« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu nghề lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU NGHỀ LƯỚI RẬP XẾP Ở TỈNH CÀ MAU Nguyễn Thanh Long.
- Lưới rập xếp, khai thác thủy sản, hiệu quả tài chính Keywords:.
- Nghiên cứu nghề lưới rập xếp được thực hiện từ tháng 5/2014 đến tháng 12/2014 tại 2 huyện Trần Văn Thời và huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau thông qua phỏng vấn trực tiếp 40 hộ làm nghề đánh bắt bằng lưới rập xếp về khía cạnh kỹ thuật, tài chính, những thuận lợi và khó khăn.
- Kết quả cho thấy Tàu lưới rập xếp có công sất trung bình 54,1 CV và tải trọng trung bình là 3,13 tấn/tàu.
- Tổng chi phí trung bình là 4,78 triệu đồng/chuyến biển và lợi nhuận trung bình là 2,03 triệu đồng/chuyến biển, với tỉ suất lợi nhuận là 1,31 lần.
- Khó khăn hiện nay của nghề lưới rập xếp là thời tiết xấu, giá bán thấp và nguồn lợi suy giảm.
- Lưới rập xếp đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống người dân ven biển, là nguồn thu nhập chính cho gia đình, tạo được công ăn việc làm cho người dân địa phương..
- Là vùng biển giàu tiềm năng, ngư trường Cà Mau từ lâu thu hút lượng tàu khá lớn từ các tỉnh về khai thác.
- Tuy nhiên, số lượng khai thác thường xuyên đạt hiệu quả thì không nhiều, đa phần vẫn còn tuỳ thuộc vào sự may rủi.
- nguồn lợi là hệ quả tất yếu trong khai thác nếu không đánh giá chính xác và quản lý các nghề khai thác hợp lý.
- Cà Mau có nhiều ngành nghề khai thác khác nhau, trong đó nghề lưới rập xếp là nghề mang lại thu nhập chính cho các hộ nông dân ven biển đang được quan tâm để đầu tư và phát triển..
- Các vấn đề về hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới rập xếp chưa được khảo sát một cách chính xác và chưa được phân tích rõ ràng.
- Những vấn đề đáng chú ý như hiệu quả của nghề như thế nào, ảnh hưởng của nghề ra sao, tầm ảnh hưởng của nghề lưới rập xếp đối với cuộc sống ngư dân vùng ven biển cũng như kinh tế của tỉnh, chính vì vậy đề tài đã được thực hiện..
- Đánh giá hoạt động của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển ổn định nghề khai thác thủy sản..
- Phân tích khía cạnh kỹ thuật của nghề rập xếp;.
- Đánh giá khía cạnh tài chính của nghề rập xếp.
- Tìm hiểu vai trò của nghề rập xếp đối với đời sống nông hộ..
- Đề tài được điều tra tình hình tổng quan dựa trên số liệu được cung cấp từ cơ quan chức năng về quản lý tàu cá như Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (KT&BVNLTS) tỉnh Cà Mau, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 40 hộ làm nghề lưới rập xếp theo bảng câu hỏi soạn sẵn để tìm hiểu những thông tin chung về chủ tàu, các khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề lưới rập xếp, những thuận lợi và khó khăn của mô nghề lưới rập xếp..
- Tổng chi phí = Tổng chi phí biến đổi + Tổng chi phí cố định (chi phí khấu hao một chuyến)..
- Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí..
- Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tình hình phát triển nghề khai thác thủy sản (KTTS) ở tỉnh Cà Mau.
- Cà Mau là một vùng đất giàu tiềm năng về khai thác thủy sản, hầu hết những người dân ven biển nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy sản.
- Năm 2013, tổng số tàu toàn tỉnh là 4.666 chiếc với sản lượng khai thác (SLKT) 155.555 tấn.
- Số lượng tàu ( chiếc) Hình 1: Số lượng tàu ở tỉnh Cà Mau.
- Sản lượng (tấn).
- Hình 2: Sản lượng khai thác ở tỉnh Cà Mau Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau, 2013.
- Số lượng tàu và sản lượng khai thác có xu hướng giảm dần qua các năm do nguồn lợi thủy sản ngày càng khan hiếm và cạn kiệt, do con người khai thác quá mức và không hợp lý.
- 3.2 Khía cạnh kỹ thuật của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau.
- Kết quả khảo sát cho thấy nghề khai thác bằng lưới rập xếp này có công suất trung bình là 54,18 CV/tàu và tải trọng trung bình là 3,13 tấn (Bảng 1)..
