« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÔNG QUA PHIÊN CHỢ HÀNG VIỆT VỀ NÔNG THÔN


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÔNG QUA PHIÊN CHỢ HÀNG VIỆT VỀ NÔNG THÔN.
- Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp và nghiên cứu mức độ hài lòng của các doanh nghiệp thông qua cách thức tổ chức trước, trong và sau đối với phiên chợ hàng Việt về nông thôn.
- Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của các doanh nghiệp khi tham gia phiên chợ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp đó là: nhóm nhân tố hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhóm nhân tố năng lực tổ chức và nhóm nhân tố khả năng đáp ứng.
- Trong đó, nhóm nhân tố năng lực tổ chức tác động mạnh nhất đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp về phiên chợ và kết quả nghiên cứu còn cho thấy doanh nghiệp hài lòng về cách thức tổ chức phiên chợ của ban tổ chức.
- Tuy nhiên, sự hài lòng này ở mức không cao và doanh nghiệp lớn hài lòng cao hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ..
- Trong đó, các doanh nghiệp như có ý thức về thị trường nông thôn thì hoạt động yếu ớt do thiếu vốn, nhân lực để phát triển kênh phân phối hoặc có đơn vị chỉ thăm dò nhưng chưa có phương án tốt nhất để mở rộng thị trường nông thôn.
- Chương trình “Hàng Việt về nông thôn” là điểm nhấn trong cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, là hành động thiết thực và hữu hiệu giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng mạng lưới phân phối về thị trường nông thôn, đưa những sản phẩm Việt chất lượng cao đến tay người tiêu dùng, tạo dấu ấn cho hàng Việt, nâng cao tinh thần dân tộc thông qua hành vi tiêu dùng,… Cuộc vận động này đã được triển khai hơn 3 năm qua, vai trò nòng cốt là các doanh nghiệp “Hàng việt Nam chất lượng cao” với nhiều hình thức tổ chức sinh động..
- Phiên chợ cũng được Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), báo Sài Gòn Tiếp Thị phối hợp triển khai với sự đồng thuận của các chính quyền địa phương và cộng đồng nơi diễn ra phiên chợ..
- Năm 2012 theo ban tổ chức phiên chợ đang có những cải tiến về cách thức tổ chức trước, trong và sau phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” để gia tăng mức độ hữu ích và hiệu quả cho các doanh nghiệp tham gia và chắc chắn rằng trong quá trình tổ chức phiên chợ sẽ có những khó khăn, những vấn đề doanh nghiệp chưa hài lòng..
- Chính vì vậy, việc nghiên cứu mức độ hài lòng của các doanh nghiệp thông qua phiên chợ hàng Việt về nông thôn là cần thiết.
- Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu điều tra, phỏng vấn trực tiếp 37 doanh nghiệp tham gia tại hai phiên chợ ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau và huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 02 đến tháng 04 năm 2012.
- Số liệu thứ cấp được thu thập qua báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) từ năm 2009 đến tháng 04 năm 2012..
- Logistic và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các biến đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp về phiên chợ..
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Mục đích các doanh nghiệp tham gia phiên chợ.
- Theo số liệu điều tra, phỏng vấn các doanh nghiệp tham gia tại phiên chợ, cho thấy mục đích các doanh nghiệp khi tham gia phiên chợ chủ yếu để quảng bá thương hiệu chiếm 36,46%, tìm hiểu nhu cầu của người dân, phân phối sản phẩm chiếm 25%, mở rộng thị trường, tăng doanh thu chiếm 20,83%, kiểm tra lại hệ thống phân phối chiếm 17,71%..
- Bảng 1: Mục đích các doanh nghiệp tham gia phiên chợ.
- STT Mục đích doanh nghiệp Số quan sát Tỷ lệ.
- Các loại mặt hàng doanh nghiệp thường xuyên bày bán.
- Hình 1: Loại mặt hàng doanh nghiệp thường xuyên bán Nguồn: Số liệu điều tra cuối tháng 02/2012.
- Các sản phẩm doanh nghiệp bán chủ yếu là những sản phẩm mang danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.
- Sự tham gia xuyên suốt các phiên chợ năm 2012 của các doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp không đủ nhân sự để tổ chức gian hàng, có một số phiên chợ trùng thời gian với các chương trình khác như: chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Cách thức tổ chức phiên chợ mặc dù đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được mong đợi cho doanh nghiệp, quy mô tổ chức chưa lớn như chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao, chưa tạo sự hấp dẫn doanh nghiệp từ đó các nhóm bán hàng gặp khó khăn khi đề xuất với lãnh đạo công ty..
- 3.2 Kiểm định biến và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp về phiên chợ.
- Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thông tin, không gian, địa điểm tổ chức, sự hỗ trợ và quy định hoạt động tại phiên chợ, thông tin về chỗ nghỉ cho doanh nghiệp.
- Mức độ hài lòng doanh nghiệp thông qua các tiêu chí như:.
- Doanh nghiệp hài lòng về Ban tổ chức thế nào? Ban tổ chức có luôn tiếp thu và có nhiều cải tiến về hình thức và nội dung phiên chợ cho phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, cách thức trưng bày bán sản phẩm của các doanh nghiệp, hình thức giới thiệu sản phẩm mới.
- Bảng 4: Kiểm định mối tương quan giữa các biến với sự hài lòng của các doanh nghiệp về phiên chợ.
- Sự hợp tác, hỗ trợ, thông tin về chỗ nghỉ cho doanh nghiệp 0,685 4.
- Nhìn vào cột Cronbach's Alpha if Item Deleted, cho thấy các hệ số này gần bằng 0,7 nên các biến này có tương quan và ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về phiên chợ.
- Vì thế cần tiến hành phân tích nhân tố các biến này với biến sự hài lòng chung của doanh nghiệp để tìm ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng về sự hài lòng của doanh nghiệp là phù hợp..
- doanh nghiệp .
- Sau khi tiến hành phân tích tổ hợp 8 nhân tố ta thấy các nhóm nhân tố tác động đến sự hài lòng chung của doanh nghiệp về phiên chợ có sự thay đổi và phải tiến hành chọn nhóm lại, kết quả như sau: Nhóm biến X1 (hỗ trợ doanh nghiệp.
- Dựa vào hệ số các phương trình (1)cho thấy biến không gian, địa điểm tổ chức phiên chợ tác động mạnh nhất đến nhân tố chung với hệ số 0,403, kế tiếp là sự hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp, thông tin về chỗ nghỉ cho doanh nghiệp với hệ số 0,333, nhân tố ảnh hưởng ít nhất là hình thức bốc thăm, tổ chức bố trí đặt gian hàng cho các doanh nghiệp với hệ số 0,257..
- Cụ thể: Nhóm biến sự hỗ trợ cho doanh nghiệp (X1) với tác động ban đầu là 0,5 thì tác động của nhóm biến này bằng Có nghĩa là khi ban tổ chức phiên chợ nâng cao chất lượng về không gian địa điểm tổ chức, thông tin chỗ nghỉ, bố trí gian hàng cho các doanh nghiệp thì mức độ hài lòng của các.
- doanh nghiệp về phiên chợ sẽ cao hơn.
- Nguyên nhân của sự hài lòng này là do không gian địa điểm tổ chức ở một số phiên chợ chưa thật sự tốt và không thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia phiên chợ.
- Bên cạnh đó, việc tìm chỗ nghỉ cho nhân viên cũng là một khó khăn cho doanh nghiệp, do doanh nghiệp không có nhiều thông tin về địa điểm lưu trú tại nơi tổ chức phiên chợ..
- Đây là nhóm biến tác động lên mức độ hài lòng của các doanh nghiệp là cao nhất.
- Trong đó, yếu tố cách thức tổ chức các hoạt động như: buổi tọa đàm nông dân, huấn luyện tiểu thương, hoạt động tặng quà cho học sinh và người nghèo, các hoạt động này tổ chức chưa thật sự chuyên nghiệp và thu hút nhiều doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, yếu tố cải tiến chương trình thì doanh nghiệp cho rằng ban tổ chức đã không ngừng cải tiến phiên chợ, tuy vậy vẫn còn một số bất cập về gian hàng chưa đáp ứng doanh nghiệp.
- Yếu tố an ninh trật tự vào giờ cao điểm cũng rất phức tạp, gây lo lắng doanh nghiệp buôn bán vào giờ cao điểm..
- Trong đó, các yếu tố mà doanh nghiệp chưa hài lòng về phiên chợ là cách trang trí gian hàng, trưng bày sản phẩm của nhiều doanh nghiệp chưa thật sự tốt, làm ảnh hưởng đến tổng thể chung việc thu hút người dân đến phiên chợ vào ban ngày, đây là yếu tố cũng được các doanh nghiệp quan tâm..
- Về yếu tố truyền thông khu vực truyền thông chưa rộng lớn và nhiều doanh nghiệp muốn ban tổ chức truyền thông ở nhiều địa bàn hơn nữa để thu hút người dân ở nhiều xã, không nhất thiết chỉ truyền thông cho có vài xã gần chỗ tổ chức phiên chợ..
- 3.2.2 Đánh giá mức độ hài lòng chung của doanh nghiệp về phiên chợ.
- Bảng 8: Mức độ hài lòng chung của doanh nghiệp.
- doanh nghiệp Hài lòng.
- Qua bảng đánh giá mức độ hài lòng chung của các doanh nghiệp khi tham gia phiên chợ hàng Việt về nông thôn, cho thấy đa số các doanh nghiệp hài lòng về cách thức tổ chức phiên chợ.
- Tuy nhiên, sự hài lòng của các doanh nghiệp chỉ ở mức 3,1622.
- Với mức hài lòng này, chắc chắn sẽ có doanh nghiệp không tham gia thường xuyên và xuyên suốt các phiên chợ.
- Vì vậy Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và cải tiến các phiên chợ sau này nhằm đáp ứng một phần các nhu cầu, mục tiêu doanh nghiệp đặt ra khi tham gia các phiên chợ..
- 3.2.3 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các biến đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp về phiên chợ.
- H 0 : Không có mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp với mức độ hài lòng về phiên chợ của doanh nghiệp..
- H 1 : Có mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp với mức độ hài lòng về phiên chợ của doanh nghiệp..
- mức ý nghĩa 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H 0 , tức là có mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp với mức độ hài lòng về phiên chợ của doanh nghiệp.
- Qua khảo sát về sự hài lòng các doanh nghiêp cho thấy, đối với các doanh nghiệp lớn có sự hài lòng cao hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự hài lòng về phiên chợ chiếm 56,5%, không hài lòng chiếm 43,50%.
- Đối với doanh nghiệp lớn sự hài lòng về phiên chợ chiếm 92,9%, sự không hài lòng chiếm 7,1%.
- Điều này cho thấy các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh khác nhau thì có sự hài lòng về phiên chợ là khác nhau..
- Các doanh nghiệp lớn hài lòng cao hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ là do đa phần các doanh nghiệp lớn tham gia phiên chợ chủ yếu để trưng bày hàng hóa, quảng bá sản phẩm, truyền thông công ty.
- Số lượng người dân đến tham quan và mua sắm đông để doanh nghiệp quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia phiên chợ chưa quan tâm nhiều đến việc trưng bày sản phẩm sao cho bắt mắt và thu hút khách hàng, họ quan trọng nhất là làm sao bán được nhiều hàng để tăng doanh thu và quảng bá sản phẩm đến nhiều người, phiên chợ chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
- Vấn đề thứ hai là cách thức tổ chức trang trí các gian hàng và trưng bày sản phẩm sao cho bắt mắt và thu hút khách hàng, nhiều doanh nghiệp lớn muốn tự trang trí các gian hàng sao cho bắt mắt, trưng bày sản phẩm thu hút, nhằm thể hiện chất lượng, uy tín của sản phẩm và đẳng cấp..
- Hình 2: Sự hài lòng của các doanh nghiệp về phiên chợ Nguồn: Số liệu điều tra cuối tháng 02/2012.
- H 0 : Không có mối quan hệ giữa loại mặt hàng doanh nghiệp bày bán với mức độ hài lòng về phiên chợ của doanh nghiệp..
- H 1 : Có mối quan hệ giữa loại mặt hàng doanh nghiệp bày bán với mức độ hài lòng về phiên chợ của doanh nghiệp..
- mức ý nghĩa 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H 0 , tức là không có mối quan hệ giữa các loại mặt hàng bày bán của các doanh nghiệp với mức độ hài lòng về phiên chợ.
- Vấn đề này có thể giải thích là do các doanh nghiệp tham gia phiên chợ, bán các mặt hàng chủ yếu là hàng vật dụng gia đình như bếp gas, thau, nồi, xà bông.
- để phục vụ người dân vùng nông thôn, các mặt hàng này không có sự khác nhau nhiều về cách trưng bày bán và mục đích chính các doanh nghiệp nhằm truyền thông về sản phẩm, quảng bá công ty hay giới thiệu những sản phẩm mới, tìm đại lý phân phối hàng hóa.
- 3.3 Giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp về phiên chợ Từ kết quả phân tích nhân tố và hồi quy, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp về phiên chợ..
- Giải pháp về tăng cường sự hợp tác và hỗ trợ cho doanh nghiệp.
- Để giải quyết các vấn đề nêu trên Ban tổ chức phiên chợ cần: Trước mỗi phiên chợ ban tổ chức cần khảo sát, tìm hiểu thêm thông tin về nơi nghỉ ngơi, mức giá các nhà nghỉ, khách sạn gần khu vực nơi diễn ra phiên chợ để cung cấp thông tin chỗ nghỉ ngơi cho các doanh nghiệp tham gia phiên chợ.
- Ngoài ra, ban tổ chức cần thông tin cho các doanh nghiệp nhiều hơn về tình hình cơ sở hạ tầng, không gian địa điểm tổ chức phiên chợ để doanh nghiệp hiểu rõ.
- Hình thức ban tổ chức cùng doanh nghiệp đi khảo sát địa điểm tổ chức phiên chợ cũng là một giải pháp nhằm tăng thêm sự hài lòng cho các doanh nghiệp.
- Địa điểm tổ chức các phiên chợ không nên đặt trùng với các phiên chợ nhiều rủi ro trước đây hay tổ chức trùng với chợ lôtô để tránh sự ngộ nhận của người tiêu dùng và sự nhàm chán của các doanh nghiệp.
- Ban tổ chức cần xem xét lại hình thức bốc thăm, sắp xếp, bố trí lại các gian hàng sao cho hợp lý và làm hài lòng các doanh nghiệp.
- Giải pháp về tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
- Về cách thức trưng bày sản phẩm, trang trí các gian hàng: Ban tổ chức nên duy trì hình thức chuyên gia dạo qua các gian hàng tư vấn giúp doanh nghiệp trưng bày sản phẩm cho bắt mắt (như đã làm ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
- Khuyến khích doanh nghiệp trang bị dụng cụ chuyên dụng như tủ, quầy kệ trưng bày sản phẩm cho “dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy, dễ mua”.
- Các doanh nghiệp cần nghiên cứu và thiết kế trang trí chuyên nghiệp hơn..
- Nhìn chung, thông qua cuộc phỏng vấn các doanh nghiệp tham gia phiên chợ hàng Việt về nông thôn cho thấy sự hài lòng vẫn ở mức chưa cao, doanh nghiệp lớn hà lòng cao hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Còn một số vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đề cập tới cần cải thiện như: “Ban tổ chức cần đánh giá lại hiệu quả việc tổ chức phiên chợ sau mỗi chương trình đối với từng doanh nghiệp, đây là giai đoạn khá quan trọng mà ban tổ chức chưa thực hiện trong thời gian qua”.
- Tuy doanh thu tại phiên chợ khá cao, nhưng bên cạnh những doanh nghiệp có doanh số cao vẫn còn một số không có lời.
- Số doanh nghiệp này chia làm hai dạng: không hài lòng do chưa đạt hiệu quả về mặt kinh tế,.
- Kết quả phân tích các nhân tố và mô hình hồi quy Binary Logistic về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng các doanh nghiệp thông qua phiên chợ cho thấy, có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đó là:.
- Nhóm nhân tố hỗ trợ doanh nghiệp.
- và nhóm nhân tố khả năng đáp doanh nghiệp.
- Trong đó, nhóm nhân tố khả năng tổ chức phiên chợ tác động mạnh nhất đến mức độ hài lòng của doanh nghiệp..
- Từ kết quả nghiên cứu trên, xin đưa ra một số kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp tốt hơn và thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, phục vụ người dân vùng nông thôn trong tương lai..
- Đặc biệt, thay đổi hình thức tổ chức văn nghệ, thay vì mỗi phiên chợ chỉ phục vụ người dân bằng vài tiết mục nhạc trẻ thì có thể phối hợp với Câu lạc bộ đàn ca tài tử tại địa phương để đa dạng hóa nội dung văn nghệ, thu hút người dân đến xem và các doanh nghiệp cảm thấy thích thú hơn.
- Bên cạnh đo, ban tổ chức cần nghiên cứu đưa ra “Bảng câu hỏi khảo sát” để đánh giá lại kết quả thực hiện sau mỗi phiên chợ và cùng doanh nghiệp tính kế hoạch phiên chợ sắp tới.
- Khích lệ doanh nghiệp chăm sóc hoặc đưa ra các chính sách mới nhằm phát triển đại lý, nhà phân phối hàng hóa sau phiên chợ..
- Doanh nghiệp tham gia phiên chợ cần đầu tư, trang trí gian hàng nhằm nâng cao giá trị hàng hóa, cần thu hút khách hàng thông qua các trò chơi như quay số, rút thăm trúng thưởng, tặng quà, các trò chơi tập thể,… Đặc biệt, nắm được tâm lý người tiêu dùng, thí dụ qua khảo sát người dân vùng nông thôn, đa số rất thích được tặng nón tai bèo, vì họ có thể xếp gọn hoặc đội nón khi ra đồng mà không bị vướng víu..
- Do số mẫu bài nghiên cứu không cao nên việc suy rộng mô hình về sự hài lòng của các doanh nghiệp khi tham gia phiên chợ hàng Việt về nông thôn chưa thể hiện hết những giá trị do bản thân những nội dung phiên chợ mang lại.
- Kết quả sẽ phản ánh chính xác hơn các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp nếu hàng năm thực hiện nghiên cứu mới.
- Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ của hệ thống ngân hàng thương mại ở Tp Cần Thơ..
- Quản trị doanh nghiệp.
- Bsa.org.vn: Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA www.sgtt.vn: Báo Sài gòn Tiếp thị.
- www.dddn.com.vn: Diễn đàn doanh nghiệp