« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu mức sẵn lòng trả cho dịch vụ xe buýt nhanh BRT tại thành phố Cần Thơ: Tiếp cận bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên và định giá suy luận


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO DỊCH VỤ XE BUÝT NHANH BRT TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ: TIẾP CẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NGẪU NHIÊN VÀ ĐỊNH GIÁ SUY LUẬN.
- Định giá ngẫu nhiên, định giá suy luận, giá sẵn lòng trả, xe buýt nhanh.
- Nghiên cứu này nhằm ước lượng giá sẵn lòng trả của người dân thành phố Cần Thơ cho dịch vụ xe buýt nhanh (bus rapid transit - BRT) tiếp cận bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên (contingent valuationa methodology - CVM) và định giá suy luận (inferred valuation - IV) dưới dạng lựa chọn nhị phân kép (double- bound dichotomous choice).
- Nghiên cứu cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng chi trả cho dịch vụ BRT của người dân sử dụng hàm Probit.
- Số liệu trong bài viết được thu thập từ phỏng vấn ngẫu nhiên 150 đáp viên đã và đang sử dụng xe buýt tại các quận trung tâm của thành phố Cần Thơ bao gồm: Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái Răng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy giá sẵn lòng trà (WTP – willing to pay) trung bình là 15.750 đồng/vé cho một lần đi xe buýt BRT theo phương pháp CVM.
- Theo phương pháp định giá suy luận dạng 1 và dạng 2, giá trị ước lượng WTP trung bình lần lượt là 16.787 đồng và 17.920 đồng/vé.
- Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định chi trả cho BRT là số thành viên trong gia đình, thu nhập và hiện trạng đi xe buýt của đáp viên.
- Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này cũng khuyến nghị các nghiên cứu về CVM trong tương lai nên dùng phương pháp IV để kiểm tra tính chính xác của phương pháp CVM truyền thống..
- Nghiên cứu mức sẵn lòng trả cho dịch vụ xe buýt nhanh BRT tại thành phố Cần Thơ: Tiếp cận bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên và định giá suy luận.
- Do đó, sự phát triển của vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt hiện nay của địa phương cũng đòi hỏi sự phát triển tương xứng với tầm cỡ của một thành phố lớn.
- Hiện nay, tại Cần Thơ, hầu hết xe buýt có niên hạn sử dụng trên 10 năm, các trạm chờ đã xuống cấp nghiêm trọng, sự phân bố bến xe và trạm chờ chưa hợp lí, thời gian phải chờ xe quá lâu nên không thu hút được người dân sử dụng xe buýt.
- Ngoài ra còn một số khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác xe buýt như mô hình tổ chức quản lí hoạt động xe buýt còn chồng chéo giữa quản lí Nhà nước và hoạt động khai thác.
- Thêm vào đó việc trợ giá cho xe buýt gặp nhiều khó khăn do nguồn lực của thành phố còn hạn chế (Uỷ ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, 2019)..
- Để khắc phục những thiếu sót về mặt tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ mà xe buýt thông thường chưa đạt được thì xe buýt nhanh (BRT – Bus Rapid Transit) được xem là lựa chọn tốt hơn hẳn.
- BRT là hệ thống vận tải công cộng lớn dựa trên hệ thống xe buýt, có các dịch vụ và cơ sở hạ tầng chuyên biệt để cải thiện chất lượng xe buýt và loại bỏ những nguyên nhân gây chậm trễ (Nguyễn Hồng Tiến và ctv., 2017).
- Theo báo cáo tổng hợp đề án xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn TPCT giai đoạn và định hướng phát triển sau năm 2020 của UBND thành phố và Sở GTVT thành phố, Cần Thơ dự kiến sẽ triển khai 2 dự án BRT tuyến sân bay Cần Thơ – Nam Cần Thơ với chiều dài tuyến là 12,3 km và tuyến BRT Cần Thơ – Ô Môn với chiều dài 24,7 km..