- Lưới rập xếp (hay còn gọi là lưới lồng bẩy) là ngư cụ khai thác thủy sản có xuất xứ từ Trung Quốc, bắt đầu du nhập vào tỉnh Cà Mau vào những năm nên nó còn rất mới mẻ với người dân và nghề này cũng chưa được cơ quan tỉnh quan tâm nhiều.
- Bảng 1: Công suất và tải trọng của tàu lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau.
- Hình 3: Ghe lưới rập xếp Hình 4: Lưới rập xếp.
- Bảng 2: Kích thước mắt lưới của lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau.
- Trước mắt không khuyến khích phát triển loại nghề này, đối với những rập xếp đang sử dụng, kích thước mắt lưới phải tăng lên tối thiểu là 40 mm.
- Bảng 3: Lực lượng lao động của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau.
- Qua đó cho thấy đa số những hộ tham gia nghề này phần lớn sử dụng lao động gia đình nên không tốn nhiều chi phí thuê mướn thêm nhân công.
- Tuy nhiên, do tính chất khó khăn của nghề đi biển, thời tiết thất thường và tính không ổn định của nghề đánh bắt ngoài biển nên một số hộ gia đình vẫn gặp khó khăn khi tìm thuê lao động..
- Thời gian khai thác trung bình một mẻ lưới là 8,40 giờ, thời gian khai thác 1 mẻ tương đối ngắn giúp đảm bảo độ tươi cho sản phẩm và tốn ít chi phí nước đá, thời gian khai thác một chuyến biển.
- khoảng 1,73 ngày, trung bình một tháng khai thác được khoảng 13,3 chuyến biển và khai thác được khoảng 6,43 tháng trong 1 năm.
- Một chuyến biển của nghề này nhiều nhất là 3 ngày do những tàu này đánh bắt ở ngư trường xa nên thời gian cho 1 chuyến biển dài hơn.
- Bảng 4: Thời gian khai thác của nghề lưới rập xếp tỉnh Cà Mau.
- Thời gian khai thác 1 mẻ lưới.
- Số tháng khai thác trong một năm.
- Bảng 5: Sản lượng khai thác của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau.
- Sản lượng trung bình năm.
- Sản lượng khai thác của nghề này thấp hơn rất nhiều so với những nghề khác như kéo đơn ven bờ (theo kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và ctv.
- Lưới rập xếp khai thác các loài cá có giá trị kinh tế như: cá đuối (11,3.
- Do tính chất của lưới là đánh bắt không chọn lọc kết hợp với kích thước mắt lưới nhỏ nên 1 mẻ khai thác có nhiều loài..
- Bảng 6: Sản lượng khai thác theo thành phần loài của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau.
- 3.3 Khía cạnh tài chính của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau.
- Điều kiện cần thiết để ngư dân thực hiện được mô hình là phải bỏ ra chi phí ban đầu để thực hiện quá trình khai thác gồm: chi phí mua máy tàu, vỏ tàu, lưới và một số chi phí khác chiếm tỷ lệ thấp..
- Kết quả cho thấy chi phí đầu tư cho nghề này là 91,9 triệu đồng, trong đó lưới có tỷ lệ cao nhất chiếm 40,8% vì thời gian khấu hao của lưới ngắn nên người dân sẽ tốn chi phí rất nhiều cho việc đầu tư mua lưới.
- Chi phí mua vỏ tàu chiếm 32,7%, máy tàu chiếm 24,8% và còn lại là chi phí khác 1,7%..
- Thời gian khấu hao của máy tàu và vỏ tàu từ 8-10 năm tùy theo người dân mua cũ hay mới và chi phí khấu hao trung bình cho nghề này 0,45 triệu đồng/chuyến..
- Tổng chi phí biến đổi cho một chuyến biển là 3,17 triệu đồng và một năm là 143 triệu đồng..
- Trong đó, tiền nhân công chiếm tỷ lệ cao nhất 42,5%, qua đó cho thấy nghề này giải quyết được nhiều lao động tại địa phương, tiếp đến là chi phí dầu trung bình khoảng 0,76 triệu đồng/chuyến chiếm 23,9%..
- Bảng 7: Chi phí cố định và chi phí khấu hao của tàu lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau.
- Nội dung Chi phí cố định Chi phí khấu hao.
- Chi phí khác .
- các chi phí khác chiếm tỷ lệ thấp như: nhớt 3,48%, nước đá 5,22%, chi phí sữa chữa là 0,11 triệu đồng/chuyến chiếm 4,78% và một số chi phí khác 3,48%..
- Bảng 8: Chi phí biến đổi cho chuyến biển của tàu lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau.
- Chi phí sữa chữa .
- Tổng chi phí .
- Tổng chi phí cho một chuyến đi là 2,75 triệu bình quân cho mỗi chuyến đi là 2,03 triệu đồng..
- Qua đó ta thấy lợi nhuận của nghề lưới rập xếp này tương đối cao vì chuyến biển của nghề này ngắn với thu nhập như vậy là tạm ổn với ngư dân trong diều kiện kinh tế hiện nay.
- suất lợi nhuận của nghề là 1,31 lần, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại hiệu quả đồng vốn cao cho hoạt động khai thác này..
- Bảng 9: Hiệu quả tài chính của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau.
- Tổng chi phí (triệu đồng .
- Tổng chi phí khấu hao (triệu đồng .
- Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng .
- 3.4 Vai trò của nghề rập xếp đối với đời sống người dân.
- Nghề rập xếp tuy mới được du nhập vào tỉnh Cà Mau nhưng lại ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân ven biển, tạo nguồn thu nhập chính cho hộ dân.
- Bảng 10: Vai trò của nghề lưới rập xếp đối với người dân tỉnh Cà Mau.
- Nhu cầu giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề của nhân dân và người lao động đang là vấn đề khó khăn chưa được giải quyết thì nghề lưới rập xếp cũng đã đáp ứng được một phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại địa phương, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân ven biển..
- 3.5 Những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau.
- Cà Mau còn những yếu tố thuận lợi phát triển như: thị trường tiêu thụ rộng lớn, gần ngư trường người dân sẽ tiết kiệm được chi phí về nguyên liệu và một số thuận lợi như chi phí ít, sản phẩm dễ tiêu thụ và lợi nhuận cao người dân sẽ có động lực nhiều hơn để nâng cao thu nhập cho gia đình (Bảng 11).
- Nghề này còn tận dụng được nguồn lao động sẵn có từ gia đình nên sẽ giảm thiểu được chi phí thuê mướn nhân công..
- Bên cạnh đó thì cũng có những khó khăn tồn tại như phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, thời vụ sản xuất, đây là khó khăn đặc trưng của nghề đi biển nên thời gian khai thác được trong năm ít, thị trường tiêu thụ không ổn định giá bán sản phẩm thấp, thiếu nhân công (Bảng 12)..
- Bảng 11: Những thuận lợi của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau.
- Chi phí ít 13 4.
- Ngày nay tình trạng người dân khai thác quá mức nguồn lợi đang là vấn đề cần quan tâm đến..
- Để đảm bảo tính bền vững của nguồn lợi người dân cần khai thác nguồn lợi một cách hợp lý, không khai thác quá mức và cạn kiệt nguồn lợi.
- những thông số kỹ thuật trên của lưới ta có thể thấy được tính hủy diệt của lưới vì thế cần xem xét khi khai thác bằng loại ngư cụ này.
- Ngoài ra, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, giá cả chỉ tăng nhẹ so với sự tăng cao của chi phí đầu tư nên người dân bị ép giá sản phẩm và giảm lợi nhuận do chi phí cao..
- Bảng 12: Những khó khăn của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Cà Mau.
- Mất ngư cụ khai thác 31 2.
- Thời gian khai thác được.
- Chi phí cao 2 7.
- Tàu lưới rập xếp có qui mô nhỏ với công sất trung bình 54,1 CV và tải trọng trung bình là 3,13 tấn/tàu..
- Thời gian khai thác của nghề rập xếp trung bình 6,43 tháng/năm và 13,3 chuyến/tháng.
- Tổng chi phí trung bình cho một chuyến biển là 4,78 triệu đồng/chuyến biển và lợi nhuận trung bình là 2,03 triệu đồng/chuyến biển, với tỉ suất lợi nhuận là 1,31 lần.
- Không có hộ ngư dân làm nghề lưới rập xếp nào bị thua lỗ..
- Khó khăn chung hiện nay của nghề lưới rập xếp là thời tiết xấu, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Lưới rập xếp đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống người dân ven biển, là nguồn thu nhập chính cho gia đình, tạo được công ăn việc làm cho người địa phương và giúp nhiều hộ dân thoát nghèo..
- Các cơ quan quản lý khai thác thủy sản địa phương cần tổ chức liên kết sản xuất để hỗ trợ nhau trong sản xuất, giảm chi phí sản xuất, ổn định đầu ra, ổn định giá bán sản phẩm thuỷ sản, bảo quản tốt sản phẩm thủy sản khai thác, tăng lợi nhuận cho ngư dân và nghề khai thác phát triển ổn định..
- Quy định về quản lý nghề lưới kéo khai thác hải sản tại vùng ven biển Việt Nam.
- Báo cáo Tổng kết tình hình khai thác thủy sản năm 2013.
- Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng