« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu, so sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố tụng thẩm vấn - Những kinh nghiệm đối với Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu, so sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố tụng thẩm vấn - Những.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự.
- Luận văn đã nghiên cứu, làm sáng tỏ những khái niệm, đặc điểm chủ yếu của tố tụng hình sự, tố tụng hình sự tranh tụng và tố tụng hình sự thẩm vấn.
- Từ đó có sự so sánh, đối chiếu những ưu và nhược điểm, tính khả thi của hai mô hình tố tụng này đối với thực tiễn tố tụng ở Việt Nam.
- Luận văn cũng đã phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề về lịch sử phát triển, đặc điểm cũng như những yêu cầu của cải cách tư pháp liên quan đến tố tụng hình sự Việt Nam.
- Qua đó, tiếp thu những kinh nghiệm và đưa ra giải pháp trong việc lựa chọn mô hình tố tụng hình sự phù hợp với quá trình cải cách tư pháp hiện nay của nước ta..
- Mô hình tố tụng hình sự tranh tụng.
- Mô hình tố tụng thẩm vấn.
- Luật hình sự;.
- Cũng như pháp luật, hệ thống tư pháp hình sự ở mỗi nước được tổ chức rất khác nhau, tùy thuộc vào truyền thống văn hóa, lịch sử cũng như trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
- Về thủ tục tố tụng, từ trước đến nay trên thế giới hiện đã và đang tồn tại nhiều mô hình tố tụng hình sự khác nhau, trong đó tiêu biểu hơn cả là mô hình tố tụng hình sự (TTHS) tranh tụng và mô hình TTHS thẩm vấn.
- Mỗi mô hình tố tụng đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
- Nếu mô hình TTHS thẩm vấn lấy việc trấn áp tội phạm, hiệu quả của việc phát hiện, xử lý tội phạm là chức năng quan trọng của TTHS là bắt nhầm còn hơn bỏ sót thì mô hình TTHS tranh tụng coi trọng sự cân bằng giữa việc phát hiện tội phạm và bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự với quan điểm nhiều khi bỏ sót còn hơn bắt nhầm.
- Lịch sử mô hình TTHS thế giới cũng cho thấy xu hướng tiếp nhận, giao thoa những yếu tố tích cực giữa mô hình TTHS thẩm vấn và mô hình TTHS tranh tụng..
- Hiện nay, khoa học luật hình sự trong và ngoài nước đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về mô hình tố tụng, nhưng chủ yếu chỉ đề cập một cách tổng thể những khía cạnh lý luận chung nhất về mô hình TTHS mà chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu và so sánh có hệ thống, toàn diện và sâu sắc riêng về mô hình TTHS tranh tụng hay mô hình TTHS thẩm vấn dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn áp dụng..
- Ở nước ta, khoảng 10 năm trở lại đây một nhu cầu cấp thiết về cải cách tư pháp được đặt ra, trong đó có cải cách mô hình TTHS.
- Trong đó, định hướng xây dựng một mô hình TTHS coi trọng trước hết việc bảo đảm quyền và lợi ích của công dân..
- Đổi mới mô hình TTHS, làm cho tố tụng thật sự dân chủ, bảo đảm tính khách quan, không làm oan người vô tội là một trong những nội dung của công cuộc cải cách tư pháp đã được Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị đề cập:.
- Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác khi xét xử, tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan.
- quá trình tố tụng diễn ra còn chậm chạp.
- thủ tục tố tụng rườm rà gây khó khăn cho việc áp dụng.
- việc đảm bảo quyền của người tham gia tố tụng vẫn còn một số hạn chế… Từ thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu mô hình TTHS trong tổng thể cải cách tư pháp..
- Luật tố tụng hình sự Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn để tìm ra mô hình tố tụng phù hợp.
- Việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về mô hình tố tụng và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hai mô hình tố tụng này không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là lý do luận chứng cho sự cần thiết để tôi lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu, so sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn - Những kinh nghiệm đối với Việt Nam".
- Nội dung dưới đây nghiên cứu và phân tích về hai mô hình tố tụng hình sự đặc trưng là mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn và sự đối sánh giữa chúng.
- Từ đó tiếp thu để phục vụ cho công cuộc cải cách tư pháp trong việc lựa chọn mô hình tố tụng hình sự của nước ta..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Việc nghiên cứu, lựa chọn mô hình tố tụng hình sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn là một vấn đề cấp bách được đặt ra đối với nước ta.
- Chính vì vậy, ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau, dựa trên những khía cạnh, phương diện khác nhau về mô hình tố tụng hình sự.
- Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào ở mức độ một luận văn nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn, từ đó đưa ra sự lựa chọn mô hình tố tụng hình sự phù hợp với thực tiễn xét xử hiện nay ở nước ta.
- Các nghiên cứu về mô hình tố tụng có: Donald Chiasson, "So sánh pháp luật tố tụng hình sự", Kỷ yếu Hội thảo về tố tụng hình sự, Đà Lạt từ .
- PSG.TS Nguyễn Ngọc Chí cũng đưa ra các nghiên cứu và nhìn nhận vấn đề lựa chọn mô hình tố tụng trên những cơ sở và quan điểm mang tính thuyết phục với hai bài viết: "Việc lựa chọn mô hình tố tụng trong quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam".
- được đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2010 và bài "Cơ sở lựa chọn mô hình tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam".
- Tiếp đó là các bài viết nghiên cứu về mô hình BLTTHS, cũng đề cập đến vấn đề mô hình tố tụng trên khía cạnh tổng quát, tiêu biểu là PGS.TS.
- Phạm Hồng Hải với bài viết "Mô hình lý luận BLTTHS Việt Nam", Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2003.
- Phúc: "Mô hình tố tụng hình sự hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", tạp chí Khoa học pháp luật, số .
- Nguyễn Thị Thủy - Trưởng phòng Viện Khoa học kiểm sát, VKSND tối cao, "Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp";.
- Bài viết về tố tụng tranh tụng có: Luận văn Thạc sĩ luật học: "Vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự", của Nguyễn Đức Mai, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, năm 1996.
- Luận văn Thạc sĩ luật học: "Thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm", của Nguyễn Hải Ninh, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2003.
- Hoàng Văn Thành, Tòa án nhân dân huyện Thạch Thất, Hà Nội với bài viết "Giải pháp đảm bảo nguyên tắc tố tụng tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay".
- Đề tài nghiên cứu khoa học: "Tranh tụng tại phiên tòa - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn năm 2003".
- Bài viết về mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn được biết đến của tác giả Lương Thị Mỹ Quỳnh: "Tìm hiểu mô hình tố tụng thẩm vấn và những kiến nghị hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam", Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6, 2010, cũng đã đưa ra cách đánh giá về mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn và kiến nghị để hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự ở nước ta..
- Nguyễn Hà Thanh - Vụ pháp luật và cải cách tư pháp, Văn phòng Trung ương Đảng với bài viết "Tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn trong tư pháp hình sự thế giới".
- Đề tài nghiên cứu Lê Tiến Châu ThS.GV Khoa Luật hình sự - Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Tìm hiểu các kiểu (hình thức) tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp luật, số 8, 2002;.
- Bên cạnh đó, trên các trang báo có rất nhiều bài viết về mô hình tố tụng: Nghĩa Nhân Thự (Vietbao.vn), Tố tụng ở Việt Nam là kết hợp xét hỏi với tranh tụng.
- Hướng đến mô hình tố tụng phù hợp thực tiễn, theo phapluatvn.vn ngày 23.9.2011..
- "Tìm hiểu mô hình tố tụng hình sự theo cải cách tư pháp ở Việt Nam", theo Tuvanluatchuyennghiep.com ngày 23.8.2012.
- Hai mô hình tố tụng hình sự đặc trưng trên thế giới, theo luatviet.net.
- trong thực hiện thủ tục tố tụng hình sự, Huy Hoàng baomoi.com;.
- Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về mô hình tố tụng chưa nhiều và chưa có sự phân tích từ lý luận đến thực tiễn để rút ra những nội dung cơ bản mà chúng ta cần tiếp thu từ mô hình tố TTHS tranh tụng và mô hình TTHS thẩm vấn trong việc lựa chọn mô tố tụng hình sự phù hợp với nước ta..
- Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn - Những kinh nghiệm đối với Việt Nam".
- Khi nghiên cứu luận văn, tác giả không tham vọng là nghiên cứu tất cả những vấn đề của mô hình TTHS thẩm vấn và mô hình TTHS tranh tụng mà chỉ nghiên cứu và so sánh giữa hai mô hình từ đó đặt ra và giải quyết trên phương diện lý luận và những cơ sở thực tiễn để nhận thấy một số nội dung ưu việt của hai mô hình từ đó tiếp thu một cách hợp lý vào mô hình TTHS nước ta..
- Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật, những ưu điểm và nhược điểm của mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn, từ đó so.
- sánh giữa hai mô hình tố tụng để tìm ra những đặc tính ưu việt hơn cả nhằm đem lại những kinh nghiệm để hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự ở Việt Nam..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Từ cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm của các nhà Luật gia về mô hình tố tụng, luận văn nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề về mô hình TTHS tranh tụng và mô hình TTHS thẩm vấn, từ đó xây dựng nên nền tảng khoa học của mô hình TTHS ở nước ta..
- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển, từ đó chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của hệ thống mô hình TTHS tranh tụng và mô hình TTHS thẩm vấn..
- Trên cơ sở phân tích, tiến hành so sánh, đối chiếu những ưu điểm, nhược điểm và tính khả thi của hai mô hình tố tụng hình sự đối với thực tiễn tố tụng ở Việt Nam..
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các định hướng và giải pháp đưa ra sự lựa chọn mô hình TTHS phù hợp với tình tình tố tụng nước ta hiện nay..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh việc nghiên cứu, so sánh mô hình TTHS tranh tụng và mô hình TTHS thẩm vấn, kết hợp với việc phân tích đưa ra những ưu và nhược điểm của hai mô hình tố tụng này và việc áp dụng chúng trong thực tiễn xét xử để đưa ra những giải pháp hoàn thiện mô hình TTHS Việt Nam..
