« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu ô nhiễm môi trường làng nghề trồng rau ngoại thành Hà Nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu


Tóm tắt Xem thử

- Quá trình đô thị hoá ở các khu vực ven đô cũng diễn ra nhanh và mạnh, đời sống của người dân dược nâng cao đồng thời cũng làm tăng đáng kể khối lượng nước thải đô thị.
- Trong thành phố hiện nay có một số lượng không nhỏ các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng từ những năm 60 với công nghệ sản xuất lạc hậu, không có hệ thống xử lý nước thải đã gây ra sự ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước.
- Nước thải đô thị qua hệ thống thoát nước của thành phố xả vào hệ thống sông trong và ven đô thị, phần lớn chúng được sử dụng để tưới ruộng và nuôi thuỷ sản, phần còn lại xả vào hệ thống ao, hồ và ngấm xuống đất.
- Nước thải đô thị chứa nhiều độc tố và kim loại nặng chảy vào hệ thống sông thoát nước của thành phố là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tưới.
- Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường của vùng ngoại thành Hà Nội, đặc biệt tại những vùng sử dụng nước thải để trồng rau cung cấp cho Thành phố Hà Nội.
- ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam, nước thải đô thị đã và đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
- ở thành phố Uppsala (Thụy Điển), nước thải sau khi xử lý bằng hồ sinh học được tưới cho cây “Năng lượng-Energy”, còn ở Anh và CHLB Đức ngay từ đầu thế kỷ 19 đã xây dựng những cánh đồng chuyên tưới nước thải đã được xử lý cơ học.
- Sang đầu thế kỷ 20, chỉ tính riêng Châu Âu đã có ha đất nông nghiệp được tưới bằng nước thải đô thị.
- ở Mỹ, hồ sinh học đang được sử dụng để xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm, giấy, hóa chất, sản xuất dầu lửa.
- Một phần nước thải sau khi xử lý ở hồ sinh học được đổ vào sông hồ tự nhiên, một phần lớn còn lại được sử dụng vào mục đích tưới tiêu.
- ở úc, toàn bộ nước thải của thành phố Melbourne được xử lý bằng hồ sinh học, sau đó chúng được sử dụng để tưới cây tại các khu đô thị và trồng cây cảnh [27].
- Thôn Bằng B, quận Hoàng Mai, Hà nội có thể được coi là một vùng sinh thái đặc trưng ven đô thị ở đồng bằng chịu ảnh hưởng của nước thải đô thị.
- Nước thải đô thị đã và đang được sử dụng để tưới cho lúa, rau màu và nuôi cá.
- Kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Xuân Thành, hoặc của Vũ Quyết Thắng, hay của Viện Môi trường và phát triển bền vững đều cho thấy nước thải đô thị là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp của nhiều xã dọc theo các con sông Tô Lịch, Kim Ngưu và ven hồ Yên Sở.
- Việc sử dụng nước thải trong nông nghiệp đã có những ảnh hưởng đến chất lượng rau, cá và sức khỏe cộng đồng.
- Sử dụng nước thải để trồng rau là một trong những vấn đề thực tế đặt ra cần giải quyết nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người.
- Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tính chất nước thải đô thị đang diễn biến theo chiều hướng không còn phù hợp với các hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và việc canh tác rau nói riêng.
- Địa bàn nghiên cứu đại diện cho vùng trồng rau sử dụng nước thải của thủ đô Hà Nội để tưới.
- Quận Hoàng Mai là vùng đất thấp nhất nằm ở phía nam của thành phố Hà Nội và là nơi tiếp nhận nước thải của 4 con sông chảy từ nội thị vào (sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét).
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường vùng trồng rau có sử dụng nước thải sông Tô Lịch để tưới.
- Môi trường nông thôn đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm do điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém, cộng thêm việc sử dụng không hợp lý các loại hoá chất và phân bón trong nông nghiệp..
- Ven đô là kiểu sinh thái đặc thù của những vùng nông thôn gần các đô thị lớn, chịu tác động về nhiều mặt từ tự nhiên, kinh tế, xã hội văn hoá, làm thay đổi nếp sinh hoạt và sản xuất thuần nông cũng như thay đổi cảnh quan môi trường do những công trình xây dựng, hệ thống giao thông, hệ thống nước thải sản xuất và sinh hoạt gây nên..