- Tuy nhiên quá trình chuyển đổi từ xe buýt truyền.
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Lược khảo tài liệu.
- Định giá ngẫu nhiên là một trong những phương pháp tiếp cận phổ biến nhằm bộc lộ sự ưa thích và đánh giá sự sẵn lòng chi trả.
- Ngoài ra, khi định giá các hàng hóa phi thị trường và dịch vụ khác, hầu hết các tác giả sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM (Lê Thanh Loan và Lê Tuấn Anh, 2017.
- Trong định giá ngẫu nhiên CVM, phương pháp ước lượng phi tham số hoặc tham số thường được sử dụng để ước tính giá sẵn lòng trả, bên cạnh đó, để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả hay đóng góp cho loại hàng hóa phân tích, mô hình Tobit (Lê Thanh Loan và Lê Tuấn Anh, 2017.
- Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá mức độ sẵn lòng đóng góp cho phương tiện giao thông công cộng ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tiếp cận bằng phương pháp lựa chọn nhị phân kép..
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.
- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 160 đáp viên sinh sống tại quận Ninh.
- Trước khi câu hỏi dạng lựa chọn nhị phân kép được hỏi, các đáp viên sẽ được giới thiệu khái quát về dịch vụ xe buýt nhanh (BRT).
- Các mức giá được đưa ra được căn cứ vào thông tin tác giả phỏng vấn thử và giá vé xe buýt chất lượng cao tại Tiền Giang (tuyến Tiền Giang bến xe An Hữu có tổng chiều dài là 77 km, giá vé 33.000 đồng cho toàn tuyến và 9.000 đồng/lượt dưới 10 km), đây cũng là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nên phù hợp để tham khảo đối chiếu..
- Ngoài ra, giá vé xe buýt chất lượng cao thường cao hơn vé xe buýt thường từ 15 đến 20%, nhóm nghiên cứu chọn mức 20% để phù hợp với giá vé thực tế trên địa bàn nghiên cứu và phù hợp với giá khi phỏng vấn thử bằng câu hỏi mở.
- Các mức giá đưa ra mặc dù cao hơn xe buýt thường nhưng còn khá thấp so với chi phí đầu tư và vận hành BRT.
- Bảng 1: Các mức giá vé (bid) cho dịch vụ BRT cho tuyến cảng hàng không quốc tế Cần Thơ - Nam Cần Thơ.
- Phân loại các mức giá (bid).
- Nguồn: Tác giả nghiên cứu sơ bộ và đề xuất Phương pháp phân tích số liệu a.
- Phương pháp định giá ngẫu nhiên truyền thống.
- e ki (1) Trong đó: k = 1 biểu hiện trạng thái sau khi được cung ứng dịch vụ xe buýt nhanh, k = 0 là không sử dụng dịch vụ.
- Ước tính mức sẵn lòng trả (WTP):.
- Phương pháp định giá suy luận bằng câu hỏi gián tiếp loại 1 và 2.
- Cách xác định WTP tương tự như phương pháp định giá ngẫu nhiên, tuy nhiên phương pháp tiếp cận đáp viên để bộc lộ kết quả sẽ sử dụng câu hỏi gián tiếp để suy luận.
- (2010), đáp viên sẽ sử dụng sự ưa thích của chính họ để dự đoán sự ưa thích của người khác, từ đó làm giảm được sai lệch do khuynh hướng ‘trả lời để lấy lòng’.
- (2010) xác định thêm về hàm thỏa dụng của đáp viên với định giá suy luận như sau:.
- WTP H =WTP I (16) Như vậy, công thức này cung cấp nền tảng căn bản để xác định có tồn tại khác biệt giữa CVM truyền thống và phương pháp định giá ngẫu nhiên bằng câu hỏi gián tiếp hay không..
- Nghiên cứu này áp dụng phương pháp theo Lopez-Feldman (2012) sử dụng DBDC để phân tích dữ liệu và tính WTP của người dân thành phố Cần Thơ đối với dịch vụ xe buýt nhanh (BRT) bằng phương pháp tham số.
- Khi kịch bản dịch vụ xe buýt nhanh BRT được đưa ra, các đáp viên sẽ được hỏi liệu có đồng ý mua vé dịch vụ xe buýt nhanh BRT với giá X đồng hay không? (X lần lượt nhận các giá trị 9.000.
- Tương tự câu hỏi dạng CVM truyền thống, mức WTP của đáp viên được ước lượng bằng phương pháp tham số từ mô hình Probit.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả tiền cho dịch vụ xe buýt chất lượng cao được mô tả trong Bảng 2..
- vọng Nguồn lược khảo Gioitinh Giới tính của đáp viên =1 nếu là nam.
- Tuoi Độ tuổi của đáp viên (năm.
- Phạm Hồng Mạnh(2010) Sothanhvien Tổng số thành viên trong gia đình đáp viên.
- Tình trạng sử dụng xe buýt của đáp viên hiện nay = 1 nếu đã từng hoặc chưa sử dụng xe buýt.
- 0 nếu đang sử dụng xe buýt..
- Kết quả khảo sát cho thấy cơ cấu giới tính của đáp viên là 53% nữ, còn lại 47% nam, trong đó, đáp.
- Trung bình trong gia đình của đáp viên có 4 thành viên và mức thu nhập trung bình khoảng 3,3 triệu đồng, mức thu nhập này tương đối thấp, nhưng phù hợp với đặc.
- Trong các lý do chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển mà đáp viên lựa chọn, lý do giá vé thấp được chọn nhiều nhất (hơn 60.
- Bảng 4: Lý do chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển.
- 5 Do có tuyến xe buýt đi ngang khu vực tôi sinh sống 41 27,3.
- Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, 2019 3.2 Kết quả phân tích mức giá sẵn lòng trả cho dịch vụ xe buýt nhanh BRT.
- Kết quả phân tích theo phương pháp CVM truyền thống cho thấy có 90 đáp viên (chiếm 60%) đồng ý sử dụng dịch vụ BRT trong khi 60 đáp viên (40%) không đồng ý sử dụng dịch vụ.
- Kết quả bảng 5 cho thấy tỷ lệ đáp viên đồng ý dùng dịch vụ giảm dần khi mức giá bid tăng dần, kết quả này phù hợp với ý nghĩa kinh tế khi giá tăng thì cầu giảm và phù hợp với các nghiên cứu trước đây về giá vé dịch vụ công cộng.
- Đối với đáp viên đồng ý, họ được hỏi tiếp như sau “Anh chị có đồng ý mua vé BRT với mức giá X đồng hay không? (X lần lượt nhận các giá trị 9.000.
- Tùy vào câu trả lời của đáp viên là “có” hay “ không” tác giả sẽ đưa ra mức giá thứ hai phù hợp với câu trả lời của đáp viên..
- Theo Bảng 5, mỗi đáp viên sẽ được hỏi 2 mức giá, kết quả thu thập được như sau: có 80 đáp viên chiếm 89% trả lời đồng ý (ss) cả mức giá đầu tiên và mức giá thứ 2 tiếp theo.
- Ngoài ra, có 9 đáp viên (chiếm 10%) trả lời đồng ý mức giá đầu tiên nhưng không đồng ý mức giá thứ 2 (sn), ngược lại có 1 đáp viên không đồng ý mức giá đầu tiên nhưng đồng ý mức giá thứ 2 (ns) (chiếm 1.
- Tương tự, đối với phương pháp định giá suy luận 1, nhóm nghiên cứu đưa ra câu hỏi “Anh chị nghĩ người khác có đồng ý mua vé BRT với mức giá X đồng hay không?” (X lần lượt nhận các giá trị như CVM truyền thống).
- Tương tự, tùy vào câu trả lời của đáp viên là “có” hay “không”, tác giả sẽ đưa ra mức giá thứ hai tùy hợp với câu trả lời của đáp viên..
- Bảng 5: Kết quả trả lời câu hỏi 2 lần theo phương pháp CVM truyền thống.
- Kết quả trả lời theo từng mức giá.
- Bảng 6: Kết quả trả lời câu hỏi 2 lần theo phương pháp định giá suy luận dạng 1.
- lời Kết quả trả lời theo từng mức giá.
- Tương tự như cách hỏi theo phương pháp định giá ngẫu nhiên, mỗi đáp viên sẽ được hỏi 2 mức giá, kết quả thu thập được như sau: có 101 đáp viên chiếm (68%) trả lời đồng ý (ss) cả mức giá đầu tiên và mức giá thứ 2 tiếp theo, nhưng cũng có 15 đáp viên (chiếm 10%) không đồng ý cho cả 2 mức giá (nn).
- Ngoài ra, có 9 đáp viên trả lời đồng ý mức giá đầu tiên nhưng không đồng ý mức giá thứ 2 (sn) (khoảng 6.
- ngược lại có 22 đáp viên (chiếm 15%) không đồng ý mức giá đầu tiên nhưng đồng ý mức giá thứ 2 (ns).
- Qua đó, kết quả này cho thấy tương tự như cách hỏi truyền thống tức mức giá càng cao thì tỷ lệ không đồng ý tăng lên, tuy nhiên có một điểm khác ở mức tỷ lệ phần trăm có chênh lệch, điều này cho thấy đáp viên đã có sự cân nhắc kỹ hơn khi trả lời câu hỏi dạng này..
- Tương tự, tùy vào câu trả lời của đáp viên là “có” hoặc “không” tác giả sẽ đưa ra mức giá thứ hai tùy hợp với câu trả lời của đáp viên..
- Kết quả thu thập được với cách hỏi suy luận dạng 2 như sau: có 82 đáp viên (90%) trả lời đồng ý (ss) cả mức giá đầu tiên và mức giá thứ 2 tiếp theo, chỉ có duy nhất 1 đáp viên (chiếm 1%) trả lời không đồng ý cho cả 2 mức giá (nn).
- Ngoài ra, có 5 đáp viên trả lời đồng ý mức giá đầu tiên nhưng không đồng ý mức giá thứ 2 (sn) (khoảng 6.
- ngược lại có 3 đáp viên (chiếm 3,30%) không đồng ý mức giá đầu tiên nhưng đồng ý mức giá thứ 2 (ns).
- Kết quả này tương đối giống với kết quả của phương pháp định giá CVM truyền thống..
- Bảng 7: Kết quả trả lời câu hỏi 2 lần theo phương pháp định giá suy luận dạng 2.
- đối với dịch vụ BRT.
- Kết quả mô hình hồi quy Probit các yếu tố ảnh hưởng xác suất sẵn lòng trả cho dịch vụ BRT.
- độc lập có ý nghĩa và giải thích cho biến phụ thuộc bao gồm số thành viên trong gia đình, thu nhập và hiện trạng đi xe buýt của đáp viên.
- Trước hết biến số lượng thành viên trong gia đình (Sothanhvien) mang dấu dương và ý nghĩa thống kê ở mức 1% điều này chứng tỏ đáp viên trong gia đình có nhiều thành viên hơn sẽ sẵn lòng chi trả cho dịch vụ BRT.
- Biến hiện trạng đi xe buýt của đáp viên mang dấu âm, điều này chỉ ra rằng những đáp viên đang đi xe buýt sẽ có xác suất sẵn lòng chi trả cho dịch vụ BRT cao hơn những đáp viên hiện chưa đi hoặc không còn đi xe buýt.
- Kết quả này phù hợp với ý nghĩa khi phân tích về hành vi khách hàng đối với dịch vụ hoặc sản phẩm mà họ đang hoặc đã sử dụng, góp phần khẳng định ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu thực sự của mô hình xe buýt nhanh.
- 3.4 So sánh kết quả ước lượng mức sẵn lòng trả theo phương pháp CVM truyền thống và định giá suy luận.
- Kết quả ước lượng giá trị WTP theo phương pháp tham số có biến tác động dựa trên câu hỏi nhị phân kép (DBDC - double-bounded dichotomous) (Lopez-Feldman, 2012) được trình bày ở Bảng 9..
- Bảng 9: Kết quả ước lượng mức sẵn lòng trả cho dịch vụ BRT.
- Định giá ngẫu nhiên .
- Định giá suy luận dạng .
- Kết quả ước lượng cho thấy giá trị WTP trung bình cho mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ xe buýt nhanh (BRT) theo phương pháp định giá ngẫu nhiên được ước tính là 15.750 đồng/vé.
- Theo phương pháp định giá suy luận 1 thì mức sẵn lòng chi trả của đáp viên là 16.787 đồng/vé và phương pháp định giá suy luận 2 là 17.920 đồng/vé.
- Nhìn chung mức giá sẵn lòng chi trả của 3 phương pháp có tương đồng mặc dù độ lệch chuẩn ở phương pháp định giá suy luận cao hơn, có thể đối với phương pháp suy luận 1 và 2 thì cách hỏi này khá mới mẻ làm cho một số đáp viên sẽ suy nghĩ cẩn thận hơn khi trả lời, đây cũng là một trong những mục tiêu của dạng câu hỏi nhằm giảm độ lệch (bias) trong câu hỏi CVM truyền thống.
- Ngoài ra, kết quả ước lượng trên là khá phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với giá khi đáp viên phỏng vấn thử bằng câu hỏi mở và tuyến xe buýt tham khảo tại bến xe An Hữu, Tiền Giang..
- Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý giao thông đô thị hiệu quả hơn, là tín hiệu lạc quan của việc đầu tư phát triển dịch vụ xe buýt chất lượng cao BRT tại Cần Thơ nhằm giảm ô nhiễm khí thải và ùn tắc giao thông.
- Một điểm khá thú vị trong bài nghiên cứu này là cách tiếp cận bằng phương pháp định giá suy luận cả hai dạng 1 và 2 đều cho kết quả tương đương với CVM truyền thống, điều này khẳng định kết quả về giá trị CVM.
- Bên cạnh đó, để hỗ trợ dự án BRT đi vào thực tế, dựa vào bài học kinh nghiệm tại các dự án có liên quan tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan quản lý cần (1) Ưu tiên xây dựng và đầu tư làn đường dành riêng cho BRT, và thu hồi vốn bằng cách tăng giá vé phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp, có lộ trình giảm trợ cấp phù hợp qua từng năm bằng cách tăng giá vé, kết quả nghiên cứu này là một dữ liệu tham khảo rất quan trọng có liên quan đến vốn đầu tư dự án này, (2) Điều chỉnh mạng lưới các tuyến xe buýt sao cho phù hợp, giảm thiểu thời gian đi lại, chuyển tuyến và sự trùng lặp các tuyến xe, đội ngũ nhân viên cần được bồi dưỡng thông qua các lớp nghiệp vụ để được trang bị các kiến thức về công tác và văn hóa của vận tải hành khách công cộng chất lượng cao;.
- (4) Xây dựng hệ thống thanh toán tự động trên xe buýt qua thẻ điện tử thông minh và xây dựng ứng dụng đi xe buýt trên điện thoại nhằm giúp hành khách có thể biết được thời gian chính xác chuyến xe sắp đến tại mỗi trạm chờ, qua đó thu hút và hình thành thói quen sử dụng xe buýt BRT của người dân.
- Mức sẵn lòng chi trả của người dân để cải thiện dịch vụ nước sạch tại xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Mức độ sẵn lòng chi trả cho nhu cầu du lịch của người dân Thành Phố Cần Thơ.
- Phân tích mức giá sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với gạo hữu cơ tại Thành phố Cần Thơ.
- Vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn xe buýt nhanh..
- Quyết định số 2439/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2019 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn