« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KHOAI NGỌT (DIOSCOREA ALATA) LÀM THỨC ĂN CHO CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KHOAI NGỌT (DIOSCOREA ALATA) LÀM THỨC ĂN CHO CÁ TRA.
- Thí nghiệm đánh giá khả năng sử dụng khoai ngọt (Dioscorea alata) được tiến hành trên cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống có khối lượng trung bình 18-20g/con.
- Kết quả nghiên cứu thí nghiện 1, cho thấy độ tiêu hóa chung (ADCdm), độ tiêu hóa protein (ADCcp) và độ tiêu hóa năng lượng (ADC E ) từ khoai ngọt của cá tra lần lượt là và 50.8%) tương đương với nguyên liệu là cám của cá tra .
- Thí nghiệm 2 gồm 5 nghiệm thức thức ăn có cùng mức protein (35%) và năng lượng (4,7 Kcal/g),với lượng khoai ngọt thay thế cho lượng cám trong công thức thức ăn lần lượt là và 100%.
- Kết quả lượng khoai ngọt trong công thức thức ăn cho cá tra 25% (tương ứng thay thế 50% nguồn carbohydart trong công thức ) đảm bảo cho cá tăng trưởng và có chất lượng tốt..
- Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài được nuôi rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng đạt hơn một triệu tấn trong năm 2007 (Bộ NN và PTNN, 2008).
- (2004) trong các điều kiện nuôi nói chung, thức ăn chiếm từ 50%- 80% tổng chi phí có vai trò quyết định đến tăng trưởng và năng suất cá nuôi.
- Đặc biệt với chiều hướng thâm canh hóa, quy mô và diện tích nuôi cá tra ngày càng được mở rộng thì chất lượng và giá thành thức ăn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất.
- được sử dụng chế biến thức ăn nuôi cá tra hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu long là bột mì lát, tấm, cám sấy, cám gạo, bột cá, cá tạp… Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc thực vật thay thế động vật trong chế biến thức ăn nuôi cá ở một mức độ nhất định có thể làm giảm chi phí thức ăn mà vẫn đảm bảo sự tăng trưởng tốt của cá.
- Trong công thức thức ăn cho cá nguồn nguyên liệu cung cấp carbohydrat chủ yếu là cám, bột mì lát.
- Tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới nhằm thay thế nguồn cung cấp năng lượng, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, giảm giá thành sản xuất và nâng cao lợi nhuận là một trong những xu hướng phát triển của ngành công nghiệp chế biến thức ăn nuôi cá.
- Cây khoai ngọt có ưu điểm là thích nghi được ở những vùng đất cát, chua, phèn… cho năng suất cao, một gốc khoai có thể đạt 1,5 – 4,5 kg củ (Vũ Linh Chi et al., 2005).
- Khoai ngọt có chứa hàm lượng tinh bột và protein thô khá cao, cùng với các loại khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể con người cũng như động vật thủy sản (Bo Gohl, 1993).
- Hiện tại, ở Việt Nam chưa có công bố đầy đủ về sự có mặt của khoai ngọt trong thành phần thức ăn cho đối tượng thủy sản..
- Vì thế nghiên cứu khả năng sử dụng khoai ngọt làm thức ăn cho cá tra vừa nhằm mục đích đa dạng hóa nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn cho cá, đồng thời tạo đầu ra cho củ khoai ngọt ở vùng đất nhiễm phèn..
- 2.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng tiêu hoá khoai ngọt, cám và bột mì lát của cá tra.
- Thí nghiệm được tiến hành với 4 nghiệm thức thức ăn khác nhau bao gồm thức ăn đối chứng được phối trộn 1% chất đánh dấu Cr 2 O 3 để xác định độ tiêu hoá và 3 nghiệm thức thức ăn xác định độ tiêu hóa của nguyên liệu thay thế là bột mì lát, cám sấy hoặc khoai ngọt.
- Thức ăn xác định độ tiêu hoá nguyên liệu được phối chế với tỉ lệ: 70% thành phần đối chứng và 30% thành phần nguyên liệu thay thế (Bảng 1)..
- Bảng 1: Tỷ lệ thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm.
- Đối chứng Cám sấy Khoai ngọt Mì lát.
- Khoai ngọt .
- Cá thí nghiệm (khối lượng 100- 120g/con) được thả với mật độ là 20 con/bể và được cho ăn thức ăn thí nghiệm mỗi ngày một lần.
- thứ 8 sau khi cho ăn thức ăn thí nghiệm và thu liên tục trong 3 ngày.
- Trước khi thu phân, thay toàn bộ nước trong bể để loại bỏ thức ăn thừa..
- Thức ăn thí nghiệm, phân cá được phân tích hàm lượng Cr 2 O 3, protein và năng lượng (theo phương pháp của AOAC, 2000) để xác định độ tiêu hóa của nguyên liệu.
- 2.2 Thí nghiệm 2: Khả năng sử dụng khoai ngọt làm thức ăn cho cá Tra Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức thức ăn có cùng mức protein (35.
- Trong đó nghiệm thức đối chứng với nguồn cung cấp chất bột đường là cám và bột mì lát, không có khoai ngọt.
- Trong các nghiệm thức còn lại khoai ngọt được sử dụng thay thế nguồn cung cấp chất bột đường với mức độ thay thay thế và 100% so với thức ăn đối chứng.
- Công thức thức ăn thí nghiệm được trình bày trong Bảng 2.
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần.
- Bảng 2: Công thức và thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm 2.
- Premix-Vitamin-khoáng Thành phần hoá học của thức ăn.
- Ghi chú: 0% KN: nghiệm thức đối chứng không có khoai ngọt (0% khoai ngọt) 25% KN: khoai ngọt thay thế 25% nguyên liệu cung cấp carbohydrat..
- 50% KN: khoai ngọt thay thế 50% nguyên liệu cung cấp carbohydrat..
- 75% KN: khoai ngọt thay thế 75% nguyên liệu cung cấp carbohydrat..
- 100% KN: khoai ngọt thay thế 100% nguyên liệu cung cấp carbohydrat..
- Lượng thức ăn sử dụng được ghi nhận hàng ngày.
- Thí nghiệm được thực hiện trong 50 ngày.
- C, hàm lượng oxy giữa các nghiệm thức từ mg/L, và giá trị pH dao động trong khoảng 7,9 - 8,1..
- Các chỉ tiêu về ẩm độ, protein, lipid, tro, xơ và chất bột đường của thức ăn thí nghiệm được xác định theo phương pháp của AOAC (2000), năng lượng được đo bằng máy calorimeter, và Cr 2 O 3 được xác định theo phương pháp của Furukawa và Tsukahara (1966)..
- Số lượng cá còn lại sau khi kết thúc thí nghiệm và lượng thức ăn cung cấp được sử dụng để tính toán tỷ lệ sống (SR), và hệ số thức ăn (FCR).Tất cả số liệu được tính toán trên Excel và được xử lý thống kê bằng chương trình Statistica.
- Trung bình giữa các nghiệm thức được phân tích bằng ANOVA và phép thử DUCAN với mức ý nghĩa 0,05..
- 3.1 So sánh khả năng tiêu hoá khoai ngọt, cám sấy và bột mì lát của cá tra Kết quả phân tích cho thấy hệ số tiêu hóa chung, tiêu hóa protein và tiêu hóa năng lượng của cám sấy và khoai ngọt khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Hệ số tiêu hóa mì lát của cá tra là cao nhất (85,43%) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với độ tiêu hóa của cám sấy và khoai ngọt.
- Hệ số tiêu hóa protein của khoai ngọt và cám sấy đều cao hơn của mì lát (41,18%)..
- Bảng 3: Hệ số tiêu hóa cám sấy, khoai ngọt và mì lát của cá tra.
- Chỉ tiêu Cám sấy Khoai ngọt Mì lát.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy hệ số tiêu hóa protein khoai ngọt của cá tra (79,78%) tương đương với kết quả nghiên cứu của độ tiêu hóa protein khoai ngọt của cá rô phi (78,3%) (Trần Lê Cẩm Tú, 2008).
- Hệ số tiêu hóa năng lượng khoai ngọt của cá tra (58,8%) thấp hơn kết quả thí nghiệm trên cá rô phi (75,6%) (Trần Lê Cẩm Tú et al., 2008).
- Tuy nhiên, nếu so với độ tiêu hóa năng lượng khoai ngọt và cám sấy thì độ tiêu hóa năng lượng mì lát (85,46%) cao hơn nhiều và sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Kết quả thí nghiệm cho thấy cá tra có khả năng tiêu hóa khoai ngọt tương đương với cám sấy và nguồn nguyên liệu này có thể dùng để phối chế công thức thức ăn cho cá tra..
- 3.2 Khả năng sử dụng khoai ngọt làm thức ăn cho cá Tra 3.2.1 Tỉ lệ sống.
- Tỷ lệ sống của cá tra trong các nghiệm thức thí nghiệm dao động từ 98,3% đến 100%.
- Trong suốt quá trình thí nghiệm cá không bị nhiễm bệnh do đó tỷ lệ sống của các nghiệm thức là rất cao và sự sai khác giữa các nghiệm thức thì không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Điều này cho thấy thức ăn có hàm lượng khoai ngọt khác nhau thì không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá..
- 3.2.2 Sinh trưởng và hệ số thức ăn.
- Sau 50 ngày thí nghiệm khối lượng trung bình của cá ở các nghiệm thức đạt từ g/con và sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Tăng trọng (WG) của cá tra đạt cao nhất ở nghiệm thức sử dụng 75% khoai ngọt thay thế nguồn cung cấp chất bột đường, thấp nhất ở nghiệm thức thay thế bằng 100% khoai ngọt..
- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của các nghiệm thức dao động từ g/ngày.
- Trong đó thấp nhất là nghiệm thức thay thế 100% khoai ngọt (0,33 g/ngày) khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
- DWG của cá cao nhất ở nghiệm thức thay thế 75% khoai ngọt (0,57 g/ngày), khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức thay thế 25% và 50% khoai ngọt (p>0,05)..
- Bảng 4: Sinh trưởng của cá Tra sử dụng thức ăn có lượng khoai ngọt khác nhau.
- Nghiệm thức Wi (g) Wf (g) WG (g) DWG.
- Sinh trưởng của cá ở nghiệm thức không có khoai ngọt (0%) chậm hơn so với các nghiệm thức thay thế từ 25.
- 75% khoai ngọt, điều này có lẽ do hàm lượng xơ trong thức ăn này (10,9%) cao hơn so với các nghiệm thức có khoai ngọt và độ tiêu hoá của khoai ngọt tốt hơn so với cám sấy.
- (2004) hàm lượng xơ trong thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến độ tiêu hoá của động vật thủy sản.
- Chất xơ có tác dụng gia tăng tốc độ thức ăn qua đường tiêu hoá nên có tác dụng làm tăng lượng thức ăn động vật thủy sản ăn vào tuy nhiên hàm lượng xơ trong thức ăn cao sẽ làm giảm độ tiêu hoá thức ăn, động vật thủy sản sinh trưởng chậm.
- Nghiệm thức 100% khoai ngọt tăng trưởng thấp hơn so với các nghiệm thức có khoai ngọt khác có thể do hàm lượng chất bột đường trong thức ăn quá cao (47,2%) đã ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cá tra.
- Dựa vào kết quả tổng hợp được từ nhiều công trình nghiên cứu, Shimeno (1985) đã kết luận rằng thành phần chất bột đường nhiều trong thức ăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của cá không những đối với chính sự tiêu hóa chất bột đường mà còn làm giảm sự tiêu hóa protein..
- Hệ số FCR trong các nghiệm thức thí nghiệm dao động trong khoảng .
- FCR ở nghiệm thức thay thế 50% khoai ngọt là thấp nhất (2,20) kế đến là nghiệm thức thay thế 75% khoai ngọt (2,22) và sự khác biệt giữa 2 nghiệm thức này thì không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Như vậy cá tra thí nghiệm có sự tăng trưởng nhanh và có hệ số thức ăn tốt nhất trong các nghiệm thức thay thế từ 50% đến 75% cám sấy bằng khoai ngọt..
- Hàm lượng protein trong cơ thể cá ở các nghiệm thức dao động trong khoảng .
- cao nhất ở nghiệm thức thay thế 50% khoai ngọt và thấp nhất ở nghiệm thức thay thế 75% khoai ngọt và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)..
