« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT LÀM GIÁ THỂ TRỒNG RAU MÀU, CÂY KIỂNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỎI NHẸ KERAMZIT TỪ ĐẤT SÉT.
- Sỏi nhẹ Keramzit, khoáng sét, giá thể, hoa kiểng, Đồng bằng sông Cửu Long Keywords:.
- Đất sét là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản khá dồi dào và phân bố khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được người dân, các công ty sử dụng làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, chậu kiểng và các thủ công mỹ nghệ khác.
- Sản xuất sỏi nhẹ Keramzit được thực hiện với phương pháp nung phồng nhanh khoáng sét kaolinite (nhiệt độ khoảng C) có phối trộn chất độn than đá hoặc trấu xay ở 3 mức tỷ lệ (30%,50% và 70% chất độn).
- Kết quả xây dựng được quy trình sản xuất ra sỏi nhẹ Keramzit.
- sản phẩm sỏi nhẹ.
- sử dụng 100% sỏi nhẹ loại (50%.
- là chất độn) làm giá thể trồng thử nghiệm trên cây rau muống trong vòng 25 ngày cho năng suất cao như trồng trên 100% đất hữu cơ.
- Kết quả bố trí trồng thử nghiệm trên 5 loài cây kiểng (Cây Cau Tiểu Trâm,Cây Phát Tài, Cây Lưỡi Hổ, Cây Ngọc Ngân, Cây Da Nhật) với 100% sỏi nhẹ loại (50% là chất độn) làm giá thể quan sát sau 60 ngày cho thấy các cây sinh trưởng và phát triển tốt trên giá thể sỏi nhẹ Keramzit.
- Do đó, có thể sử dụng đất sét tại ĐBSCL để sản xuất sỏi nhẹ phục vụ cho việc trồng rau màu, hoa kiểng làm tăng vẽ mỹ quan và môi trường sống xanh, sạch và đẹp..
- ĐBSCL có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, có tiềm năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, phát triển vườn cây ăn trái đem lại giá trị xuất khẩu lớn cho cả nước và mở rộng giao lưu với khu vực và thế giới..
- Trong các nguồn tài nguyên khoáng sản, đất sét hay sét là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản khá dồi dào ở ĐBSCL nói riêng và ở Việt Nam nói chung, từ lâu đã được người dân, cũng như các cơ sở sản xuất khai thác để sản xuất ra các sản phẩm như: vật liệu xây dựng, gốm sứ, cà ràng (bếp lò có ba chân), nồi,… (Trần Khải và Trần Kông Tấu, 2002).
- Ngoài những sản phẩm trên thì đất sét còn được khai thác để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị khá cao và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
- Đặc biệt sỏi nhẹ Keramzit là vật liệu nhân tạo được sản xuất từ các loại khoáng sét dễ chảy bằng phương pháp nung phồng nhanh.
- Trong xây dựng nhờ có những tính chất tốt như nhẹ, bền vững, cách nhiệt, cách âm tốt, rất sạch với môi trường nên trong xây dựng người ta thường dùng để sản xuất bêton nhẹ cách nhiệt, bêton nhẹ kết cấu - cách nhiệt, bêton kết cấu (Nguyễn Văn Chánh và Lê Phúc Lâm, 2012)..
- Việc nghiên cứu sản xuất thử nghiệm loại giá thể sỏi nhẹ Keramzit sẽ giúp các nhà vườn trồng cây kiểng có được nguồn nguyên liệu giá thể phù hợp cho nhu cầu trồng các loại cây trồng khác nhau (trồng thủy canh, bán thủy canh, trồng kết hợp với đất), trọng lượng sỏi rất nhẹ có thể nổi trên mặt nước nên dễ dàng di chuyển, khi trồng với sỏi nhẹ luôn tạo được môi trường sạch sẽ, các viên sỏi tròn cạnh kích cỡ đều nhau nên tăng vẽ thẩm mỹ cho khu vực trồng cây, làm tăng giá trị của sản phẩm cây kiểng của nhà vườn.
- cho các gia đình ở thành phố là nơi có ít không gian sử dụng sỏi làm giá thể trồng rau màu sạch theo dạng treo hoặc trên sân thượng giúp cải thiện cho rau sạch trong gia đình.
- Nghiên cứu quy trình sản xuất sỏi nhẹ Keramzit từ khoáng sét Kaolinit ở ĐBSCL..
- Đánh giá khả năng sỏi nhẹ làm giá thể trồng thử nghiệm trên rau màu và một số loại cây hoa kiểng..
- Kế thừa các số liệu phân tích lý hóa học đất sét đáp ứng cho yêu cầu sản xuất gạch ngói theo tiêu chuẩn TCVN và TCVN của Việt Nam..
- 2.3 Phương pháp nghiên cứu quy trình sản xuất và trồng cây thí nghiệm trên giá thể sỏi nhẹ.
- Quy trình sản xuất sỏi nhẹ keramzit qua 2 khâu chính:.
- Khâu sản xuất sản phẩm: nhào đất kết hợp phối trộn với 2 loại chất độn than đá (KTĐ) hoặc trấu xay (KTR) với các tỷ lệ sau: KTH 30 = (30%.
- vê viên tạo hình sỏi nhẹ theo nhiều kích cỡ.
- ngâm dung dịch dinh dưỡng..
- Xác định khả năng hấp phụ dinh dưỡng trên thân sỏi nhẹ..
- Trên mỗi loại sỏi cân 100 g sau khi sấy ngâm vào 500 g dung dịch dinh dưỡng trong 4 giờ, sau đó lấy sỏi ra khỏi dung dịch và cân lại trọng lượng dung dịch sau 4 giờ để xác định khả năng hấp phụ dinh dưỡng vào trong thân sỏi..
- Sử dụng sỏi nhẹ Keramzit làm giá thể trồng rau màu và hoa kiểng thử nghiệm..
- Sử dụng sỏi ở 3 tỷ lệ (30%, 50% và 70%) với 2 loại chất độn phối trộn, bố trí trồng thử nghiệm trên cây bắp với 6 nghiệm thức 3 lần lặp.
- Cây bắp được tưới dung dịch dinh dưỡng 3 ngày/kỳ, mỗi kỳ tưới 10ml/chậu..
- Các chậu kiểng được cung cấp dinh dưỡng 5 ngày/kỳ, mỗi kỳ tưới 25ml/chậu.
- Quan sát và ghi nhận lại sự sinh trưởng của cây qua các chỉ tiêu (sự vươn dài của thân, số chồi, số nhánh, số lá và chiều dài của lá) ở 3 giai đọan khoảng 60 ngày (đợt 1: mới trồng - 5/1/2015.
- đợt 3: sau 60 ngày trồng .
- 3.1 Quy trình sản xuất sỏi nhẹ keramzit Bước 1: Nguyên liệu đất sét.
- Hình 1: Quy trình sản xuất sỏi nhẹ keramzit Bước 2: Xử lý đất sét.
- phối trộn 4.
- Ngâm dung dịch dinh dưỡng 8.
- Bước 5: Phơi sỏi nhẹ.
- Bước 6: Sấy sỏi nhẹ.
- Bước 7: Ngâm sỏi nhẹ trong dung dịch.
- Bảng 1: Thành phần các chất cho 100 lít dung dịch dinh dưỡng.
- Để sỏi làm giá thể trồng trọt có được nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trong giai đoạn ban đầu.
- Tiến hành ngâm sỏi trong dung dịch dinh.
- Sỏi được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng từ 1 đến 2 ngày để dung dịch dinh dưỡng ngấm sâu vào trong sỏi, sau đó hong khô tự nhiên và đóng gói..
- Bước 8: Bố trí trồng thử nghiệm trên cây màu và hoa kiểng bằng giá thể sỏi nhẹ.
- Sử dụng sỏi nhẹ làm giá thể trồng thủy canh, trồng bán thủy canh, trồng kết hợp với đất và làm giá thể cho cây..