- Nguồn nước vùng ven đô chịu ảnh hưởng ô nhiễm nước thải công nghiệp và sinh hoạt của thành phố, ngoài ra còn bị ô nhiễm do chính việc sản xuất ở nông thôn trong đó có tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt..
- Nghề chăn nuôi và thủ công nghiệp vùng ven đô thường phát triển rất mạnh, do đó nhu cầu sử dụng nước cũng rất lớn và việc khoan giếng lấy nước ngầm là phổ biến, sau khi sử dụng, nước thải thường được xả tràn lan ra hệ thống cống thoát nước (thường là lộ thiên) và chảy ra hệ thống mương máng tưới tiêu, ra các hồ ao, nhiều nơi là ao tù, nước đọng gây ô nhiễm nặng nề về nguồn nước và không khí.
- Sự ô nhiễm nước thải từ sản xuất và sinh hoạt là vấn đề nghiêm trọng nhất của tất cả các vùng ven đô, nhất là các đô thị lớn, vì nước mặt bị ô nhiễm, nên người dân ngoại thành đã khoan giếng khắp nơi để lấy nước ngầm, do đó nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm lây và ngày càng cạn kiệt, đặc biệt khi có úng lụt cục bộ, nhiều khi nước thải ô nhiễm tràn thẳng vào trong giếng..
- Vì vậy để bảo đảm môi trường vùng ven đô trong sạch trước hết phải giải quyết vấn đề nguồn nước sạch và xử lý nước thải.
- Đặc điểm các loại đất ven đô phụ thuộc vào vị trí địa lý của đô thị, đặc biệt chịu ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt và công nghiệp, trong đó có chất thải rắn và nước thải..
- Vì vậy, những vùng nông thôn ven đô phải hứng chịu sự ô nhiễm môi trường ở những mức độ và tính chất khác nhau, chẳng hạn, huyện Nghi Lộc - ngoại vi thành phố Vinh bị nạn ô nhiễm chính từ chất thải rắn, huyện Thanh Trì - ngoại thành Hà Nội bị ô nhiễm chủ yếu từ nước thải..
- Các sông Tô Lịch, Lừ, Kim Ngưu và Sét tạo thành một mạng lưới thoát nước thải và nước mưa cho nội thành Hà nội [23].
- Nước thải sinh hoạt trong thôn theo các cống, rãnh này chảy ra sông Tô Lịch.
- Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất và những vấn đề môi trường của hoàng liệt, thanh trì 2.1.
- Những vấn đề môi trường của vùng sản xuất rau.
- Mỗi ngày có trên 400.000 m3 nước thải đô thị, trong đó khoảng 55% là nước thải sinh hoạt, 43% nước thải công nghiệp và dịch vụ, 2% nước thải bệnh viện (Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội, 2002) theo 4 con sông (sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét) đổ vào hồ Yên Sở.
- Riêng sông Tô Lịch mỗi ngày tiếp nhận khoảng 200.000 m3 nước thải (chiếm 50% tổng lượng nước thải đô thị) có một nhánh đổ vào sông Nhuệ tại đập Thịnh Liệt và một nhánh đổ vào hồ Yên Sở.
- Lượng nước thải này hầu như không được xử lý, nếu xử lý thì vẫn chưa đạt yêu cầu tiêu chuẩn.
- Việc sử dụng nước thải đô thị trong sản xuất rau (trồng rau) đã giúp người nông dân thu được các loại rau với sản lượng cao, bán được giá.
- Nhưng bên cạnh đó, việc sử dụng nước thải để trồng rau cũng đưa đến những rủi ro cho cây rau cũng như sức khoẻ người dân.
- ý kiến thảo luận của nông dân về chất lượng nước thải và những ảnh hưởng của nước thải Dấu hiệu quan sát.
- Sử dụng tốt hoặc ít ảnh hưởng cho cây.
- Rủi ro với rau trồng bằng nước thải Mức độ chịu ảnh hưởng của của các loại rau khác nhau với nước thải là khác nhau.
- Trước đây, canh tác rau tại Bằng B cũng sử dụng nước thải đô thị nhưng không hoặc rất hiếm khi bị ảnh hưởng do nước tưới.
- Nhìn chung, so với các loại rau nước thì rau cạn ít gặp rủi ro hơn, rau các ruộng cao, ở cuối dòng chảy cũng phát triển tốt, ít bị ảnh hưởng hơn những ruộng rau nhận nước thải ở đầu dòng chảy.
- Bằng kinh nghiệm sản xuất, họ cũng chỉ hạn chế được một phần nhỏ những tác động do nước thải gây ra với cây trồng.
- Rủi ro đối với các loại rau do nước thải đô thị [27].
- là loại rau nhạy cảm nhất với nước thải.
- Thân đen khi nước thải nặng mùi và màu đen - Nhìn chung phát triển nhanh trong điều kiện nước thải.
- Vẫn sử dụng nước thải Rau muống.
- Nhìn chung, cây phát triển tốt khi được tưới bằng nước thải.
- Vẫn sử dụng nước thải Cải xoong.
- Thỉnh thoảng bị đen lá khi chất lượng nước xấu - Phát triển tốt trong điều kiện nước thải màu đen, có hoặc nhẹ mùi.
- Vẫn sử dụng nước thải Cải xanh.
- Phát triển tốt khi tưới bằng nước thải.
- Vẫn sử dụng nước thải Hành.
- Vẫn sử dụng nước thải Mùng tơi.
- Phát triển bình thường, không bị ảnh hưởng bởi nước thải.
- Vẫn sử dụng nước thải Ngải cứu.
- Phát triển chậm, thối rễ và chết nếu tưới quá nhiều nước thải.
- Tưới lượng vừa phải, tránh bị ngập nước thải.
- Qua thực tế điều tra người dân Bằng B cho thấy gần như 100% người dân khi tiếp xúc trực tiếp với nước thải bị mẩn ngứa ở tay và chân với mức ảnh hưởng nặng, nhẹ khác nhau tuỳ thuộc vào độ nhạy cảm của từng loại da của từng người, vào việc họ phải tiếp xúc với nước thải ở đầu hay cuối dòng chảy.
- Những ảnh hưởng đối với người dân khi tiếp xúc trực tiếp với nước thải biểu hiện là những vết tròn đỏ ở lòng bàn tay, da bị bong, chân có mụn nước, ngứa.
- Những người phải thường xuyên tiếp xúc với nước thải ở đầu nguồn móng tay bị nứt, thối móng, hoặc bị loét, nhức ở móng tay, móng chân, chỉ có một số rất ít người bị ngứa không đáng kể, có thể là do lành da hoặc đã thích nghi được với nước thải.
- Nước thải và bùn cặn của nó có chứa các loại vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán.
- Theo Phan Thị Kim, Bùi Minh Đức (2000) ước tính có khoảng 7000 vi khuẩn Salmonella vi khuẩn Shigella và 1000 vi khuẩn Vibrio cholera trong một lít nước thải.
- Các loại vi khuẩn Shigella và Vibrio cholera nhanh chóng bị tiêu diệt trong môi trường nước thải nhưng vi khuẩn Sallmonella có khả năng tồn tại lâu dài trong đất.
- Các loại virut cũng xuất hiện nhiều trong nước thải.
- Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều các loại trứng giun sán như Ancylostoma, Ascaris, Trichuris và Taenia… và thường gây ra các hậu quả nghiêm trọng khi sử dụng trực tiếp nước thải để tưới rau, nuôi cá…Trứng giun sán có thể tồn tại trong đất đến 1,5 năm.
- Vì vậy nên hạn chế tưới nước thải trong mùa thu hoạch.
- Đối với loại rau ăn sống thì không được tưới nước thải [14].
- Với những trường hợp bị mẩn ngứa, thối móng tay, chân… thì tự chữa bằng cách thường xuyên ngâm tay, chân vào nước phèn, nước muối hoặc sát chanh sau mỗi lần làm ruộng, nếu nặng hơn thì bôi thuốc mỡ và tránh tiếp xúc với nước thải trong vài ngày.
- Nhưng nếu tiếp tục phải tiếp xúc trực tiếp với nước thải thì lại bị lại.
- Coliform có trong nước thải khi dùng để tưới cây cũng sẽ tích đọng trong rau và các nông sản nói chung.
- Ngoài ra trong đó còn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, do đó các loại rau, quả đặc biệt là rau sống trồng trên nước thải không xử lý là không an toàn.
- Qua điều tra chúng tôi được biết, những người nông dân ở Bằng B khi trực tiếp tiếp xúc với nước thải thường bị mẩn ngứa và loét ở chân và tay.
- Đây có thể nói là biểu hiện rõ nhất về những ảnh hưởng xấu của nước thải đô thị đối với sức khoẻ của những người trực tiếp tiếp xúc với nó.