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về "Nghiên cứu so sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn - Những kinh nghiệm đối với Việt Nam"..
- Thông qua đó làm sáng tỏ những cơ sở lý luận trong quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc phát huy những ưu điểm của TTHS thẩm vấn và học tập những kinh nghiệm của mô hình TTHS tranh tụng..
- Kết quả nghiên cứu luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu, so sánh về mô hình TTHS tranh tụng và mô hình TTHS thẩm vấn, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới hai mô hình TTHS này đồng thời đưa ra những kinh nghiệm trong việc lựa chọn mô hình TTHS phù hợp với quá trình cải cách tư pháp của nước ta..
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề về mô hình TTHS tranh tụng và mô hình TTHS thẩm vấn, từ đó xây dựng nên nền tảng khoa học của mô hình TTHS ở nước ta..
- Phân tích, so sánh, đối chiếu những ưu điểm, nhược điểm và tính khả thi của hai mô hình tố tụng hình sự đối với thực tiễn tố tụng ở Việt Nam..
- Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan thi hành án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật..
- Chương 1: Nhận thức chung về tố tụng hình sự, tố tụng hình sự tranh tụng và tố tụng hình sự thẩm vấn.
- Chương 2: Tố tụng hình sự Việt Nam phát huy ưu điểm của tố tụng hình sự thẩm vấn và học tập kinh nghiệm của tố tụng hình sự tranh tụng.
- Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.
- Nguyễn Ngọc Chí Việc lựa chọn mô hình tố tụng trong quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam", Nhà nước và pháp luật,(5);.
- Nguyễn Ngọc Chí Cơ sở lựa chọn mô hình tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam", Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề Các cơ quan tư pháp trong Nhà nước pháp quyền;.
- Đỗ Văn Chương Cần phân định rõ thủ tục hành chính với trách nhiệm và quyền hạn tố tụng trong tố tụng hình sự", Kiểm sát, (18-20);.
- Donald Chiasson So sánh pháp luật Tố tụng Hình sự", Kỷ yếu Hội thảo về Tố tụng hình sự, Lâm Đồng;.
- Hương Giang Hướng đến mô hình tố tụng phù hợp thực tiễn”, ngày truy cập tại: http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=5236;.
- Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.
- Phạm Hồng Hải Tiến tới xây dựng tố tụng hình sự Việt Nam theo kiểu tranh tụng", Nhà nước và Pháp luật, (7);.
- Phan Thị Mỹ Hạnh (2004), Nguyên tắc tranh tụng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Tp.
- Nguyễn Thu Hiền (2005), Tố tụng tranh tụng và việc tiếp thu nó trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luât học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;.
- trong thực hiện thủ tục tố tụng hình sự", ngày truy cập tại: http://anhvulaw.com/tu-van-phap-ly-251/nguy-hiem-khi--tuy-nghi-- trong-thuc-hien-thu-tuc-to-tung-hinh-su.html;.
- Nguyễn Đức Mai Vấn đề tranh tụng hình sự", Kỷ yếu “Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam” đề tài khoa học cấp bộ của VKSND tối cao, Hà Nội;.
- Nguyễn Đức Mai (1996), Vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự, Luận văn Thạc sĩ luật học - Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội;.
- Nhà pháp luật Việt - Pháp (1997), Tố tụng hình sự và vai trò của Viện công tố trong tố tụng hình sự, Nxb.
- Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật tố tụng của nước Cộng hòa Pháp, Nxb.
- Nhà pháp luật Việt - Pháp (2002), Một số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh tụng..
- Nguyễn Thái Phúc Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) và nguyên tắc tranh tụng", Nhà nước và Pháp luật, (9);.
- Nguyễn Thái Phúc Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", Khoa học pháp lý, (5);.
- Nguyễn Thái Phúc Vấn đề tranh tụng và tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự theo yêu cầu của cải cách tư pháp", Nhà nước và pháp luật, (8);.
- Lương Thị Mỹ Quỳnh Tìm hiểu mô hình tố tụng thẩm vấn và những kiến nghị hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam", Khoa học pháp lý, (6);.
- Quốc hội (1985), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội;.
- Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội;.
- Hoàng Văn Thành Giải pháp đảm bảo nguyên tắc tố tụng tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay", Tòa án nhân dân, (4);.
- Lê Hữu Thể - Nguyễn Thị Thủy Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp", Kiểm sát, (9);.
- Nghĩa Nhân Thự Tố tụng ở Việt Nam là kết hợp xét hỏi với tranh tụng”, ngày 8/6, truy cập tại: http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/To-tung-o-Viet-Nam-la-ket-hop-xet-hoi-voi- tranh-tung .
- Trần Văn Trung Những quy định về tranh tụng trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi", Kiểm sát, số Chuyên đề tháng 6;.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.
- Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), Thông tin khoa học pháp lý, chuyên đề về: "Tư pháp hình sự so sánh", Hà Nội.