- 3.2 Kết quả ghi nhận khả năng hấp phụ dinh dưỡng trên sỏi nhẹ Keramzit.
- Kết quả phân tích sỏi nhẹ trước và sau khi nung nhằm đánh giá lại trọng lượng, kích thước, khả năng hấp phụ dinh dưỡng của sỏi nhẹ nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp dinh dưỡng làm giá thể trồng rau mà và hoa kiểng..
- Nghiệm thức trộn trấu (KTR50) giảm ít hơn nghiệm thức trộn than đá.
- Bảng 2: Kết quả ghi nhận một số chỉ tiêu của sỏi nhẹ Keramzit trước và sau nung.
- Về kích thước sỏi trước và sau khi nung đối với các nghiệm thức có trộn trấu và than đá đều không thay đổi nhiều cụ thể như sau: KTH50 thay đổi từ 1,85 cm xuống 1,82 cm dao động khoảng 0,03 cm và KTR50 thay đổi từ 2,01 cm xuống 1,97 cm dao động khoảng 0,04 cm..
- Kết quả sau 4 giờ ngâm 100 g sỏi trong dung dịch dinh dưỡng cho thấy ở nghiệm thức chất phối trộn than đá (KTH50) 500 g dung dịch cho vào ngâm đã bị sỏi hấp phụ hết 385 g, trọng lượng dung dịch còn lại sau 4 giờ là 115 g.
- ở nghiệm thức chất phối trộn trấu (KTR50) 500 g dung dịch cho.
- Vậy chúng ta thấy rằng khả năng hấp phụ dung dịch dinh dưỡng của sỏi có chất phối trộn là than đá cao hơn phối trộn trấu..
- 3.3 Kết quả trồng bắp thực nghiệm với sỏi nhẹ Keramzit.
- Giai đoạn 5 ngày sau khi trồng.
- Qua biểu đồ (Hình 2) cho thấy có 4 nghiệm thức cây bắp phát triển đạt giá trị chiều cao trung bình tốt hơn so với các nghiệm thức còn lại, bao.
- Giữa 4 nghiệm thức này không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%..
- Tuy nhiên, 4 nghiệm thức trên có sự khác biệt ý nghĩa so với 3 nghiệm thức KTH30 = 3,83 cm và KTR30 = 3,8 cm.
- Trong giai đoạn 5 ngày sau khi.
- trồng chưa thấy được sự ảnh hưởng rõ rệt của các nghiệm thức lên sự phát triển của cây bắp, chiều cao cây bắp phát triển tương đối đồng đều vì giai đoạn này cây bắp không cần nhiều dinh dưỡng mà chỉ sử dụng dinh dưỡng trong hạt cung cấp trong quá trình phát triển, trong giai đoạn này cây chỉ cần độ ẩm để cây nảy mầm và ra lá..
- Hình 2: Hình cây bắp và biểu đồ chỉ tiêu sinh học giai đoạn 5 ngày sau khi trồng trên giá thể sỏi nhẹ Keramzit.
- Giai đoạn 10 ngày sau khi trồng.
- Qua biểu đồ (Hình 3) cho thấy ở chiều cao cây bắp có sự khác biệt rõ hơn so với giai đoạn 5 ngày sau khi trồng.
- cho thấy chiều cao trung bình cây ở các nghiệm thức KTH cm.
- Hình 3: Hình Cây Bắp và biểu đồ chỉ tiêu sinh học giai đoạn 10 ngày sau khi trồng trên giá thể sỏi nhẹ Keramzit.
- Giữa hai nghiệm thức KTH30 = 17,8 cm và KTR30 = 17,47 cm có chiều cao trung bình thấp hơn và không có sự khác biệt nhau tuy nhiên có sự khác biệt ý nghĩa so với 4 nghiệm thức trên..
- Giai đoạn 15 ngày sau khi trồng.
- Qua biểu đồ (Hình 5) cho thấy chiều cao trung bình của bắp sau 15 ngày trồng ở các nghiệm thức (KTH50 = 28 cm.