- Hồ Linh Đàm là hồ lớn nhất trong khu vực với diện tích khoảng 71 ha tiếp nhận nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt của các khu dân cư xung quanh hồ.
- Các ao, hồ nhỏ khác ở Bằng A, Bằng B tiếp nhận nước thải (nước sông Tô Lịch) và là nơi để rửa rau (rau cần, rau cải xoong, được rửa ở cá ao, hồ trước khi mang ra chợ bán).
- Hiện nay nước sông Tô Lịch đang được sử dụng vào mục đích trồng trọt (tưới cho rau và lúa) và nuôi cá.
- Rễ, thân rau ngập lâu trong nước thải mới được bơm vào có thể bị thối rữa.
- Sông Tô Lịch vào những ngày nồm, thay đổi thời tiết mùi hôi thối từ sông Tô Lịch bốc lên gây khó chịu đối với các gia đình kề sông - Nước tưới cho rau, lúa, nước trong ao nuôi cá đều là nước thải của sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu gây mùi hôi thối.
- Nước thải gây mùi nhiều nhất trong khi bơm.
- Thôn Bằng B và 1 số thôn khác nằm kẹp giữa sông Tô Lịch và cánh đồng trồng rau, lúa nên chịu ảnh hưởng của mùi hôi thối của nước thải.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Hệ thống các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu (Bằng B - phường Hoàng Liệt - quận Hoàng Mai - Hà Nội), các nguồn gây ô nhiễm và đặc điểm nước thải sông Tô Lịch, đặc biệt quan tâm đến chất lượng nước sông nước sông tại đoạn qua Bằng B và các tài liệu khác cần thiết cho đề tài.
- Từ đó đưa ra những nhận xét về tính phù hợp của việc sử dụng nước thải đô thị để trồng rau tại Bằng B.
- Nội dung phỏng vấn liên quan đến: cơ cấu các hoạt động nông nghiệp mà người dân đang sử dụng hiện nay, chất lượng nước tưới và cách thức sử dụng nước thải cho trồng trọt, nhận thức của người dân về các biện phát phòng tránh cho bản thân và để đảm bảo cho sản phẩm nông nghiệp, các bệnh xuất hiện những năm gần đây đối với người dân do tiếp xúc trực tiếp với nước thải cũng như một số hiện tượng ảnh hưởng đến rau.
- Phương pháp phân tích.
- Thiết bị sử dụng 1.
- Chất lượng môi trường không khí.
- Các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí.
- Chất lượng môi trường nước a.
- Chất lượng nước sông Tô Lịch Nước thải Hà Nội chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, chứa nhiều yếu tố độc hại, lại gần như không được xử lý trước khi đổ vào hệ thống thoát nước nói chung của thành phố.
- Chất lượng nước sông Tô Lịch chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nước thải của các nguồn gây ô nhiễm trong lưu vực sông.
- Mỗi ngày thành phố Hà Nội thải ra khoảng 345.000 m3 nước thải, trong đó nước thải sinh hoạt khoảng 188.000 m3, nước thải công nghiệp 150.000 m3, nước thải bệnh viện 7.000 m3.
- Bảng 5: Khối lượng các loại nước thải của Hà Nội STT.
- Thể tích nước thải được xử lý.
- Nước thải sinh hoạt.
- Nguồn: Sở KHCNMT Hà Nội, 2001 Nước thải từ nội thành Hà Nội được đổ vào hệ thống cống rãnh, mương và 4 con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét và các hồ, ao.
- Nước thải sông Tô Lịch còn bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng như Pd, Mn, Zn có nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ nước thải của các ngành công nghiệp như cơ khí, dệt, mạ.
- Vì vậy, để sử dụng nước thải trong trồng rau và nuôi thuỷ sản người ta đặc biệt quan tâm đến nồng độ của các kim loại nặng có trong nước thải.
- Điều tra thực tế cho thấy, theo cảm quan khi nước chảy theo hướng từ nội thành về hồ Yên Sở thì nước có chất lượng xấu do dòng chảy này tiếp nhận nước thải của nhiều nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm trong nội thành như nhà máy sơn, nhuộm… Còn khi nước chảy từ hồ Yên Sở về nội thành thì sạch hơn do dòng chảy nhận nước thải của ít nguồn gây ô nhiễm hơn