- Hàm lượng chất béo khi thay thế lượng khoai ngọt ở mức và 100%.
- Ở nghiệm thức có sinh trưởng tốt nhất (thay thế 75% bằng khoai ngọt) thì hàm lượng chất protein thấp nhất nhưng hàm lượng chất béo cao nhất so với các nghiệm thức còn lại..
- (2004), các loài cá có xu hướng tích lũy mỡ nhiều hơn khi cho ăn thức ăn có hàm lượng chất bột đường cao.
- Từ kết quả phân tích thành phần hóa học của thức ăn trong thí nghiệm 2 thì hàm lượng chất bột đường tăng dần theo mức tăng hàm lượng khoai ngọt trong công thức thức ăn.
- Vì thế ở các nghiệm thức sau thí nghiệm, hàm lượng chất béo của cá tăng dần thấp nhất ở nghiệm thức 0% khoai ngọt (26,7.
- cao nhất ở nghiệm thức 75%.
- khoai ngọt (33,3%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Kết quả này cũng giống với kết quả nghiên cứu của Hải Đăng Phương (2006), khi sử dụng cám sấy làm thức ăn thì hàm lượng chất béo trong cơ thể cá tra cao hơn so với việc sử dụng cám đã li trích dầu..
- Kết quả khảo sát bằng cảm quan của 10 người quan sát philê cá sau thí nghiệm cho thấy màu sắc cơ thịt cá philê của các nghiệm thức có sử dụng khoai ngọt không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng.
- Điều này khẳng định sau 50 ngày sử dụng khoai ngọt tím nhạt làm thức ăn cho cá tra không phát hiện thấy sự ảnh hưởng của thức ăn đến màu sắc cơ thịt của cá.
- Giá thành thức ăn ở các nghiệm thức tăng dần theo mức tăng hàm lượng khoai ngọt trong công thức thức ăn và dao động trong khoảng đồng/kg.
- Chi phí thức ăn cho 1 kg cá ở các nghiệm thức thay thế 25 đến 75% khoai ngọt thấp.
- hơn nghiệm thức 0% (19.889đồng/kg) và nghiệm thức thay thế 100% khoai ngọt (29.726đ/kg)..
- Bảng 6: Chi phí thức ăn của các nghiệm thức thí nghiệm.
- Nghiệm thức Chi phí thức ăn (đồng/kg) Chi phí thức ăn/kg cá tăng trọng (đồng/kg).
- Nhìn chung giá thành thức ăn trong thí nghiệm này vẫn còn khá cao do giá thức ăn tính trên nguyên liệu thí nghiệm.
- Trong thực tế sản xuất có thể phối trộn cám với các thành phần khác như tấm, bột mì, cá tạp… như vậy chi phí thức ăn sẽ giảm đáng kể.
- Tuy nhiên thí nghiệm đã so sánh được hiệu quả kinh tế khi sử dụng các mức thay thế khoai ngọt khác nhau trong công thức thức ăn..
- Kết quả về sinh trưởng, hệ số thức ăn và giá thành cho thấy cá sinh trưởng tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn khi thay thế nguồn cung cấp nguồn carbohydrat bằng 50% và 75% khoai ngọt trong công thức thức ăn.
- Tuy nhiên, chất lượng cá ở mức thay thế 50% khoai ngọt (tương ứng với 25% khoai ngọt trong thành phần thức ăn) có hàm lượng protein cao hơn và hàm lượng lipid thấp hơn các mức thay thế khác..
- Vì vậy, nên chọn mức thay thế 50% khoai ngọt (tương ứng với 25% khoai ngọt trong thành phần thức ăn) để ứng dụng vào thực tế sản xuất ở quy mô nông hộ..
- Thức ăn gia súc nhiệt đới.
- Đánh giá khả năng sử dụng cám gạo ly trích dầu làm thức ăn cho cá Tra.
- Đánh giá khả năng sử dụng khoai ngọt (Dioscorea Alata) làm thức an cho cá rô phi (Oreochromis niloticus).
- 2006.Đánh giá khả năng sử dụng cám gạo ly trích dầu làm thức ăn cho cá.
- Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản