« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- S SỬ Ử D DỤ ỤN NG G H HỢ ỢP P L LÝ Ý T TÀ ÀI I N NG GU UY YÊ ÊN N S SI IN NH H K KH HÍ Í H HẬ ẬU U HU H UY YỆ ỆN N B BA A V VÌ Ì T TH HÀ À NH N H P PH HỐ Ố H HÀ À N NỘ ỘI I.
- S SỬ Ử D DỤ ỤN NG G H HỢ ỢP P L LÝ Ý T TÀ ÀI I N NG GU UY YÊ ÊN N S SI IN NH H K KH HÍ Í HẬ H ẬU U H H UY U YỆ ỆN N B BA A VÌ V Ì T TH H ÀN À NH H P PH H Ố Ố H H À À N NỘ ỘI I.
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Nội dung nghiên cứu.
- TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
- Lịch sử nghiên cứu SKH trên thế giới và ở Việt Nam.
- Các đề tài nghiên cứu về huyện Ba Vì, TP Hà Nội.
- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm khí hậu huyện Ba Vì.
- Điều kiện tự nhiên huyện Ba Vì.
- Thực trạng phát triển du lịch Ba Vì.
- Đặc điểm khí hậu huyện Ba Vì và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người, cho nghỉ dưỡng và phát triển du lịch.
- ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên SKH.
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Error! Bookmark not defined..
- Thành lập bản đồ SKH sức khỏe con người phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng huyện Ba Vì.
- Vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu thành lập bản đồ SKH phục vụ mục đích du lịch và nghỉ dưỡng.
- Hệ chỉ tiêu bản đồ SKH phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng huyện Ba Vì.
- Mô tả các đơn vị SKH huyện Ba Vì.
- Từ vùng thấp lên vùng cao, từ nơi ít mưa đến nơi mưa vừa, mưa nhiều ở huyện Ba Vì có 5 loại SKH sau.
- Đánh giá điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch huyện Ba Vì.
- Đánh giá điều kiện SKH đối với sức khỏe con người và phát triển du lịch huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
- Xác định thời gian hoạt động thích hợp với hoạt động du lịch và mùa vụ du lịch huyện Ba Vì.
- Đề xuất khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên SKH tại các vùng, điểm du lịch thuộc huyện Ba Vì.
- Vườn Quốc Gia Ba Vì.
- Các điểm du lịch thuộc sườn Đông núi Ba Vì.
- Các điểm du lịch thuộc khu vực Hồ Suối Hai và vùng phụ cận.
- Định hướng khai thác tài nguyên SKH huyện Ba Vì phục vụ phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và phát triển kinh tế - xã hội.
- Lựa chọn loại hình du lịch phù hợp và khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch huyện Ba Vì.
- Một số kiến nghị giải pháp chính để khai thác tốt tài nguyên SKH huyện Ba Vì đối với du lịch phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
- Sinh khí hậu (SKH) là môn khoa học liên ngành giữa khí hậu học và sinh thái học, nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu đối với cơ thể sống.
- “SKH người là một bộ phận của SKH nói chung, nhằm nghiên cứu các quá trình tương tác môi trường khí hậu – con người từ các góc độ, từ những mục tiêu kacs nhau, nó là một mảng quan trọng của bộ môn nghiên cứu khí hậu ứng dụng” [7]..
- Trong khoa học du lịch, SKH nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, thời tiết tác động lên cơ thể con người trong các hoạt động du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu, khám phá tự nhiên… Bên cạnh đó, căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi về thời tiết, khí hậu của các loại hình du lịch khác nhau, nghiên cứ SKH chỉ ra từng thời kỳ thuận lợi cho sức khỏe con người, cho từng loại hình du lịch, điều dưỡng cụ thể, ở các vùng cụ thể.
- Nhờ có nó hoạt động du lịch ít bị ảnh hưởng do sự cố thời tiết khí hậu một cách đáng tiếc, kinh tế du lịch thu được lợi nhuận cao..
- Trong thời đại ngày nay bởi tính ứng dụng thực tiễn cao của nó nên SKH đang được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và trên thế giới.
- Nghiên cứu SKH tại một khu vực để đánh giá những ảnh hưởng do khí hậu, thời tiết đến con người, đến cơ cấu.
- cây trồng vật nuôi, đến cấu trúc thảm thực vật và đánh giá việc ứng dụng những lợi thế đó của người dân bản địa đã phù hợp chưa từ đó đề xuất các đặc trưng SKH phục vụ phát triển kinh tế, du lịch và canh tác của người dân địa phương..
- Đến nay, đã có nhiều đề tài và nội dung nghiên cứu và sử dụng hợp lý tài nguyên SKH đối với mục đích phát triển du lịch, phát triển lâm nghiệp…được nhiều nhà khoa học lựa chọn để nghiên cứu, đánh giá và đề xuất sử dụng hợp lý tại một vùng lãnh thổ lớn và đã có hiệu quả thiết thực.
- Tuy nhiên việc đánh giá đặc điểm tài nguyên SKH và đề xuất hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này đối với một vùng lãnh thổ nhỏ với quy mô địa giới hành chính của một huyện đã có nhưng chưa nhiều.
- Thực tế quá trình vận động và phát triển cho thấy bất cứ một sự phát triển nào cũng tuân theo quy luật nhất định, và ngày nay sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp đã và đang đem lại những hậu quả nhất định đối với môi trường làm thay đổi hệ sinh thái, suy thoái tài nguyên….gây ô nhiễm môi trường do đó chủ trương của Đảng và Nhà nước ta luôn định hướng lựa chọn định hướng phát triển bền vững cho nền kinh tế đó là sản xuất phát triển phải đi đôi với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Trong đó sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cảnh quan, khí hậu phục vụ phát triển du lịch từng bước được đề xuất để tận dụng lợi thế và phát triển ngành công nghiệp không khói mang lại nguồn thu lớn cho các địa phương nói riêng và đóng góp lớn vào ngân sách cả nước nói chung..
- Trong đó huyện Ba Vì là một huyện miền núi ở phía Tây thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển du lịch bởi được hội tụ đủ các lợi thế về địa hình, địa mạo…và truyền thống văn hóa Xứ Đoài đậm đà bản sắc.
- Trong những năm qua, mặc dù với áp lực suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng huyện Ba Vì vẫn giữ được vị trí là một trong các huyện có tốc độ phát triển kinh tế ổn định mà không thể không kể đến đóng góp rất lớn từ nhóm ngành dịch vụ - du lịch của huyện..
- Với vị trí địa lý thuận lợi nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam giáp với tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc trên địa phận huyện có dãy núi Ba Vì tạo nên lợi thế cảnh quan và sự phân hóa địa hình hình thành đai khí hậu theo địa hình khác nhau, và sự.
- phân bố thảm thực vật khác nhau do đó VQG Ba Vì có đa dạng sinh học cao.
- Ngoài các đặc điểm về khí hậu, đa dạng sinh học, VQG Ba Vì còn có giá trị văn hóa tâm linh của người Việt Nam với đền thờ Đức Thánh Tản, đền thờ Bác Hồ.
- Xung quanh khu vực VQG Ba Vì có nhiều cảnh quan đẹp Ao Vua, Suối Tiên, Hồ Suối Hai, khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông, các tài nguyên trong lòng đất cũng tạo nên tiềm năng du lịch cho huyện Ba Vì như mỏ khoáng nóng tại xã Thuần Mỹ.
- Nhờ lợi thế về thời tiết, khí hậu nên huyện Ba Vì ngoài những tài nguyên du lịch tự nhiên, trên địa bàn huyện còn có các nguồn tài nguyên du lịch nhân tạo đó là các khu trang trại nuôi trồng các loại cây, con cho các sản phẩm nông sản đã trở thành thương hiệu của huyện Ba Vì như khu dược liệu của Người Dao, chè Ba Trại, sữa Ba Vì, khoai lang Đồng Thái hay các khu Nông trường nay đã được đầu tư thành các khu trang trại phục vụ du lịch nghiên cứu..
- Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Xứ Đoài và đã có nhiều năm công tác tại khu vực, học viên nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch huyện Ba Vì rất lớn đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành.
- Hơn nữa, trên địa giới hành chính Huyện có dãy núi Ba Vì đã tạo nên sự phân hóa địa hình và nét đặc trưng riêng cho khí hậu vùng thủ đô Hà Nội điều này có cơ sở để nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên SKH trên địa bàn huyện.
- Do đó học viên lựa chọn vùng lãnh thổ huyện Ba Vì để nghiên cứu trong Luận văn tốt nghiệp khóa học với đề tài “Nghiên cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”..
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ đặc điểm và vai trò (ảnh hưởng) SKH huyện Ba Vì đối với sức khỏe con người trong các hoạt động sống nói chung và trong các hoạt động kinh tế du lịch, nghỉ dưỡng nói riêng..
- Đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của tài nguyên SKH huyện Ba Vì cho một số loại hình du lịch, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Vì theo hướng sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên của huyện..
- Tổng quan những vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu SKH..
- Làm rõ đặc điểm SKH và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người phục vụ nghỉ dưỡng tại lãnh thổ nghiên cứu huyện Ba Vì..
- Xây dựng bản đồ SKH người nhằm mục đích dân sinh, du lịch và nghỉ dưỡng huyện Ba Vì..
- Phân tích, đánh giá điều kiện SKH phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng tại huyện Ba Vì.
- Từ đó đề xuất, kiến nghị để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này cho phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội huyện nói chung..
- Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên SKH của một vùng lãnh thổ nhỏ với quy mô huyện nhưng có đặc thù phân hóa địa hình, khí hậu.
- Góp phần vào các tài liệu tham khảo để đề xuất định hướng phát triển du lịch huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội theo hướng sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên tại chỗ..
- Lịch sử nghiên cứu SKH trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1.
- Việc nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ cho mục đích du lịch, nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh….được các nhà địa lí, nhà y học, tâm lý học và những người yêu thích thiên nhiên quan tâm.
- Các nhà địa lí Liên Xô đã có các công trình đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí (1973) đã tiến hành nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các địa điểm du lịch (Kadanxkaia, 1972.
- Một số nhà địa lí cảnh quan của trường Đại học Tổng hợp Matxcơva như E.Đ.Xirnova, V.B.Nhefeđova, L.G.Svittrenco đã tiến hành nghiên cứu các vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô trước đây.
- nghiên cứu chúng là một nhiệm vụ quan trọng của địa lí giải trí - một nhánh mới của địa lí tự nhiên..
- Henayno, 1972 cũng đã tiến hành đánh giá và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí du lịch..
- Vacdunx, 1973 đã xác định dung lượng tối ưu khách du lịch cho mỗi cảnh quan tự nhiên và các nhà khoa học Tiệp Khắc đã tiến hành đánh giá và thành lập các bản đồ tài nguyên du lịch cả về tự nhiên cũng như văn hóa, lịch sử (Mariot, 1971.
- Trong vòng hai mươi năm trở lại đây, môn địa lí giải trí hay địa lí du lịch ra đời và đã được sự hưởng ứng rộng rãi của nhiều nhà địa lí trên thế giới với nhiều công trình nổi tiếng của Koliarop, H.Robinson…Nhiều nhà địa lí du lịch đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lí du lịch là các hệ thống lãnh thổ du lịch hoặc thể tổng hợp lãnh thổ du lịch , trong đó cũng đã xác định các điều kiện tự nhiên được khai thác phục vụ mục đích du lịch là các điều kiện để phát triển du lịch như là một thành phần, một phân hệ của hệ thống [2]..
- Cùng với sự khởi sắc của hoạt động du lịch trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỉ XX thì việc nghiên cứu phục vụ du lịch cũng đã có những bước tiến quan trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, trong đó các điều kiện tự nhiên đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình.
- Các công trình này đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản về lý luận cũng như thực tiễn của việc đánh giá riêng biệt các thành phần tự nhiên cũng như đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch.
- Đặc biệt có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam (Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi).
- phân loại khí hậu Kopen và một số ứng dụng trong công tác du lịch (Vũ Bội Kiếm), tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam (Nguyễn Trần Cầu.
- phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch Việt Nam (Lê Thông), đánh giá và khai thác điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì phục vụ mục đích du lịch (Đặng Duy Lợi), cơ.
- sở khoa học cho việc xây dựng tuyến điểm du lịch (Phạm Trung Lương),…và nhiều công trình có giá trị lý luận và thực tiễn.
- Các công trình nghiên cứu về SKH người trên thế giới, đặc biệt là các tác giả Việt Nam như: Đào Ngọc Phong, Trần Việt Liễn, Đặng Kim Nhung, Nguyễn Khanh Vân…Các tác giả với kết quả nghiên cứu của mình đã thành lập được bản đồ SKH các vùng miền trên cả nước, từ đó đề xuất định hướng khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên SKH này cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng, phục vụ cho phát triển lâm nghiệp, canh tác… phục vụ phát triển kinh tế, du lịch cho các vùng, miền góp phần đề xuất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát huy lợi thế của các vùng lãnh thổ..
- Đối với thành phố Hà Nội nói chung và huyện Ba Vì nói riêng đã có các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất hợp lý, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong đó quan tâm và ưu tiên phát triển du lịch huyện Ba Vì song nghiên cứu SKH để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này là hướng mới mẻ.
- Đề tài nhằm góp phần hoàn thiện hơn việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên đặc biệt là điều kiện SKH cho mục đích du lịch, cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội nói chung và huyện Ba Vì nói riêng..
- Trong chiến lược phát triển thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì, thì định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững luôn được quan tâm.
- (trong đó đối với huyện Ba Vì chủ yếu là phát triển du lịch cảnh quan, nghỉ dưỡng… để phát triển được loại hình du lịch này yếu tố SKH vô cùng quan trọng)..
- Nghị quyết số 09 - NQ/HU ngày 31/3/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ba Vì về phát triển du lịch huyện Ba Vì giai đoạn và phương hướng nhiệm vụ các năm tiếp theo..
- Kế hoạch số 81/KH - UBND của UBND huyện Ba Vì về phát triển du lịch huyện Ba Vì giai đoạn .
- Tháng 2 năm 2014, Bộ văn hóa thể thao và du lịch đã có văn bản chấp thuận cho UBND thành phố Hà Nội xây dựng quy hoạch phát triển khu vực Ba Vì - Suối Hai thành hai khu du lịch Quốc gia đến năm 2020, định hướng đến 2030..
- Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì đến năm 2030..
- Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến 2030..
- Các kế hoạch, chương trình quảng bá du lịch hàng năm của huyện..
- Phạm Văn Công (2008), Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu, đánh giá điều kiện SKH đối với sức khỏe con người và phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc”.
- Trần Việt Liễn (1993), Khí hậu với vấn đề tổ chức lao động, nghỉ ngơi và du lịch trên lãnh thổ Việt Nam, Tổng luận Tổng cục Khí tượng Thủy văn Hà Nội..
- Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2013), Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội..
- Trần Văn Thụy, Bản đồ đa dạng hệ sinh thái vùng Ba Vì - Sơn Tây..
- TT Khí tượng thủy văn quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường..
- UBND huyện Ba Vì - Phòng Kinh tế (2014), Báo cáo “Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2013”..
- UBND huyện Ba Vì (2015), Báo cáo “Tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì nhiệm kỳ .
- UBND huyện Ba Vì, Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Vì đến năm 2020”..
- UBND thành phố Hà Nội, Báo cáo “Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030”..
- Nguyễn Khanh Vân (1993), Sử dụng hợp lý tài nguyên SKH cho phát triển sản xuất và cho dân sinh, du lịch vùng hồ Hòa Bình, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, T.
- Hà Nội..
- Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền (2000), Nghiên cứu SKH người phục vụ dân sinh, du lịch và nghỉ dưỡng ở Việt Nam.
- Nguyễn Khanh Vân, Đỗ Thị Vân Hương (2013), Nghiên cứu phân loại SKH thảm thực vật tự nhiên vùng Đông Bắc Việt Nam phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, Kỷ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ 7 thành phố Thái Nguyên .
- Phạm Thế Vĩnh (2008), Phân tích sơ bộ những điều kiện địa lý cảnh quan phục vụ Quy hoạch vành đai cung cấp sản phẩm tự nhiên vùng đệm xung quanh núi Ba Vì.