- Trong giai đoạn sau 15 ngày sau trồng nghiệm thức KTH30 và KTR30 có giá trị chiều cao trung bình thấp hơn 4 nghiệm thức trên (KTH30 = 22,43cm và KTR = 20,23cm) tuy nhiên chiều cao cây bắp nghiệm thức KTR30 có giá trị trung bình thấp nhất và có sự khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại.
- Đây là giai đoạn cây bắp phát triển mạnh cần nhiều dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng do đó ở những nghiệm thức đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng và nước thì cây sẽ phát triển rất tốt..
- Hình 4: Hình Cây Bắp và biểu đồ chỉ tiêu sinh học giai đoạn 15 ngày sau khi trồng trên giá thể sỏi nhẹ Keramzit.
- Tóm lại từ 6 nghiệm thức trồng bắp trên cho thấy rằng ở tất cả các nghiệm thức sỏi làm giá thể có tỷ lệ chất phối trộn 50% và 70% cho năng suất cao nhất.
- Tỷ lệ phối trộn này sau khi nung sẽ cho ra được sản phẩm sỏi nhẹ nhẹ hơn và chất lượng hơn ở tỷ lệ chất phối trộn 30%, do chất phối trộn cháy hết để lại nhiều tế khổng trong sỏi và khả năng hấp phụ dinh dưỡng cao hơn.
- Ở tỷ lệ chất phối trộn 50% và 70% sau khi trồng thử nghiệm cho thấy năng suất cây trồng không khác biệt ý nghĩa.
- Vì vậy, chọn tỷ lệ chất phối trộn 50% để sản xuất sỏi nhẹ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế hơn..
- 3.4 Kết quả trồng cây kiểng thực nghiệm với sỏi nhẹ Keramzit.
- Kết quả ghi nhận sự sinh trưởng và phát triển trên 5 loại cây kiểng (Cau Tiểu Trâm, Phát Tài, Lưỡi Hổ, Ngọc Ngân, Da Nhật) cho thấy những loại cây này có thể bố trí trồng trong nhà hoặc trong cơ quan nơi làm giúp trang trí, tạo cảnh quan và cải thiện môi trường sống..
- Kết quả ghi nhận sự sinh trưởng của Cau Tiểu Trâm trồng trên giá thể sỏi nhẹ sau 60 ngày trồng (Hình 5) cho thấy cây có sự phát triển rõ chiều dài thân tăng từ 2,8 cm lên 6,0 cm, số chồi tăng từ 4 lên 5 chồi.
- Bảng 3: Số liệu ghi nhận chỉ tiêu sinh trưởng Cau Tiểu Trâm sau 60 ngày.
- 60 ngày .
- Hình 5: Hình Cau Tiểu Trâm mới trồng và 60 ngày trên giá thể sỏi nhẹ Keramzit 3.4.2 Cây Phát Tài (Dracaena fragrans) Cây Phát Tài có lá mọc xung quanh thân cây thành hình nơ, lá dài gần giống lá cây ngô nhưng ngắn hơn, có màu xanh sẫm và bóng, trên lá có một hoặc hai dải màu dọc từ cuống tới ngọn lá, màu vàng nhạt và đậm dần vào giữa (Hình 6).
- Bảng 4: Số liệu ghi nhận chỉ tiêu sinh trưởng cây Phát Tài sau 60 ngày.
- Theo số liệu ghi nhận sự sinh trưởng và phát triển của cây Phát Tài (Bảng 4) cho thấy có sự tăng lên về số lượng chồi và nhánh tăng từ 2 lên 3 chồi, chiều dài trung bình thân có sự vươn dài 6 lên 8 cm, số lượng lá tăng từ 20 lên 30 và chiều dài lá trung bình tăng từ 13 lên 17 cm, các chỉ tiêu sinh học này nói lên sự sinh trưởng của phát tài theo thời gian..
- Hình 6: Hình Cây Phát Tài mới trồng và 60 ngày trên giá thể sỏi nhẹ Keramzit 3.4.3 Cây Lưỡi Hổ (Sansevieria trifasciata) Cây Lưỡi Hổ phát triển như loài cây lâu năm, không có thân, cây mọng nước dày từ 1,3-2,5 cm, lá mọc từ rễ đứng thẳng hướng lên trên.
- Bảng 5: Số liệu ghi nhận chỉ tiêu sinh trưởng cây Lưỡi Hổ sau 60 ngày.
- Hình 7: Hình Cây Lưỡi Hổ mới trồng và 60 ngày trên giá thể sỏi nhẹ Keramzit Qua thời gian ghi nhận số liệu sinh trưởng cây Lưỡi Hổ sau 60 ngày (Bảng 5) cho thấy rằng sự tăng trưởng số chồi từ 2 lên 5 chồi số lá tăng từ 25 lên 37 lá và chiều dài trung bình lá tăng lên từ 9 lên 10,5 cm cho thấy cây sinh trưởng và phát triển bình.
- thường trên giá thể sỏi nhẹ.
- Qua thời gian quan sát về mặt hình thể bên ngoài của cây có sự thay đổi rõ rệt, thấy được sự vươn dài thân, tăng số chồi và số lá, điều này cho thấy cây sinh trưởng tốt trên giá thể sỏi (Hình 7)..
- Bảng 6: Số liệu ghi nhận chỉ tiêu sinh trưởng cây Ngọc Ngân sau 60 ngày.
- Hình 8: Hình Cây Ngọc Ngân mới trồng và 60 ngày trên giá thể sỏi nhẹ Keramzit Theo sự quan sát và ghi nhận sự sinh trưởng của cây Ngọc Ngân sau 60 ngày (Bảng 6) cho thấy cây có sự sinh trưởng trung bình trên giá thể sỏi nhẹ, chiều dài thân cây có sự tăng nhẹ từ 7 lên 8 cm, số lượng lá tăng từ 7 lên 9 lá và chiều dài lá vươn dài từ 14 lên 18 cm..
- Bảng 7: Số liệu ghi nhận chỉ tiêu sinh trưởng cây Da Nhật sau 60 ngày.
- Hình 9: Cây Da Nhật mới trồng và 60 ngày trên giá thể sỏi nhẹ Keramzit.
- Qua thời gian quan sát theo dõi sự sinh trưởng của cây Da Nhật (Bảng 7) cho thấy chiều dài cây tăng từ 29 lên 32 cm, số lượng nhánh tăng lên 1 nhánh và có sự vươn dài của nhánh từ 15 lên 17,5 cm từ số liệu ghi nhận cho thấy cây Da Nhật có sự đẻ nhánh thêm và phát triển tốt theo thời gian..
- Xây dựng hoàn chỉnh quy trình sản xuất sỏi nhẹ Keramzit từ nguồn đất sét kaolinte tại ĐBSCL..
- Sử dụng 100% sỏi nhẹ làm giá thể trồng thử nghiệm, quan sát ghi nhận một số chỉ tiêu nông học sau 60 ngày trên 5 loại cây hoa kiểng (Cau Tiểu Trâm, Phát Tài, Lưỡi Hổ, Phú Quý, Da Nhật) cho thấy cây phát triển và sinh trưởng rất tốt trên giá thể sỏi nhẹ.
- giá thể sỏi nhẹ đáp ứng được nhu cầu về độ ẩm, tính chất giữ nước và chất dinh dưỡng cho sự sống của 5 loại cây kiểng thí nghiệm..
- Cần bổ sung phân tích thêm các chỉ tiêu dinh dưỡng của sỏi nhẹ sau khi đã sấy xong.
- Để đưa ra sản xuất đại trà cần đầu tư trang thiết bị hiện đại, tự động hóa trong các khâu sản xuất và đóng gói nhằm giảm giá thành khi bán ra thị trường..
- Trong Website : http://agriviet.com “Một số công thức pha chế dinh dưỡng trồng rau thủy canh