« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH SẢN CỦA CÁ NÂU (SCATOPHAGUS ARGUS) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- HSI dần dần tăng từ buồng trứng giai đoạn sau đó giảm xuống giá trị thấp nhất trong giai đoạn buồng trứng 5 (2,02) trước khi đẻ trứng.
- Số lượng huyết sắc tố từ 6,05-7,05 g/100 ml, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các giai đoạn phát triển buồng trứng (p>.
- Cuối cùng, phosphat protein huyết tương đã tăng từ 1,26 μg ALP/mg protein ở buồng trứng giai đoạn 1 đến 3,73 μg ALP/mg protein ở buồng trứng giai đoạn 5.
- nhưng hàm lượng phosphat protein huyết tương khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) trong giai đoạn buồng trứng 3, 4 và 5.
- Nghiên cứu này cho thấy rằng có một sự tương quan giữa các giai đoạn phát triển buồng trứng với GSI, HSI, protein huyết tương và phosphat protein huyết tương..
- Để cung cấp thêm những thông tin cần thiết để hoàn thiện qui trình sản xuất giống và góp phần đưa đối tượng này trở thành đối tượng nuôi phổ biến nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) ở Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục với hàm lượng vitellogenines trong huyết tương, số lượng và tỷ lệ hồng cầu và bạch cầu trong huyết tương, hàm lượng protein trong huyết tương, cơ và gan cá nâu..
- Cá tự nhiên được thu đủ 6 giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, mỗi giai đoạn phát triển thu khoảng 10 cá thể, mẫu cá thu được phân tích các chỉ tiêu: Đo chiều dài tổng, chiều dài chuẩn và chiều cao, cân khối lượng cá, khối lượng cá không nội tạng và khối lượng tuyến sinh dục, khối lượng gan cá.
- Xác định giai đoạn phát triển tuyến sinh dục bằng phương pháp mô học theo qui trình xử lý mẫu và nhuộm mẫu bằng Mayer's Hematoxylin và Eosin (Hinton, 1990).
- Chỉ số thành thục (GSI), độ béo Clark (C), độ béo Fulton (F) được xác định bằng phương pháp cân khối lượng cơ thể, khối lượng tuyến sinh dục, khối lượng cơ thể bỏ nội, chiều dài chuẩn.
- 3.1 Mối tương quan giữa khối lượng cá với chiều dài và chiều cao cá nâu cái.
- Sự phát triển đồng bộ của cơ thể là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy thêm về khối lượng cơ thể, quá trình này đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá (Nicolski,1963.
- Khối lượng và kích cỡ của cá rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức sinh sản của cá.
- Khi cá đến độ tuổi sinh sản cần phải đạt được khối lượng cần thiết để đảm bảo nguồn năng lượng cho các hoạt động sinh sản, quá trình tích lũy vật chất dinh dưỡng này được đánh giá dựa trên khối lượng của cá, đồng thời kích cỡ của cá quyết định một phần đáng kể đến sức chứa các sản phẩm sinh dục đặc biệt ở cá cái.
- Vì vậy mối tương quan giữa khối lượng, chiều dài và chiều cao cá có mối liên quan đến từng giai đoạn của buồng trứng..
- Theo Mai Đình Yên (1989), sự gia tăng nhanh về chiều dài ở giai đoạn đầu của đời sống có ý nghĩa thích nghi rất lớn nhằm thoát khỏi sự chèn ép của kẻ thù, quá trình tăng trưởng giữa chiều dài và khối lượng diễn ra song song, trước lúc cá đạt thành thục lần đầu tiên chủ yếu tăng nhanh về kích thước.
- Hình 1: Mối tương quan giữa khối lượng cá với chiều dài và chiều cao cá nâu cái.
- Qua Hình 1 cho thấy khối lượng cá có mối tương quan chặt chẽ với chiều dài tổng, chiều dài chuẩn và chiều cao của cá.
- Hệ số mũ của chiều dài tổng, chiều dài chuẩn và chiều cao đều nhỏ hơn 3, như vậy khối lượng của cá tăng chậm nhất, chiều dài tổng tăng nhanh nhất, chiều cao của cá tăng chậm hơn so với chiều dài chuẩn và chiều dài tổng..
- 3.2 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục (buồng trứng) cá nâu.
- Các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục được xác định dựa trên thang bậc thành thục của Nikolsky (1963).
- Sự thay đổi về hình thái của tuyến sinh dục được quan sát trực tiếp trong khi các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục được xác định dựa trên tiêu bản mô học..
- Giai đoạn 1 Giai đoạn 2.
- Giai đoạn 3 Giai đoạn 4.
- Giai đoạn 5 Giai đoạn 6.
- Hình 2: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng cá nâu qua quan sát mô học.
- Giai đoạn 1: Noãn sào rất nhỏ, mảnh, trong suốt, rất khó phân biệt được tinh sào hay noãn sào bằng mắt thường.
- Giai đoạn 2: Noãn sào gia tăng kích thước và có thể phân biệt rõ tuyến sinh dục đực, cái bằng mắt thường.
- Trong noãn sào chứa các tế bào ở cuối thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh chất, tế bào chất ưa kiềm yếu hơn giai đoạn 1, các tiểu hạch di chuyển ra ngoài màng nhân..
- Giai đoạn 3: Kích thước noãn sào gia tăng rõ, noãn sào có màu vàng nhạt, trên noãn sào đã có mạch máu phân bố.
- Thời kỳ này các noãn bào bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh trưởng chất dinh dưỡng, do đó noãn bào lớn lên rõ nhờ sự tích lũy chất dinh dưỡng.
- Giai đoạn 4: Noãn sào có kích thước lớn, có màu vàng tươi, hơi đậm hơn so với noãn sào ở giai đoạn 3.
- Giai đoạn 5: Noãn sào có kích thước rất lớn, có màu sắc đậm hơn so với giai đoạn 4.
- Giai đoạn 6: Sau khi cá đẻ xong, noãn sào teo lại, mềm nhão, màng noãn sào nhăn nheo, mạch máu phát triển đều, bên trong có dịch bầm đỏ.
- Trong noãn sào một số tế bào trứng không được đẻ ra và một số trứng nhỏ bám chặt vào tấm trứng, tổ chức liên kết và mạch máu nhiều, số noãn bào đang thoái hoá và được tái hấp thu, bên cạnh đó vẫn còn có tế bào dự trữ, và một số tế bào chuyển về giai đoạn 2..
- 3.3 Tương quan giữa các giai đoạn tuyến sinh dục và hệ số thành thục, độ béo Fulton và độ béo Clark.
- Bảng 1: Hệ số thành thục, độ béo Fulton và độ béo Clark của các giai đoạn tuyến sinh dục của cá nâu cái.
- Giai đoạn tuyến sinh.
- Từng giai đoạn của tuyến sinh dục đều có sự tích lũy các vật chất dinh dưỡng khác nhau được xác định dựa vào độ béo của cá, đồng thời cũng nói lên được sự chuyển hóa nguồn năng lượng của cơ thể sang các sản phẩm sinh dục ở một số giai đoạn tiêu biểu sẽ có hệ số thành thục và độ béo tương ứng..
- Tuyến sinh dục (buồng trứng) ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thì hệ số thành thục, độ béo Fulton, độ béo Clark khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Ở giai đoạn 3, 4 và 5 hệ số thành thục gia tăng và sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn 1và 2, đặc biệt ở giai đoạn 5 hệ số thành thục đạt cao nhất so với các giai đoạn còn lại và lớn hơn gấp 30 lần so với giai đoạn .
- Bên cạnh đó ở cá có buồng trứng giai đoạn 3, 4 và 5 thì độ béo Fulton và độ béo Clark khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với độ béo Fulton và độ béo Clark của cá có buồng trứng ở giai đoạn 1 và 2.
- Độ béo Fulton và độ béo Clark gia tăng từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 5, mặc dù độ béo gia tăng từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 5 nhưng có khuynh hướng giãm dần vào giai đoạn 5.
- Độ béo và hệ số thành thục có mối quan hệ với nhau, độ béo giảm thì hệ số thành thục tăng, điều này thể hiện qua bảng 1 hệ số thành thục tăng từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 5 và đạt cao nhất ở giai đoạn 5, trong khi độ béo có khuynh hướng giãm dần vào giai đoạn.
