« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội và đào tạo chính trị học


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI.
- VÀ ĐÀO TẠO CHÍNH TRỊ HỌC TS.
- Tính liên ngành trong nghiên cứu khoa học là đặc điểm nổi trội của sự phát triển khoa học hiện đại.
- Nó đã diễn ra và dần được định hình trong khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn và khoa học xã hội của thế kỷ XX và theo ý kiến của các nhà khoa học luận đó vẫn sẽ là xu hướng chính trong thế kỷ này.
- Nhưng điều đó không có nghĩa đã hết vấn đề, hay nói nôm là còn nhiều việc cần giải quyết tiếp.
- Trả lời câu hỏi tính liên ngành trong sự phát triển của khoa học hiện đại có nhiều cách giải nghĩa, nhưng về đại thể nó được hiểu là sự tích hợp, thâm nhập giữa các khoa học trong nghiên cứu.
- Vì vậy về bản chất đó là sự thay đổi “cách nhìn”đối tượng từ chỗ chỉ xuất phát từ một hệ quy chiếu sang hệ phức hợp.
- Sự thay đổi đó là không đơn giản, điều này được thể hiện không chỉ trong lịch sử phát triển của khoa học, mà cả trong chính thực hành nghiên cứu.
- Những khó khăn trong nghiên cứu liên ngành có thể đến từ nhiều phía, nhưng điều căn bản là nó đặt ra những đòi hỏi thay đổi từ phương diện tri thức luận, bản thể luận, phương pháp luận đến thể chế nghiên cứu và đào tạo.
- Trở lại với chủ đề chính – vấn đề liên ngành trong khoa học xã hội, chúng tôi chú ý tới một số điểm sau đây: Thứ nhất, khoa học xã hội với tư cách là sự phản ánh đối tượng là xã hội(mô tả, nhận diện – “làm thế giới xã hội trở nên dễ hiểu hơn”) thì đặc điểm, cơ cấu logic của khoa học bị quy định bởi chính đối tượng.
- Nói cách khác từ đặc điểm của đối tượng là yêu cầu trước nhất cho phép chúng ta kiến giải xu hướng tích hợp trong khoa học xã hội hiện đại.
- Tuy nhiên, đối với nhận thức việc tách biệt đối tượng với tri thức về nó như là cái trước và sau là ít ý nghĩa, nhất là với đối với các hiện tượng xã hội, nhưng một kết luận phủ nhận tính khách quan của chúng cũng là vô nghĩa.
- Vậy đâu là đặc điểm nổi bật, bản chất của xã hội, nhất là xã hội hiện đại.
- Về điều này có thể có những cách hiểu khác nhau, nhưng về đại thể quan điểm đáng chú ý hiện nay đó là nhấn mạnh tính bất định và tính phức hợp của xã hội với tư cách là đặc trưng bản chất của đối tượng này.
- Thế giới toàn cầu hóa là bằng chứng sống động cho đặc điểm trên bởi sự nổi trội của tính phụ thuộc, ràng buộc, thâm nhập lẫn nhau của các quá trình xã hội, sự hỗn độn khó đoán định.
- Với những đặc trưng như vậy cách tiếp cận tuyến tính dựa trên sự quy giản về hệ quy chiếu của quan hệ nhân – quả đã tỏ ra không còn thích hợp để có thể nhận diện sự biến đổi của nhân loại hiện nay.
- Đối với khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng cách tiếp cận liên ngành là hướng đi thích ứng với quá trình biến đổi trên của đối tượng, nó cho phép quan sát, mô tả được sự đa diện của biến số tác động đến sự biến đổi của các hiện tượng với các chiều cạnh khác nhau.
- Mô hình các nghiên cứu về phát triển bền vững với sự hiện diện của các khoa học sinh thái học, kinh tế học, chính trị học, xã hội học, kỹ thuật học, tâm lý học, luật học, văn hóa học.v.v là minh chứng cho điều này.
- Thứ hai, tuy nhiên, điều đó cũng đặt các nghiên cứu khoa học xã hội trước những đòi hỏi thay đổi căn bản, bởi vì về bản chất liên ngành không được quan niệm là nhóm hợp theo phép cộng những bộ môn khoa học khác nhau.
- Theo một nghĩa nhất định liên ngành là hình thái tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học dưới dạng thức “MODULE.
- hệ thống đủ động đáp ứng với thế giới đối tượng phức hợp và hỗn độn, điều đó đem lại lợi thế lớn cho những nghiên cứu “hệ vấn đề”vốn là xu hướng ngày càng chiếm ưu thế bên cạnh những đề tài thiên về lý thuyết tổng quát.
- Hướng nghiên cứu này tỏ rõ những lợi thế trong giải những bài toán thực tiễn “nóng”và là nguồn “cung”quan trọng tri thức về thế giới thường biến, nhiều ẩn số và bất định.
- Thứ ba, kinh nghiệm giải bài toán liên ngành khoa học xã hội của một số nước đi trước, nhất là các nước Bắc Mỹ và Châu Âu, cung cấp một số những gợi ý tham khảo về sự cần thiết của những thay đổi nội tại của chính khoa học xã hội.
- (1) Sự chuyển dịch từ cách nhìn “tất định luận”về sự phát triển xã hội sang sự thừa nhận “tính đa dạng”(không thể quy giản) của thế giới, tức là của các quốc gia, các nền văn hóa, các diễn tiến xã hội trong khung cảnh toàn cầu hóa.
- (2) Lý thuyết hỗn độn và lý thuyết phức hợp ngày càng đóng vai trò nền tảng tri thức luận và phương pháp luận trong nghiên cứu tính phức hợp và tính bất định của xã hội hiện đại.
- (3) Khoa học xã hội với tư cách là khoa học “trung gian”giữa khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn đó là một lợi thế cho phép nó kết hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu hiện tượng xã hội.
- (4) Sự phát triển của nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội đang gặp phải những lực cản chính sau đây: i/ sự cứng nhắc về thiết chế và cơ cấu của khoa học xã hội, tình trạng biệt lập và khép kín giữa các bộ môn (Dù rằng hiện nay có sự gia tăng xu hướng hình thành các bộ môn hoặc môn học tại các vùng giao giữa các ngành khoa học, nhưng chỉ điều đó chưa đủ để khắc phục tình trạng biệt lập nói trên).
- ii/ mâu thuẫn giữa yêu cầu chuyên sâu (có trình độ cao về đào tạo và tri thức về một môn chuyên ngành) và liên ngành (khả năng làm việc hữu hiệu khi cần vượt qua các ranh giới bộ môn và hợp tác với các chuyên gia khác, và khả năng kết hợp các lý thuyết và phương pháp của nhiều ngành tri thức trong nghiên cứu) trong hệ thống đào tạo chuyên gia là thực tế cần khắc phục.
- (5) Sự thành công của nghiên cứu liên ngành còn phụ thuộc vào lựa chọn hệ vấn đề và phương pháp có đủ liên kết giữa các ngành hoặc bộ môn.
- Chẳng hạn, trong kinh nghiệm sự phát triển nghiên cứu liên ngành đã thực hiện ở các nước phương Tây sự định vị của hệ đề tài nghiên cứu vùng và khu vực, và về phương pháp là khẳng định của mối liên kết giữa phương pháp định tính và định lượng, thực nghiệm và diễn dịch, diễn giải và phản xạ đã tạo ra khả năng đặc thù cho phép kết hợp giữa các ngành khoa học.
- Phần này chúng tôi thu hẹp phạm vi trao đổi ở tính liên ngành trong nghiên cứu chính trị học và cũng chủ yếu về những vấn đề liên quan đến phương diện đào tạo.
- Với việc định vị vai trò của khoa học xã hội ở hai điểm chính - “thấu hiểu các thực trạng của tính phức hợp”và “tác động đến các chính sách và hành vi”, thì khoa học chính trị càng tỏ rõ tầm quan trọng và những ảnh hưởng lớn của nó với tư cách là một ngành của khoa học xã hội.
- Thế giới chính trị (với tính đặc thù của nó là quan hệ quyền lực) về bản chất là hệ thống phức hợp, thật khó có thể tách biệt nó với những biến số “ngoài chính trị”như kinh tế, lịch sử, văn hóa, địa lý tự nhiên, dân số.v.v.
- Điều đó nói lên rằng về mặt bản thể luận khoa học chính trị tự thân nó đã là khoa học luôn hàm chứa tính liên ngành.
- Vì vậy, không hoàn toàn vô lý khi nhiều nhà nghiên cứu chính trị học có nhận định khoa học chính trị nằm trên điểm giao của các ngành khoa học.
- Nhưng cũng chính điều này mà các cuộc thảo luận về tư cách khoa học độc lập (hiểu theo nghĩa chuyên biệt và biệt lập hóa) của khoa học chính trị trở thành chủ đề của những tranh luận với những luồng ý kiến khác nhau xung quanh cơ cấu lý thuyết và phương pháp luận nghiên cứu của khoa học chính trị để từ đó đi tới định dạng đào tạo nguồn nhân lực ngành khoa học chính trị.
- Chẳng hạn, cuộc thảo luận về câu hỏi có cần và có thể xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu chuyên biệt của khoa học chính trị hay không.
- Đây là câu hỏi chưa có hồi kết, trong đó xu hướng nổi trội là sử dụng các công cụ phương pháp chung hoặc du nhập từ các khoa học khác, ví dụ của toán học, xã hội học hoặc phương pháp diễn giải, loại suy của các khoa học nhân văn.v.v.
- Cho nên vấn đề có lẽ chỉ là ở chỗ tích hợp thế nào đủ để làm nổi bật đối tượng nghiên cứu với hiện tượng chính trị.
- Trên phương diện tri thức luận và phương pháp luận chúng tôi cho rằng để đáp ứng yêu cầu liên ngành như là xu hướng chính của nghiên cứu, và nhất là với đào tạo chính trị học ở nước ta hiện nay có một số vấn đề sau đây có thể cần được tính tới.
- Về cơ cấu tri thức, như chúng tôi đã nói đến ở mục 1, cần xuất phát từ chính đặc trưng của xã hội hiện đại – “tính bất định”và “tính phức hợp”, thì chính trị với tư cách là một mặt cấu thành của đời sống xã hội cũng không nằm ngoài điều đó, để từ đó hình dung hệ thống lý thuyết cần, đủ để “thấu hiểu”nó.
- Từ quan niệm như vậy chúng tôi cho rằng đối với các khoa học xã hội nói chung và khoa học chính trị nói riêng rất cần bổ sung những lý thuyết có tính nền tảng như: lý thuyết hệ thống, lý thuyết phức hợp, lý thuyết hỗn độn, các khoa học về hành vi ứng xử .v.v.
- bên cạnh những môn học chung cho khoa học xã hội hiện hành bao gồm triết học, văn hóa học, nhân học (dân tộc học), kinh tế vĩ mô, toán cho khoa học xã hội.v.v.
- Còn đối với phần chuyên ngành sự gia tăng các môn học giao giữa chính trị học với một số khoa học khác cũng là điều cần tính tới nhằm bổ sung và khắc phục tính biệt lập vốn được coi là điểm yếu hệ thống của nhiều mô hình đào tạo chuyên nghiệp, nhất là ở các nước đang phát triển.
- Với đặc điểm khoa học chính trị vừa là khoa học lý thuyết vừa là khoa học ứng dụng, chúng tôi cho vấn đề kỹ năng (hay theo một nghĩa nhất định là phương pháp) trở thành yêu cầu cấp thiết, nhất là ở bậc đào tạo đại học.
- Về vấn đề này còn cần nhiều những thảo luận, nhưng một trong những căn cứ là việc xác định loại năng lực cần có mà hệ thống đào tạo đại học về khoa học chính trị sẽ trang bị là rất cần thiết.
- Theo chúng tôi đó là những năng lực: đánh giá hiện tượng, tổ chức hoạt động và đề xuất chính sách..
- Tóm lại, vấn đề liên ngành trong nghiên cứu, đào tạo khoa học xã hội trên thực tế đã trở thành xu hướng chủ đạo của sự phát triển khoa học, đó cũng là nhật lệnh của chính đời sống hiện thực, nếu chúng ta không muốn tụt hậu.
- Xu hướng này đã đi được những bước dài trong suốt mấy thập kỷ của thế kỷ XX, và sẽ là thách thức đối với sự phát triển của khoa học trong thế kỷ XXI.
- Edgar Morin (2006): Phương pháp 3: tri thức về tri thức – nhân học về tri thức, Nxb.
- Edgar Morin (2008): Phương pháp 4: Tư tưởng – nơi cư trú, tập tính, tổ chức của tư tưởng, Nxb.
- Phạm Thái Việt (2006): Toàn cầu hóa – Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa, KHXH.
- Nalebuff (2007): Tư duy chiến lược (Lý thuyết trò chơi thực hành), Nxb.
- Tri thức.
- Khoa học xã hội trên thế giới, Nxb.
- Joachim Matthes (1994): Một số vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu con người và xã hội, Nxb.
- Baker (1998): Thực hành nghiên cứu xã hội, Nxb.
- Helmut Kromrey (1999): Nghiên cứu xã hội thực nghiệm, Nxb.
- Thế giới.
- (2003): Cơ sở của lý thuyết chính trị, M.
- Gravitx (1998): Phương pháp của các khoa học xã hội, M.
- (1998): Về logic nghiên cứu trong khoa học chính trị, M