo sự mất nước tế bào gây rối loạn nước cơ thể, tăng gia tăng cơn khát của thú bệnh nên khi bị bệnh, chó có khuynh hướng uống nhiều nước hơn so với bình thường để lập lại cân bằng lượng nước đã bị mất Nguyễn Thị Quỳnh Anh và ctv.
- Ngoài ra, nghiên cứu ghi nhận 7 trường hợp mắc bệnh khá nặng có triệu chứng suy nhược và khó thở, đây là những ca mắc bệnh trong thời gian khá dài gây rối loạn nghiêm trọng sức khỏe của thú, trong trường hợp bệnh kéo dài và bệnh nặng hơn thì lớp nội mạc tử cung dày lên, có chứa nhiều tế bào dễ bị cảm nhiễm, cơ tử cung giảm co bóp nên không tống được vi khuẩn ra ngoài (Sử Thanh Long và Trần Lê Thu Hằng, 2015), đó là điều kiện tốt cho vi khuẩn tồn tại và phát triển gây nhiễm trùng, làm cho bệnh càng trầm trọng hơn, chó mắc bệnh mau suy nhược và chết.
- Ở viêm tử cung dạng kín dấu hiệu bụng to, đau khi khám và uống nhiều nước là căn cứ khá quan trọng trong định hướng chẩn đoán chó viêm tử cung, kết quả nghiên cứu trên khá phù hợp với nghiên cứu của Wheaton et al.
- Bảng 6: Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng ở chó viêm tử cung.
- 3.6 Tương quan giữa bệnh viêm tử cung trên chó và sự tiêm ngừa thai bằng Depo- Provera (Medroxyprogesterone acetate (MPA) 150 mg/mL).
- Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh của chó có tiêm ngừa thai bằng progesterone cao gấp 4 lần so với chó không tiêm ngừa thai.
- Chính vì vậy, chủ nuôi thường có xu hướng ngừa thai cho chó để hạn chế sự sinh sản ở chó, mặt khác ngừa thai còn hạn chế được hiện tượng động dục, chó sẽ không rời khỏi nhà, ít bị mất, đó là các lý do để lựa chọn tiêm thuốc ngừa thai chó.
- Còn có những lý do khác thuốc tiêm ngừa thai còn có sự tiện lợi, chi phí khá thấp so với triệt sản, bên cạnh đó triệt sản trên thú cái sẽ mất nhiều công chăm sóc hơn so với tiêm ngừa thai.
- Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, thuốc ngừa thai trên chó có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung trên chó do tác dụng phụ của kích thích tố progesterone gây gia tăng nôi mạc tử cung và tăng cường sự tiết dịch làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, nghiên cứu này phù hợp với nhận định của Lê Văn Thọ và ctv.
- Hiệu quả của các phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung.
- Bảng 8: Tỷ lệ khỏi bệnh của chó viêm tử cung sau điều trị.
- điều trị Số ca.
- điều trị Số ca khỏi.
- Chó viêm tử cung được chỉ định điều trị nội khoa là những ca dạng viêm hở.
- Điều này cho thấy bệnh viêm tử cung ở chó được điều trị nội khoa ở phác đồ một khá cao cho kết quả cũng rất khả quan.
- Phác đồ 2 tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn phác đồ 1 với tỷ lệ khỏi bệnh là 81,48%, cả hai phác đồ đều có sử dụng thuốc Prostaglandin F2α, thuốc có tác dụng làm giãn nở cổ tử cung, kích thích tử cung co bóp để tống hết dịch trong tử cung ra ngoài..
- progesterone trong máu xuống, nhờ đó mà hiệu quả điều trị khá cao.
- Tuy nhiên, do đặc tính của thuốc Prostaglandin F2α gây co bóp cơ tử cung vì vậy mà không nên điều trị trên những chó bị viêm tử cung dạng kín vì nguy cơ vỡ tử cung sẽ rất cao (Lê Văn Thọ và Phan Thị Kim Chi, 2003.
- Những ca viêm tử cung không được điều trị bằng cả hai phác đồ trên không thành công đa phần là do thời gian bệnh khá lâu, chủ nuôi thường chủ quan nên thú không được đưa điều trị sớm, thường được điều trị khi sức khỏe kém làm ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của chó..
- Bảng 9: Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung tích dịch bằng phương pháp phẫu thuật Số ca điều trị.
- (n=24) Tỷ lệ.
- Kết quả Bảng 9 cho thấy tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật ngoại khoa trong nghiên cứu là 70,83%, phương pháp điều trị này giải quyết dứt điểm bệnh viêm tử cung tránh được hiện tượng tái phát, nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ thất bại của ca phẫu thuật điều trị bệnh viêm tử cung là 29,17%..
- Những chó được chỉ định điều trị ngoại khoa phần lớn bị viêm tử cung nặng, những chó bị viêm tử cung dạng kín và những chó đã được điều trị nội khoa nhưng không khỏi bệnh, những chó bị chết đều do bệnh nặng có thời gian bệnh lâu hơn 3 tháng và thể trạng yếu trước khi mổ.
- Hình 4: Các ca điều trị viêm tử cung bằng phương pháp ngoại khoa.
- A-Tử cung chó bệnh có tiêm ngừa thai >2 lần B-Tử cung chó bệnh có tiêm ngừa thai 1 lần C-Tử cung chó bệnh đã được phẫu thuật D- Chó đã phẫu thuật cắt tử cung sau 1 tuần 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
- Nghiên cứu đánh giá tác động của thuốc ngừa thai lên sự gia tăng nguy cơ viêm tử cung trên chó và lâm sàng bệnh viêm tử cung trên chó cho thấy, bệnh viêm tử cung là bệnh nội khoa khá phổ biến tại địa bàn khảo sát, trong đó có sự khác biệt lớn về tỷ lệ bệnh giữa chó viêm tử cung có tiêm ngừa thai và không có tiêm ngừa thai bằng MPA.
- Các triệu chứng như uống nhiều nước, chảy dịch âm đạo, bụng to bất thường hay liếm âm hộ là những dấu hiêu bệnh lý lâm sàng khá tin cậy để định hướng chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở chó.
- Có sự tương quan chặt chẽ giữa yếu tố nguy cơ và sự xuất hiện bệnh viêm tử cung trên chó, nguy cơ mắc bệnh của chó có tiêm ngừa thai bằng MPA so với chó không tiêm ngừa thai bằng MPA.
- Không nên tiêm hormone progesterone cho chó để ngừa thai, việc này làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung trên chó.
- Khi chó có các triệu chứng như uống nhiều nước, chảy dịch âm đạo, bụng to bất thường hay liếm âm hộ là những triệu chứng lâm sàng tin cậy để định hướng chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở chó..
- Ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán bệnh viêm tử cung và theo dõi kết quả điều trị.
- Khảo sát bệnh viêm tử cung ở chó cái và phác đồ điều trị.
- Tình hình bệnh viêm tử cung và một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở chó mắc bệnh.
- Khảo sát, điều trị bệnh viêm tử cung trên chó tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở chó trên địa bàn Hà Nội và phác đồ điều trị