« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu phương pháp Kanban và áp dụng phát triển phần mềm quản lý con dấu NXB Kanban


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu phương pháp Kanban và áp dụng phát triển phần mềm quản lý con dấu NXB Kanban.
- Luận văn ThS ngành: Công nghệ Phần mềm.
- Keywords: Kỹ nghệ phần mềm.
- Phương pháp Kanban.
- Phần mềm quản lý con dấu.
- Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều công ty đang sử dụng một trong các quy trình phần mềm của phương pháp linh hoạt (agile method) sản xuất phần mềm.
- Các phương pháp linh hoạt điển hình được áp dụng ở Việt Nạm hiện này là Scrum và eXtreme Programming.
- Đây là hai phương pháp truyền thống của phương pháp linh hoạt.
- Và hiện nay cộng đồng phát triển phần mềm sử dụng phương pháp linh hoạt đang hướng tới một số phương pháp phát triển phần mềm mới hơn như Crystal, Dynamic Systems Development, Feature-Driven Development và thêm nữa là phương pháp Kanban..
- Còn đúng chính xác thuật ngữ chuyên môn của môn "Quản lý công học".
- và kinh tế học thì phải là "Phương pháp quản lý Kanban.
- Nói đến công ty Toyota thì ngoài vấn đề kỹ thuật đặc sắc của họ phải nói đến phương pháp quản lý rất hiệu quả của họ mà người Nhật gọi là "Phương thức quản lý Toyota", một phương thức quản lý xí nghiệp thông minh tạo đòn bẩy phát triển kinh tế của Nhật bản và là tiêu chuẩn quản lý xí nghiệp của các tập đoàn sản xuất lớn của Nhật hiện tại.
- Phương thức quản lý Toyota gồm có 2 trụ cột đó là "Phương thức quản lý KANBAN".
- Phương pháp Kanban tại Toyota là 1 phương tiện báo có nhu cầu, mô ̣t phiếu yêu cầ u có khổ.
- Vì vậy, trong khi hệ thống Kanban là một khái niệm tương đối mới trong công nghệ thông tin, nó đã được sử dụng cách đây hơn 50 năm trong hệ thống sản xuất Tinh gọn (Lean production systems) ở Toyota.
- Việc sử dụng Kanban trong phần mềm được đi tiên phong bởi David Anderson, người mà đã có sự phối hợp chặt chẽ với Don Reinertsen, đã nỗ lực mở rộng các hiều biết về sản xuất Tinh gọn và sử dụng Kanban để trực quan và tối ưu hóa quy trình làm việc (workflow) trong phát triển, bảo trì và các hoạt động của công nghệ thông tin.
- Với sự tập trung nhất quán vào dòng chảy (flow) và bối cảnh (context), Kanban cung cấp một cách tiếp cận ít quy tắc cho Phương pháp linh hoạt và trở thành một phần mở rộng phổ biến cho các phương pháp truyền thống của phương pháp linh hoạt như Scrum và XP..
- Đề tài sẽ tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng quy trình phần mềm Kanban và áp dụng phát triển phần mềm quản lý con dấu – phần mềm quản lý công tác nghiệp vụ của ngành Công an..
- Trong quá trình làm việc tại Văn phòng Công an tỉnh Tuyên Quang tôi đã tham gia phát triển một số dự án phần mềm với quy mô từ nhỏ tới trung bình với vai trò người phát triển..
- Dự án đầu tiên là Hệ thống quản lý Vũ khí và Công cụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang..
- Khách hàng là Phòng quản lý Hành chính Công an Tỉnh Tuyên Quang.
- Dự án bắt đầu năm 2008 và kết thúc năm 2010, nhưng đến nay Khách hàng sử dụng vẫn bị khiếm khuyết và đươc bảo trì nhiều lần..
- Dự án thứ hai là Hệ thống Quản lý Vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Khách hàng là phòng Phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Tuyên Quang.
- Dự án này đã không được áp dụng vào thực tế do quy trình quản lý và quy trình nghiệp vụ của phòng ban thay đổi, do đó các chức năng phần mềm không còn phù hợp nữa..
- Dự án thứ ba là Hệ thống Quản lý vi phạm An toàn giao thông.
- Khách hàng là phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Tuyên Quang.
- Đây là một dự án mức trung bình, với mục tiêu là xây dựng hệ thống xử phạt vi phạm hành chính an toàn giao thông đường bộ.
- Dự án này được triển khai thực tế từ đầu năm 2012, đến này đã bảo trì 3 lần..
- Qua một số dự án đã triển khai, theo tôi các dự án này chưa thành công.
- Còn nhiều vấn đề tồn tại trong việc phát triển phần mềm cũng như việc phân phối phần mềm tới người sử dụng.
- Và nguyên nhân chính dẫn đến dự án không thành công nằm ở phía người quản lý và người phát triển dự án.
- Người quản lý không đưa ra được một quy trình làm việc hợp lý như:.
- Hệ thống làm việc quá tải dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp.
- Khi nhu cầu làm việc và lưu lượng công việc không cần bằng, có thể tạo ra một số tắc nghẽn trong hệ thống, để kịp đưa ra sản phẩm đúng tiến độ, một số tắc nghẽn có thể bị bỏ qua hoặc được giải quyết không triệt để dẫn đến chất lượng của phần mềm thấp..
- Các chính sách làm việc không rõ ràng dẫn đến các rủi ro trong hệ thống như: công việc bị tắc nghẽn, việc phát triển bị phụ thuộc vào người phát triển.
- Một hệ thống sản xuất phần mềm bao gồm nhiều nhóm làm việc.
- Để các phần công việc của mỗi nhóm là đồng bộ thì phải có các chính sách rõ ràng cho mỗi nhóm và mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất.
- Khi có sự thay đổi về nhân sự, việc phát triển tiếp công việc sẽ không bị phụ thuộc vào người trước đó, hệ thống sẽ không bị tắc nghẽn vì lý do này..
- Không đưa ra được các dự đoán cho quy trình làm việc ảnh hưởng đến thời hạn phát hành.
- Tạo niềm tin với khách hàng là rất quan trọng.
- Khách hàng luôn muốn chúng ta đưa ra lời hứa về thời gian phát hành sản phẩm, và thời gian này phải là ngắn nhất có thể.
- Vì vậy một quy trình làm việc tốt thì có thể đưa ra được các dự báo như: điểm tắc nghẽn, điểm cần ưu tiên, và thời gian có thể hoàn thành xong một hạng mục công viêc.
- Từ các dự bào này người quản lý có thể dự đoán được thời gian phát hành sản phẩm cho khách hàng..
- Quy trình làm việc không trực quan làm cho các bên liên quan như khách hàng, chủ sở hữu sản phẩm, người phát triển… phối hợp với nhau không tốt.
- Trong quá trình làm việc, người quản lý luôn phải biết nhân viên của mình có đang làm việc hiệu quả không, các thành viên luôn phải kết hợp làm việc cùng nhau.
- Và khách hàng luôn muốn biết sản phẩm có đúng như yêu cầu của mình không.
- Khi quy trình làm việc luôn được nhìn thấy trước măt (giả sử được ghi rõ trên một tấm bảng), thì tất cả mọi người có thể nhìn thấy ai đang làm việc gì, việc đó đang ở vị trì nào trong giai đoạn phát triển, chỗ nào bị tắc nghẽn..
- Có thể rút ra được một số kinh nghiệm khi triển khai các dự án trên là:.
- Việc liên hệ với khách hàng thường xuyên là điều rất quan trọng, bởi khách hàng là người am hiểu nghiệp vụ nhất, đồng thời họ biết những gì mà phần mềm phải đáp ứng.
- Ngoài ra khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm thử phần mềm, phát hiện lỗi cũng như các chức năng không phù hợp..
- Việc quản lý dự án phải được chú trọng.
- Để làm được điều này, người quản lý cần có kinh nghiệm, khả năng lập kế hoạch tốt và nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống..
- Cần phải có một quy trình phát triển phần mềm hiệu quả.
- Quy trình tốt sẽ làm tăng khả năng làm việc của các thành viên trong nhóm, chuẩn hóa các tài liệu, từ đó giảm bớt các tác động tiêu cực khi đội ngũ phát triển thay đổi..
- Từ việc rút ra các điều trên, trong một dự án mà chúng tôi đang triển khai, tôi quyết định thử nghiệm đưa nhóm làm việc của mình vào một quy trình làm việc hoàn toàn mới bằng cách áp dụng.
- phương pháp linh hoạt, mà cụ thể là phương pháp Kanban vào hệ thống phân phối phần mềm của chúng tôi..
- Do đó đề tài sẽ tiếp cận theo hướng nghiên cứu quy trình phần mềm Kanban và áp dụng phát triển phần mềm quản lý con dấu..
- Đây là phần mềm quản lý việc cấp và sử dụng con dấu trên toàn bộ địa bàn của tỉnh Tuyên Quang.
- Công tác quản lý con dấu của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài v.v, được lực lượng chuyên trách của Công an tiến hành bằng phương pháp thủ công.
- Hệ thống hồ sơ này tuy được rà soát, bổ sung thường xuyên nhưng qua quá trình công tác số lượng các hồ sơ, sổ sách này trải qua nhiều thời kỳ, nhiều cán bộ theo dõi quản lý cho nên việc tìm kiếm các hồ sơ, ghi nhận các thông tin về con dấu gây mất rất nhiều thời gian, độ chính xác chưa cao.
- Trong thực tế công tác luôn có những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý con dấu như:.
- Tra cứu tìm kiếm thông tin về toàn bộ hồ sơ hoặc thông tin của một con dấu cụ thể;.
- vấn đề cấp phép sử dụng cho các con dấu;.
- Báo cáo, so sánh số liệu về con dấu của các cơ quan, tổ chức theo các mốc thời gian khác nhau;.
- Vị trí hồ sơ con dấu của cơ quan tổ chức nằm ở đâu trong kho hồ sơ (phục vụ việc tra cứu trực tiếp)..
- Con dấu tại thời điểm sử dụng đã đã hết hạn hay chưa (có trường hợp dấu đã hết hạn, đổi nhưng không làm thủ tục huỷ theo quy định mà vẫn sử dụng)..
- Truy nguyên nhanh mẫu dấu đang sử dụng có phải là con dấu đã được phép sử dụng hay chưa..
- Khi gặp những yêu cầu như trên, nếu bằng phương pháp quản lý thủ công như hiện nay để tìm ra được câu trả lời nhanh chóng, chính xác sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm trong hệ thống hồ sơ đã lưu trữ, thậm chí có thể không tìm ra được câu trả lời chính xác bởi vì hồ sơ các con dấu rất nhiều, được lưu trong nhiều sổ sách, dẫn đến khó tìm kiếm hoặc tìm kiếm không chính xác.
- Từ đó yêu cầu một công cụ điện tử có thể nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu trên..
- Chương 2, trình bày tổng quan về phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt, và giới thiệu chung nhất một số phương pháp phát triển phần mềm truyền thống của phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt.
- Các phương pháp được giới thiệu bao gồm: Extreme Programming, Scrum và Adaptive Software Development..
- Chương 3, trình bày chi tiết một phương pháp phát triển phần mềm mới ra đời của phương pháp linh hoạt – Phương pháp Kanban.
- Dựa trên những kiến thức nghiên cứu được trong chương 3 được áp dụng thử nghiệm phương pháp Kanban để phát triển 1 phần mềm – Phần mềm quản lý con dấu tại Công an tỉnh Tuyên Quang..
- Chương này trình bày chi tiết các giai đoạn phát triển phần mềm có áp dụng phương pháp Kanban và kết quả đánh giá của quá trình thử nghiệm.