- Khi cá phát triển đến một giai đoạn nào đó và có sự tích lũy đầy đủ về chất thì hoạt động trao đổi chất của cá chuyển sang một trạng thái hoạt động mới, tức là có sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng đã tích lũy trong cơ thể thành sản phẩm mới, một trong những sản phẩm mới đó là sản phẩm sinh dục..
- Độ béo của cá giảm dần theo giai đoạn thành thục của cá, khi tuyến sinh dục đạt giai đoạn thành thục cao nhất thì độ béo của cá đạt giá trị nhỏ nhất (Nguyễn Văn Kiểm, 2004)..
- 191 3.4 Tương quan giữa hệ số thành thục (GSI) và chỉ số (HSI) khối lượng gan và tỷ lệ.
- khối lượng tuyến sinh dục với khối lượng gan cá nâu cái.
- Bảng 2: Tỷ lệ khối lượng gan với khối lượng cá và tỷ lệ khối lượng tuyến sinh dục với khối lượng gan ở các giai đoạn tuyến sinh dục của cá nâu cái.
- Giai đoạn tuyến.
- sinh dục Hệ số thành thục.
- Khối lượng gan cá/khối.
- Khối lượng tuyến sinh dục/khối lượng gan.
- Trong quá trình phát triển của buồng trứng, các cơ quan trong cơ thể cá sẽ tập trung nguồn dinh dưỡng cho quá trình phát triển này, gan cá cũng góp một phần cho sự phát triển của trứng, dựa vào các giai đoạn của tuyến sinh dục từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 thì khối lượng gan cá trên khối lượng cá có thay đổi không đáng kể.
- Ở cá có buồng trứng giai đoạn 3 thì khối lượng gan trên khối lượng cá có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) đối với giai đoạn 1 và 5.
- Ở giai đoạn 4, 5 và giai đoạn 1, 2 của buồng trứng thì khối lượng gan cá trên khối lượng cá không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Ở giai đoạn 1, 2 và 3 của buồng trứng thì khối lượng gan cá trên khối luợng cá không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 2)..
- Giai đoạn tuyến sinh dục Khối lượng.
- Khối l ượng tuyến sinh dục (g) Khối l ượng gan (g).
- Hình 3: Tương quan giữa khối lượng tuyến sinh dục và khối lượng gan cá với các giai đoạn tuyến sinh dục.
- Khối lượng gan cá tăng dần từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3 theo sự phát triển của buồng trứng và đạt khối lượng lớn nhất ở giai đoạn 3 (4,59 g/con) sau đó giảm dần từ giai đoạn 4 đến giai đoạn 5 (Hình 3)..
- Ở cá có buồng trứng giai đoạn 4 thì tỷ lệ khối lượng tuyến sinh dục trên khối lượng gan cá khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với cá có buồng trứng giai đoạn 1, 2 và 3, ở giai đoạn 1, 2 và 3 thì tỷ lệ này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 1).
- Đặc biệt ở cá có buồng trứng giai đoạn 5, vào giai đoạn nầy buồng trứng đã gia tăng rất nhiều về thể tích và khối lượng của trứng thì tỷ lệ khối.
- lượng tuyến sinh dục trên khối lượng gan cá có tỷ lệ lớn nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với cá có buồng trứng giai đoạn 1, 2, 3 và giai đoạn 4 (Bảng 1)..
- 3.5 Mối quan hệ giữa các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục với số lượng, tỷ lệ huyết sắc tố.
- khối lượng và nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu cá nâu cái Bảng 3: Số lượng huyết sắc tố, tỷ lệ huyết sắc tố, khối lượng trung bình của huyết cầu trong.
- hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu ở các giai đoạn tuyến sinh dục của cá nâu cái.
- Giai đoạn tuyến sinh dục.
- Khối lượng trung bình của huyết cầu trong.
- hồng cầu (pg/tb).
- Số lượng huyết sắc tố, tỷ lệ huyết sắc tố, khối lượng trung bình của huyết cầu trong hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu giữa các giai đoạn tuyến sinh dục không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 3)..
- Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá nâu có hàm lượng huyết sắc tố, tỷ lệ huyết sắc tố, khối lượng trung bình của huyết cầu trong hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu trong máu biến động gần giống như nhau.
- 3.6 Ảnh hưởng giữa các giai đoạn tuyến sinh dục với số lượng hồng cầu, bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu với hồng cầu cá nâu cái.
- Bảng 4: Số lượng hồng cầu, thể tích hồng cầu, số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu với hồng cầu ở các giai đoạn tuyến sinh dục của cá nâu cái.
- Kết quả khảo sát cho thấy số lượng hồng cầu, thể tích hồng cầu cũng nhưng số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu trên hồng cầu không chịu ảnh hưởng bởi các giai đoạn của tuyến sinh dục cá nâu cái trong quá trình phát triển của buồng trứng.
- lượng hồng cầu, thể tích hồng cầu cũng nhưng số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu trên hồng cầu giữa các giai đoạn tuyến sinh dục không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 4).
- 3.7 Ảnh hưởng giữa các giai đoạn tuyến sinh dục với hàm lượng p hosphat protein huyết tương và protein cá nâu cái.
- Hàm lượng protein trong máu và trong cơ của cá nâu giữa các giai đoạn tuyến sinh dục không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 5).
- Hàm lượng protein trong gan của cá có buồng trứng giai đoạn 1 lớn nhất (12,30 mg protein/ml plasma) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với giai đoạn tuyến sinh dục 2, 3, 4 và thấp nhất là giai đoạn 5(9,50 mg protein/ml plasma), hàm lượng protein trong gan cá có buồng trứng giai đoạn 2, 3, 4 và 5 không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Bảng 5: Hàm lượng phosphat protein huyết tương và protein ở các giai đoạn tuyến sinh dục cá nâu cái.
- Giai đoạn.
- tuyến sinh dục Phosphat protein huyết tương (µg.
- Hàm lượng phosphat protein huyết tương tăng dần theo từng giai đoạn phát triển của buồng trứng đạt thấp nhất ở giai đoạn 1 đạt 1,26 (µg ALP/ml protein) và tăng dần lên đến giai đoạn 3, 4 và 5.
- Hàm lượng phosphat protein huyết tương tăng lên rõ rệt khi trứng ở giai đoạn 3, 4 và 5 so với giai đoạn 1, đây là giai đoạn lớn lên về kích thước và tích tụ chất dinh dưỡng còn được gọi là quá trình tạo noãn hoàng của tế bào trứng.
- Buồng trứng ở giai đoạn 5 có hàm lượng phosphat protein huyết tương đạt cao nhất 3,73 (µg ALP/ml protein) nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với giai đoạn 3 và 4.
- Hàm lượng phosphat protein huyết tương ở buồng trứng giai đoạn 1 thấp nhất 1,26 (µg ALP/ml protein) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với hàm lượng phosphat protein huyết tương ở buồng trứng giai đoạn 3, 4 và 5 nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với hàm lượng phosphat protein huyết tương ở buồng trứng giai đoạn 2 (Bảng 5).
- Hàm lượng phosphat protein huyết tương tăng theo từng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 và 5 phù hợp với kết quả của Lee et al.
- (1996) theo dõi sự biến động của hàm lượng phosphat protein huyết tương qua các giai đoạn phát triển của trứng cua (Callinectes sapidus) hàm lượng phosphat protein huyết tương tăng dần khi trứng phát triển từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 6..
- Ở cá nâu cái có hệ số thành thục tăng dần qua từng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục và hệ số thành thục đạt cao nhất ở cá có buồng trứng giai đoạn 5 (12,01)..
- Cá nâu cái có tuyến sinh dục giai đoạn 4 có độ béo Fulton (13,22%) và độ béo Clark (10,93%) đạt cao nhất và thấp nhất là giai đoạn 1..
- Số lượng hồng cầu, thể tích hồng cầu cũng nhưng số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu trên hồng cầu không chịu ảnh hưởng bởi các giai đoạn của tuyến sinh dục cá nâu cái..
- Hàm lượng phosphat protein huyết tương của cá nâu cái tăng dần theo sự phát triển của tuyến sinh dục và đạt cao nhất ở cá có tuyến sinh dục giai đoạn 5 (3,73 µg ALP/ml protein)..
- Tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục với hàm lượng hormone sinh sản (estrogen và testosterone) của cá nâu.